Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

What is deflation, how is it different from disinflation?

What is deflation and how is it different from disinflation?
Lai Tran Mai: Hồi đầu tháng 3/2015, tôi có vào trang của TS Phan Minh Ngọc, viết 1 bình luận. Lâu rồi mới xem lại, thấy có điểm tôi và anh đều chưa rõ nên vào google để kiểm tra lại. Dưới đây là phân biệt lạm phát, thiểu phát và giảm phát của trường Đại học Công nghệ Massachusetts Hoa Kỳ:
The MIT Dictionary of Modern Economics defines deflation (thiểu phát) as “A sustained fall in the general price level.”1 Deflation represents the opposite of inflation (lạm phát), which is defined as an increase in the overall price level over a period of time. In contrast, disinflation (giảm phát) represents a period when the inflation rate is positive, but declining over time.

Deflation, inflation, and disinflation represent different behavior of the price level. The price level is commonly measured using either a Gross Domestic Product Deflator (GDP Deflator) or a Consumer Price Index (CPI) indicator. The GDP Deflator is a broad index of inflation in the economy; the CPI Index measures changes in the price level of a broad basket of consumer products. The Chart shows the monthly percentage change in the CPI (all urban consumers, all items) over the prior 12-month period, and includes periods of deflation, inflation, and disinflation in consumer prices.

Two brief periods, the first from approximately mid-1949 to mid-1950, and the second, approximately from the fall of 1954 to the summer of 1955, shown in Chart, indicate brief periods of deflation in the consumer price index. Other than these two brief periods, the CPI Index shows inflation in consumer prices over nearly the entire 1947 to 1999 period. The period from mid-1980 to mid-1983 indicates a period of disinflation, a period when the rate of inflation was declining from month to month.

Periods of deflation typically are associated with downturns in the economy. The two temporary periods of deflation corresponded to recessions in the U.S. economy. However, periods of deflation need not be as short as these two brief episodes in the 1950s. During the Great Depression of the 1930s the nation experienced a long period of deflation. As noted by Samuelson and Nordhaus (1998), “Sustained deflations, in which prices fall steadily over a period of several years, are associated with depressions, such as occurred in the 1930s or the 1890s.”2

References

1. Pearce, David W., editor. The MIT Dictionary of Modern Economics. 1992. MIT University Press.
2. Samuelson, Paul A., and William D. Nordhaus. Economics. 1998. The McGraw-Hill Companies.
Download PDF (pdf, 8.51 kb)


Nguồn: http://www.frbsf.org/education/publications/doctor-econ/1999/september/deflation-disinflation-causes


6 comments:

  1. Chúc mừng năm mới a Ngọc và toàn thể gia đình. Năm mới an lành và nhiều may mắn. Tôi đã về sống và làm việc ở VN, vợ và các con vẫn bên Thụy Sĩ.

    Anh Ngọc viết rất đúng. Hiện nay đa phần các quan chức cũng hiểu ra. Sau nhiều cú cứ làm bừa dẫn tới khủng hoảng lạm phát liên tục, mất uy tín nên giờ họ cũng sợ; sắp đại hội Đảng các cấp nữa nên không ai dám làm liều, tốt nhất là ngồi chơi cho qua năm đại hội.

    Lạm phát do tiền tệ xảy ra khi hầu như tất cả các nhóm hàng đều liên tục tăng giá. Nhưng lạm phát do cầu kéo hay chi phí đẩy có thể xảy ra do sự tăng liên tục nhu cầu hay chi phí của một vài nhóm hàng. Tương tự, thiểu phát do cầu giảm hay chi phí giảm có thể xảy ra do sự giảm liên tục nhu cầu hay chi phí của một vài nhóm hàng.

    Ở VN vừa qua giảm phát là do tăng cung đi kèm giảm chi phí (giá xăng dầu), không có yếu tố giảm cầu (nhưng cầu vẫn trì trệ từ 2 năm nay).

    Tôi vẫn nghĩ lạm phát là thời kỳ mặt bằng giá liên tục tăng lên, chưa thấy hoặc đã xuất hiện xu thế tăng chậm lại nhưng chưa rõ, ví dụ quý này 10%, quý tới 6%, quý tiếp nữa 9%...
    Còn giảm phát là thời kỳ tốc độ lạm phát giảm dần, ví dụ quý này 10%, quý tới 9%, quý tiếp nữa 7%...
    Và thiểu phát là thời kỳ mặt bằng giá liên tục giảm xuống, quý sau thấp hơn quý trước (chỉ số giá âm).
    Có lẽ tôi hiểu sai ? Dùng từ bây giờ khác thời trước ?

    Replies




    1. Úi, sao anh không ở lại luôn với vợ con mà về làm gì? Dù sao cũng chúc mừng anh đã về quê mẹ sống, chứ không như tôi, chưa biết đến bao giờ.

      Về khái niệm lạm phát, giảm phát và thiểu phát, tôi nghĩ là lạm phát chỉ là hiện tượng giá cả nói chung tăng lên, kỳ này so với cùng kỳ của năm trước. Nên dù giá chỉ tăng 1%, 2% yoy thì cũng gọi là lạm phát.

