TQ chống tham nhũng: Dân không còn muốn làm công chức
Công chức Trung Quốc đang tìm cách chuyển ngành. Từ cuối tháng 2/2015 vừa qua, hơn 10.000 công chức đã gửi hồ sơ tìm việc lên một trong những trang web lớn nhất có trụ sở tại Bắc Kinh. Không chỉ do lương công chức thấp, mà còn do chính quyền Trung Quốc đang ráo riết làm sạch nạn tham nhũng. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Heike Schmidt, gửi về bài tường trình :Giới trẻ mới ra trường không thích đi làm cho công sở hành chính. Nhiều trường đào tạo công chức đóng cửa do thiếu học viên - REUTERS
« Công chức Trung Quốc muốn chuyển sang làm việc cho lĩnh vực tư nhân. Từ Tết Nguyên đán cuối Tháng Hai vừa qua, thời điểm tốt nhất trong năm để tìm việc làm mới tại Trung Quốc, hơn 10.000 công chức đã đăng hồ sơ tìm việc của mình lên trang Zhaopin.com, một trong những trang web tìm việc lớn nhất có trụ sở tại Bắc Kinh.
Con số này tăng 30% so với năm ngoái. Và lần đầu tiên, số lượng công chức giữ vị trí hàng đầu trên danh sách người tìm việc. Các nhân viên Nhà nước quan tâm chủ yếu tới việc làm trong lĩnh vực thương mại điện tử, văn phòng môi giới bất động sản hay ngân hàng.
Một trong những nguyên nhân chính của việc từ bỏ lĩnh vực công là chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực hiện từ hai năm nay. Không còn cảnh xe công vụ, thảm đỏ và các buổi họp làm việc tại các khách sạn sang trọng, cũng không còn chuyện nhận hối lộ hay những lời mời tới các sân golf, nhân viên phục vụ Nhà nước Trung Quốc phải làm gương.
Chế độ này không được lòng mọi người. Giới trẻ mới tốt nghiệp tìm cách lập nghiệp ở nơi khác. Năm 2010, có khoảng 1,6 triệu thanh niên nộp hồ sơ ứng viên cho 16.000 chỗ làm. Năm 2014, chỉ còn 1,4 triệu cho 22 000 chỗ làm trong lĩnh vực hành chính. Rất nhiều trường đào tạo công chức đã phải đóng cửa do thiếu học viên.
Dưới thời Mao Trạch Đông, người ta thường nói tới « bát cơm sắt » : Ý muốn nói trở thành công chức là mơ ước thành đạt của hàng triệu người Trung Quốc. Có bảo hiểm y tế, có lương hưu, dù là một công việc không có lương cao nhưng « có tiếng » trong giới trẻ.
Nhưng những cải cách hệ thống hưu trí và bảo hiểm xã hội trong thời gian gần đây không còn thu hút được nhiều người. Dù cách đây vài tháng, chính quyền đã không hạn chế tăng lương, giúp thu nhập đạt mức cao nhất từ năm 2006, tuy nhiên, thu nhập của công chức vẫn còn thấp hơn nhiều so với lĩnh vực tư nhân. »
Thu Hằng
(RFI)
Con số này tăng 30% so với năm ngoái. Và lần đầu tiên, số lượng công chức giữ vị trí hàng đầu trên danh sách người tìm việc. Các nhân viên Nhà nước quan tâm chủ yếu tới việc làm trong lĩnh vực thương mại điện tử, văn phòng môi giới bất động sản hay ngân hàng.
Một trong những nguyên nhân chính của việc từ bỏ lĩnh vực công là chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực hiện từ hai năm nay. Không còn cảnh xe công vụ, thảm đỏ và các buổi họp làm việc tại các khách sạn sang trọng, cũng không còn chuyện nhận hối lộ hay những lời mời tới các sân golf, nhân viên phục vụ Nhà nước Trung Quốc phải làm gương.
Chế độ này không được lòng mọi người. Giới trẻ mới tốt nghiệp tìm cách lập nghiệp ở nơi khác. Năm 2010, có khoảng 1,6 triệu thanh niên nộp hồ sơ ứng viên cho 16.000 chỗ làm. Năm 2014, chỉ còn 1,4 triệu cho 22 000 chỗ làm trong lĩnh vực hành chính. Rất nhiều trường đào tạo công chức đã phải đóng cửa do thiếu học viên.
Dưới thời Mao Trạch Đông, người ta thường nói tới « bát cơm sắt » : Ý muốn nói trở thành công chức là mơ ước thành đạt của hàng triệu người Trung Quốc. Có bảo hiểm y tế, có lương hưu, dù là một công việc không có lương cao nhưng « có tiếng » trong giới trẻ.
Nhưng những cải cách hệ thống hưu trí và bảo hiểm xã hội trong thời gian gần đây không còn thu hút được nhiều người. Dù cách đây vài tháng, chính quyền đã không hạn chế tăng lương, giúp thu nhập đạt mức cao nhất từ năm 2006, tuy nhiên, thu nhập của công chức vẫn còn thấp hơn nhiều so với lĩnh vực tư nhân. »
Thu Hằng
(RFI)
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150408-trung-quoc-chong-tham-nhung-dan-khong-con-muon-lam-cong-chuc/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét