Tôi, chủ Blog này, Lê Việt Đức, đang bị Ngân hàng SCB và Manulife phối hợp lừa đảo chiếm đoạt tiền bằng hợp đồng số 2952746922. Tôi đóng tiền cho SCB để tiết kiệm - đầu tư nhưng chúng biến tiền đó thành mua bảo hiểm của Manulife. Đến nay chúng vẫn nhất định không trả. Nếu chúng vẫn không trả, tôi sẽ tố cáo các sai phạm, lừa đảo của nhóm lợi ích SCB và Manulife lên trang này và FB cá nhân của tôi. Mong các bạn theo dõi và loan tin cho nhân dân VN ở khắp nơi trên thế giới biết để tẩy chay chúng.
Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015
Hãy để 30/4 như một ngày bình thường
Hãy để 30/4 như một ngày bình thường
Johnny Phạm Ngày 30/4 được tác giả liên hệ với những ký ức trong gia đình, lớp người đi trước, bạn bè và bản thân thuộc thế hệ 9X. Tôi sinh ra và lớn lên sau gần 20 năm đất nước được “giải phóng”. Hầu như chỉ nghe bà nội kể và nhà trường rao giảng: “30/4 là ngày giải phóng đất nước khỏi Đế quốc Mỹ xâm lược”. Thế nhưng nhiều người mà tôi tiếp xúc lại có cái nhìn khác về cái ngày này. Sinh trưởng trong một gia đình hậu duệ cộng sản, bố mẹ tôi được coi như những “hạt giống đỏ” vì ông bà nội ngoại đều là những công thần chế độ.
Ông nội của tôi từng giữ hàm viện trưởng (tương đương chức thứ trưởng lúc bấy giờ). Ông ngoại của tôi từng cai quản cả một bệnh viện lớn ở Hà Nội thời kỳ “kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.
Bố mẹ của tôi không những thấm nhuần tư tưởng chủ nghĩa xã hội từ bé, mà còn được học hành đến nơi đến chốn.
Với những thế hệ đi trước
Nay tôi xin nói về 30/4 với những thế hệ đi trước.
Hồi nhỏ, khi đi học những trường chuyên lớp chọn ở Hà Nội, chúng tôi đã được ‘quán triệt’ tư tưởng “30/4 là ngày giải phóng đất nước khỏi ách xâm lược của Đế quốc Mỹ, chúng ta phải tự hào vì là dân tộc duy nhất trên thế giới đánh thắng Đế quốc Mỹ”.
Khi về nhà, tôi hỏi bố tôi có thấy tự hào khi đánh thắng Đế quốc Mỹ không, bố tôi chỉ lẳng lặng trả lời ”Khi nào con lớn sẽ hiểu”. Bản thân bố tôi từng làm nghiên cứu sinh và làm việc tại Warsaw, Ba Lan những năm 1990. Có lẽ khoảng thời gian đó bố có cơ hội được tiếp xúc với mặt trái của chủ nghĩa xã hội.
Tôi từng hỏi bà nội: “30/4 là ngày gì mà nhiều chương trình văn nghệ thế ạ?” Bà từng trả lời với giọng đầy hả hê: “Là ngày đất nước giải phóng khỏi tay Mỹ-Diệm”.
Dạo gần đây, khi về Việt Nam, cũng với câu hỏi đó và bà chỉ xua tay đáp “Buồn lắm cháu ạ”. Tôi cũng dần hiểu thế nào là buồn, một con người dành cả đời vì lý tưởng cộng sản mà.
Mẹ tôi kể rằng, anh họ của mẹ từng giữ chức phó giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình Sài Gòn trước năm 1975.
Sài Gòn trước 1975 từng là một đô thị phát triển nổi bật ở
trong khu vực, nhất là trong thương mại, kinh tế thị trường.
Sau ngày 30/4, bác ra Hà Nội ăn giỗ, bị anh ruột của mẹ tôi (đến khi nghỉ hưu giữ hàm đại tá của Quân đội Nhân dân Việt Nam) ghẻ lạnh và coi thường ra mặt đến nỗi không thèm ngồi cùng mâm cỗ. Giọng kể của mẹ có chín phần là thương xót cho anh họ, mười phần là không hài lòng với cách hành xử của anh ruột.
Hồi tôi học cấp ba, trong một tiết học văn sát ngày 30/4, cô giáo bảo các bạn đóng cửa lại và tâm sự: “Nếu ngày 30/4 không xảy ra, có lẽ bây giờ Sài Gòn là Singapore của Châu Á rồi, chúng ta không phải đi du học đâu xa, cứ vào miền Nam mà học, tiền Việt sẽ có giá trị hơn, tiếng Việt sẽ được dạy ở nhiều nơi, văn hóa Việt sẽ vang danh bốn phương gấp nhiều lần, và văn hóa K-pop (nhạc Hàn Quốc) sẽ không thể lấn át thế hệ Việt trẻ như ngày hôm nay”.