      Còn giảm phát thì ngược lại, ví dụ, tăng -1%, -2% yoy (tức giá cả giảm 1%, 2% yoy).

      Riêng về thiểu phát, đó là giảm phát và phải đi kèm với tình trạng GDP tăng trưởng âm, chẳng hạn liên tục trong 2 quý yoy (có lẽ gần với khái niệm suy thoái hơn). Không có tăng trưởng GDP âm thì không gọi là thiểu phát, mà chỉ gọi là giảm phát thôi.

      Hiện tượng anh nói, giảm phát giảm dần trong các quý, tôi không biết tiếng Việt gọi là gì, dịch từ đâu, nhưng theo tôi thì đó vẫn chỉ là lạm phát (thuần túy), và thông thường người ta kèm thêm những từ như falling inflation, slowing inflation để diễn tả tình trạng mức độ gia tăng lạm phát đang giảm đi. Cũng có nơi dùng từ deinflation và có người (như anh) dịch là giảm phát, nhưng nói thật là đọc sách báo, tôi hầu như không thấy từ disinflation được dùng, mà chỉ chủ yếu là inflation và deflation, rồi thì recession, stagflation.
    2. đính chính: disinflation chứ không phải là deinflation.
  2. Em thì cũng hiểu disinflation là falling inflation, nghĩa là "the inflation rate is positive, but declining over time" nhưng không hiểu dịch ra tiếng Việt là gì?
    Reply

4 nhận xét:

  1. Tôi nghĩ miễn là chúng ta hiểu đúng nghĩa bằng tiếng Anh với 2 từ deflation and inflation. Còn tiếng Việt thì thực ra không có từ tương đương, mà phải vay mượn từ Hán Việt để diễn giải. Để đối chiếu, tôi kiểm tra 2 từ này bằng tiếng Nhật (cũng dùng Hán tự) nhưng họ lại phiên âm inflation và deflation ra tiếng Nhật chứ không tìm nghĩa tương đương bằng chữ Hán. Suy ra, hoặc người đi trước đã không dùng đúng, hay chỉ mượn tạm 2 từ lạm phát và giảm phát/thiểu phát để mô tả inflation và deflation, hoặc cách dùng phổ biến hiện nay "giảm phát" cho deflation đã trở nên chuẩn mực, cũng giống như trường hợp tiếng Nhật, từ phiên âm đã thành chuẩn mực (nói thật là tôi không hiểu được nghĩa Hán Việt của từ giảm phát và thiểu phát, kể cả lạm phát, mặc dù tôi có học chữ Hán qua tiếng Nhật).

    Riêng về từ disinflation thì tôi nghĩ không cần phải dùng từ Hán Việt (như anh dùng là giảm phát) để minh họa vì có thể dùng từ thuần việt là "lạm phát giảm". Ví dụ câu "2000-05 was a disinflation period" thì hoàn toàn có thể dịch một cách sáng nghĩa thành "2000-05 là một giai đoạn lạm phát giảm", mà không cần phải bận tâm đó là thiểu phát hay giảm phát.

    Trả lờiXóa
  2. À quên, giờ tôi mới đọc tin thân phụ anh mất. Xin thành thật chia buồn cùng anh và gia đình.

    Trả lờiXóa
  3. Cám ơn anh Ngọc rất nhiều. Cách dịch của anh disinflation thành "lạm phát giảm" cũng được, nhưng đó là kiểu dịch "từ sang từ" , tức "mot à mot" hay "word for word", của những người dốt ngôn ngữ. Còn nếu dịch được chỉ bằng 1-2 từ thì vẫn hay hơn, và cũng là cách để phát triển Việt ngữ. Theo tôi nên chọn 1 trong 2 cách dịch: "thiểu phát hoặc giảm phát", và đưa vào từ điển thành cách dịch chính thống.
    Tôi vào từ điển tiếng Việt, http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/
    tiếng Anh disinflation được dịch theo 2 nghĩa: 1) sự giải lạm phát ; 2) (Econ) Quá trình giảm lạm phát.
    deflation cũng được dịch thành: 1) (tài chính) sự giải lạm phát; 2) (Econ) Giảm phát.

    Trả lờiXóa
  4. Thế thì tôi nghĩ là trường hợp deflation là ổn rồi, không còn vấn đề gì nữa (dịch ra là giảm phát). Còn disinflation nếu dịch là thiểu phát thì tôi e là dễ misleading (ít nhất thì với những người như tôi thiểu phát có nghĩa tiêu cực hơn nhiều so với inflation ở cái nghĩa là falling inflation như tôi đã nói ở trên).

    Bản thân từ điển mà anh trích dẫn cũng không lấy từ thiểu phát hay giảm phát để làm nghĩa tương đương cho disinflation. Nên suy ra cứ dịch "lạm phát giảm" như tôi là an toàn và vẫn sáng nghĩa, còn hơn cả cách dùng trong từ điển, "giải lạm phát", nghe rất lạ tai và rắc rối.

    Trả lờiXóa