Với những 9x bạn tôi
Còn ngày 30/4 với những bạn bè thế hệ 9x của tôi, tức là thế hệ được sinh ra trong thập niên 1990, thì sao?
Hồi tôi mới sang Anh du học, vào cái ngày 30/4 đầu tiên xa gia đình, tôi thấy bạn bè Việt Nam đồng loạt thay ảnh cá nhân (trên Facebook) bằng cờ đỏ sao vàng.
Sau hai năm, hình như 30/4 bây giờ chỉ còn là cái ngày mà news feed (một chức năng theo dõi người dùng trên Facebook) của tôi hiện toàn ảnh đi chơi, ăn uống, và cờ đỏ sao vàng nay còn đâu.
Có lẽ đối với chúng tôi, 30/4 giống như một ngày thống nhất về mặt địa lý chứ không còn là giải phóng đất nước.
Quan điểm này có thể không đúng với các bạn ở miền Bắc, nhưng ở miền Nam hình như nó đang càng ngày càng rõ ràng hơn.
Nhiều bạn trẻ đang tranh đấu cho một đất nước với những quyền căn bản của công dân: Phản biện nhà nước.
Còn với tôi…?
30/4 là “ngày giải phóng đất nước” ư, vậy sao người dân Việt Nam vẫn khổ thế?
Ở trong nước hình như người dân không còn tính người trong cụm từ ‘con người’.
30/4 là một dịp 'ăn nhậu', 'xả hơi' với nhiều người,
trong đó có giới trẻ ở Việt Nam, theo tác giả.
Ông cưỡng hiếp cháu, nạn đánh chó tàn nhẫn lên hết các mặt báo thế giới, chồng đánh vợ tàn bạo, môi trường ô nhiễm cực độ, tắc đường không lối thoát tại các thành phố lớn, hối lộ tràn lan từ trên xuống dưới, thực phẩm bẩn ngay tại thủ đô, lòng dân oán hận từ ngay trong mỗi bữa cơm tối… là những thứ mà tôi thấy.
Hãy là ngày bình thường
30/4 là ngày “giải phóng đất nước” sao một bộ phận người Việt vẫn phải bươn chải tại nơi xứ người?
Ở hải ngoại, với những nước châu Âu mà tôi đã từng học tập đặc biệt là Anh Quốc, hình như ở London người Việt nổi tiếng nhất là trồng cần sa, sau đó làm nail, và cuối cùng quán ăn. Khi nói về Việt Nam, liên tưởng của lái xe taxi Anh: Chiến tranh Việt Nam (Vietnam War).
Một người bạn Ấn Độ của tôi kể về ấn tượng đầu tiên khi nghe hai chữ Việt Nam: “Đất nước các bạn rất nổi tiếng với món thịt chó” (đây là con vật biểu tượng của sự trung thành).
Còn thầy giáo người Anh của tôi (từng dạy học tại Apollo, Việt Nam) thổ lộ: “Lý do tôi không muốn lập nghiệp tại Việt Nam vì tham nhũng Việt Nam quá tràn lan, không hối lộ thì không làm được việc. Mà đối với người Anh, hối hộ là phạm pháp dù anh sống ở đâu”.
Khi tôi sang Pháp học, một anh chàng người Hoa kể: “Rất nhiều phụ nữ Việt sang miền nam Trung Quốc lấy chồng, mà những mười ông chồng lấy một bà vợ Việt”.
Bây giờ thay lời kết, tôi nghĩ rằng có lẽ 30/4 hãy nên là một ngày bình thường như bao ngày.
Không kèn trống, không văn nghệ, hãy để nó trôi đi như bao ngày bình dị khác. Xin các thế hệ đi trước đừng khoác lên cho nó một cái ngày “Quốc Tang” hay “Giải Phóng”. Vì thế hệ trẻ cần một sự kiến tạo chứ không phải một di sản tang thương.
Anh ban tre nguoi non da,song trong gd nhanh chong thoai hoa bien chat(co ba me hoi dot nat vi da noi :giai phong mien Nam khoi tay MY -DIEM )ban nen nho Giai phong MN la nghia vu cua moi cong dan VN thoi bay gio duoi su lanh dao cua DCSVN--ngay do DVCS phan lon la nhung cong dan uu tu chu khong thoi tha ,ban thiu nhu bay gio---giai phong MN xong DCS da thoai hoa thanh ma qui,ho phan boi lai chinh ho cho nen VN moi khon kho nhu bay gio ----thang nhoc Johnny Pham hieu chua ?
Mỗi người ở các chiến tuyến khác nhau sẽ có cách nhìn khác nhau. Các sự kiện lớn - cho dù là vui hoặc buồn - thì đều nên được kỷ niệm. Ví dụ Hanoi 12 ngày đêm(bị bom B52 thả dọc một bên đường phố Khâm Thiên vào dịp lễ Noel tháng 12, bệnh viện Bạch Mai bị thả bom...), chiến thắng Điện Biên Phủ, 17/2, Gạc Ma, 2/9, 30/4. Nếu chỉ nhìn về cuộc sống vật chất thì nhiều người dân phía Nam(chủ yếu sống tại Sài Gòn) sẽ nuối tiếc một thời đã qua. Tôi nghe nói rằng một người lính Việt Nam Cộng hòa có thể nuôi sống gia đình bằng lương của mình. Sài Gòn - hòn ngọc Viễn Đông...Nghe nói để biết vậy thôi chứ không thấy thèm, chứ không nghĩ rằng giá mà.... Hà Nội sau 30/4 thay đổi nhiều so với trước. Biển quảng cáo rất nhiều(trước đây có ít và nhỏ). Người miền Nam tham gia vào Lãnh đạo đất nước vì có tài lãnh đạo(ông Kiệt - Kiệt mà không Kiệt...). Khách quan mà nói, việc thống nhất đất nước là cần thiết, khi có "Ngoại xâm". Tôi chẳng bênh ai cả. Cũng chẳng cần tự hào vì câu "Việt Nam thắng đế quốc to là Mỹ". Nhiều người bây giờ cũng không hiểu nghĩa của câu "Bộ đội Cụ Hồ" là gì. Chỉ tiếc rằng bao nhiêu công sức, xương máu đổ ra mà dân ta (cả 2 miền) chưa được sống sung sống sướng. Lương tháng của những người làm công ăn lương không đủ nuôi con đến nơi đến chốn(vợ tự nuôi vợ!). Hà Nội cũng được nghe nói rằng trẻ em Sài Gòn rất ngoan và lễ phép... Bản thân cũng từng là lính 1979. Nếu thấy "Ngày giải phóng" là không ổn thì đổi thành "Ngày thống nhất đất nước" thì cũng được mà. Sự kiện nào cũng có tên của sự kiện đó. Chẳng trốn chạy được.
Anh ban tre nguoi non da,song trong gd nhanh chong thoai hoa bien chat(co ba me hoi dot nat vi da noi :giai phong mien Nam khoi tay MY -DIEM )ban nen nho Giai phong MN la nghia vu cua moi cong dan VN thoi bay gio duoi su lanh dao cua DCSVN--ngay do DVCS phan lon la nhung cong dan uu tu chu khong thoi tha ,ban thiu nhu bay gio---giai phong MN xong DCS da thoai hoa thanh ma qui,ho phan boi lai chinh ho cho nen VN moi khon kho nhu bay gio ----thang nhoc Johnny Pham hieu chua ?
Trả lờiXóaMỗi người ở các chiến tuyến khác nhau sẽ có cách nhìn khác nhau. Các sự kiện lớn - cho dù là vui hoặc buồn - thì đều nên được kỷ niệm. Ví dụ Hanoi 12 ngày đêm(bị bom B52 thả dọc một bên đường phố Khâm Thiên vào dịp lễ Noel tháng 12, bệnh viện Bạch Mai bị thả bom...), chiến thắng Điện Biên Phủ, 17/2, Gạc Ma, 2/9, 30/4.
XóaNếu chỉ nhìn về cuộc sống vật chất thì nhiều người dân phía Nam(chủ yếu sống tại Sài Gòn) sẽ nuối tiếc một thời đã qua. Tôi nghe nói rằng một người lính Việt Nam Cộng hòa có thể nuôi sống gia đình bằng lương của mình. Sài Gòn - hòn ngọc Viễn Đông...Nghe nói để biết vậy thôi chứ không thấy thèm, chứ không nghĩ rằng giá mà....
Hà Nội sau 30/4 thay đổi nhiều so với trước. Biển quảng cáo rất nhiều(trước đây có ít và nhỏ). Người miền Nam tham gia vào Lãnh đạo đất nước vì có tài lãnh đạo(ông Kiệt - Kiệt mà không Kiệt...).
Khách quan mà nói, việc thống nhất đất nước là cần thiết, khi có "Ngoại xâm". Tôi chẳng bênh ai cả. Cũng chẳng cần tự hào vì câu "Việt Nam thắng đế quốc to là Mỹ". Nhiều người bây giờ cũng không hiểu nghĩa của câu "Bộ đội Cụ Hồ" là gì.
Chỉ tiếc rằng bao nhiêu công sức, xương máu đổ ra mà dân ta (cả 2 miền) chưa được sống sung sống sướng. Lương tháng của những người làm công ăn lương không đủ nuôi con đến nơi đến chốn(vợ tự nuôi vợ!). Hà Nội cũng được nghe nói rằng trẻ em Sài Gòn rất ngoan và lễ phép...
Bản thân cũng từng là lính 1979.
Nếu thấy "Ngày giải phóng" là không ổn thì đổi thành "Ngày thống nhất đất nước" thì cũng được mà. Sự kiện nào cũng có tên của sự kiện đó. Chẳng trốn chạy được.