Đằng sau con số tăng trưởng đẹp
Mặc dù sản lượng hàng hóa sản xuất ra có tăng lên làm cho tăng trưởng GDP theo phương pháp tính hiện thời của TCKT có tăng lên, nhưng giá trị gia tăng tạo ra lại có khả năng giảm đi khi mà giá bán/xuất khẩu giảm của những hàng hóa này giảm đi. Tuy GDP quý 1/2015 có tăng trưởng “bất ngờ” tính theo sản lượng sản xuất ra nhưng thực chất của tăng trưởng này chẳng mấy tích cực khi hàng làm ra không bán được lại tăng lên và giá trị thu về thì lại sụt giảm đi do giá bán giảm đi.
Dẫn đầu trong các lĩnh vực, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng trưởng ấn tượng ở mức 8,35%, trong khi lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng ở mức 5,82%, còn lĩnh vực nông lâm thủy sản chỉ tăng 2,14% so với cùng kỳ năm trước.
Vì lĩnh vực công nghiệp là lực kéo chính cho tăng trưởng GDP trong quý nên ta tập trung phân tích lĩnh vực này. Theo TCTK, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp khai khoáng tăng 6,7%, với một số mặt hàng chính có sản lượng tăng đáng kể (dầu thô tăng 9,8%, than đá tăng 3,2%). Đây là một trong những điều khó hiểu và tạo ra niềm hoài nghi về ý nghĩa của các con số thống kê của TCTK. Lý do vì, với giá dầu thô sụt giảm mạnh đến trên dưới 50% và giá than đá cũng sụt giảm 20%-30%, cho dù sản lượng có tăng mạnh lên đến một vài chục phần trăm thì giá trị và giá trị tăng thêm tính bằng tiền của nhóm ngành khai khoáng này ắt vẫn phải giảm đi.
Nếu thực sự đúng là giá trị tăng thêm của ngành khai khoáng đã tăng 6,7% như TCTK tính toán thì chỉ có 2 khả năng: (1) giá trị tăng thêm này chỉ là giá trị tăng thêm tính theo sản lượng (tấn, m3, lít...) chứ không phải là tiền tệ; (2) giá trị tăng thêm này được tính bằng đơn vị VND theo giá cố định (ví dụ, giá năm 2010) theo công thức Giá trị tăng thêm = Sản lượng tăng thêm X Giá đơn vị cố định.Để xác minh 2 khả năng trên, ta sử dụng 2 loại chỉ số thống kê của TCTK, “Chỉ số công nghiệp” (dùng để đo tốc độ tăng trưởng của từng ngành công nghiệp, nhưng không rõ TCTK dựa trên sự so sánh đại lượng nào – khối lượng hay giá trị – giữa hai thời kỳ khác nhau để tính ra loại chỉ số này), và “Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp” (được đo bằng thước đo vật chất như tấn, m3, m2, lít...) của 2 tháng đầu năm nay (đến thời điểm viết, TCTK chưa công bố 2 loại chỉ số này cho tháng 3 và quý 1/2015).
Trong bảng “Chỉ số công nghiệp”, dầu thô (không kèm khí đốt tự nhiên) có tốc độ tăng trưởng là 9,7% trong 2 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2014. Trong bảng “Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp”, dầu thô và khí đốt tự nhiên (gộp chung một nhóm) tăng 9%. Với sự khá tương đồng của 2 con số này (sự khác biệt có thể vì một con số là cho riêng dầu thô, còn con số kia là cho cả dầu thô kèm với khí đốt), có thể suy ra “chỉ số công nghiệp” – là cái chắc chắn có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu mà TCTK gọi là “giá trị tăng thêm” như nói ở trên – là chỉ số phản ánh và/hoặc dựa trên mức gia tăng về sản lượng của các ngành công nghiệp.
Vì lĩnh vực công nghiệp là lực kéo chính cho tăng trưởng GDP trong quý nên ta tập trung phân tích lĩnh vực này. Theo TCTK, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp khai khoáng tăng 6,7%, với một số mặt hàng chính có sản lượng tăng đáng kể (dầu thô tăng 9,8%, than đá tăng 3,2%). Đây là một trong những điều khó hiểu và tạo ra niềm hoài nghi về ý nghĩa của các con số thống kê của TCTK. Lý do vì, với giá dầu thô sụt giảm mạnh đến trên dưới 50% và giá than đá cũng sụt giảm 20%-30%, cho dù sản lượng có tăng mạnh lên đến một vài chục phần trăm thì giá trị và giá trị tăng thêm tính bằng tiền của nhóm ngành khai khoáng này ắt vẫn phải giảm đi.
Nếu thực sự đúng là giá trị tăng thêm của ngành khai khoáng đã tăng 6,7% như TCTK tính toán thì chỉ có 2 khả năng: (1) giá trị tăng thêm này chỉ là giá trị tăng thêm tính theo sản lượng (tấn, m3, lít...) chứ không phải là tiền tệ; (2) giá trị tăng thêm này được tính bằng đơn vị VND theo giá cố định (ví dụ, giá năm 2010) theo công thức Giá trị tăng thêm = Sản lượng tăng thêm X Giá đơn vị cố định.Để xác minh 2 khả năng trên, ta sử dụng 2 loại chỉ số thống kê của TCTK, “Chỉ số công nghiệp” (dùng để đo tốc độ tăng trưởng của từng ngành công nghiệp, nhưng không rõ TCTK dựa trên sự so sánh đại lượng nào – khối lượng hay giá trị – giữa hai thời kỳ khác nhau để tính ra loại chỉ số này), và “Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp” (được đo bằng thước đo vật chất như tấn, m3, m2, lít...) của 2 tháng đầu năm nay (đến thời điểm viết, TCTK chưa công bố 2 loại chỉ số này cho tháng 3 và quý 1/2015).
Trong bảng “Chỉ số công nghiệp”, dầu thô (không kèm khí đốt tự nhiên) có tốc độ tăng trưởng là 9,7% trong 2 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2014. Trong bảng “Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp”, dầu thô và khí đốt tự nhiên (gộp chung một nhóm) tăng 9%. Với sự khá tương đồng của 2 con số này (sự khác biệt có thể vì một con số là cho riêng dầu thô, còn con số kia là cho cả dầu thô kèm với khí đốt), có thể suy ra “chỉ số công nghiệp” – là cái chắc chắn có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu mà TCTK gọi là “giá trị tăng thêm” như nói ở trên – là chỉ số phản ánh và/hoặc dựa trên mức gia tăng về sản lượng của các ngành công nghiệp.
Nếu đúng như phân tích như trên thì ta sẽ thấy ngay một khiếm khuyết lớn về con số tăng trưởng GDP của TCTK. Đó là, mặc dù sản lượng hàng hóa sản xuất ra có tăng lên làm cho tăng trưởng GDP theo phương pháp tính hiện thời của TCKT có tăng lên, nhưng giá trị gia tăng tạo ra lại có khả năng giảm đi khi mà giá bán/xuất khẩu giảm của những hàng hóa này giảm đi. Nói cách khác, sản lượng (công nghiệp) tuy có tăng mạnh trong quý 1/2015 nhưng điều này không nhất thiết có nghĩa là thu nhập quốc dân tính bằng tiền (dù là VND theo giá cố định) của Việt Nam đã tăng (mạnh) lên tương ứng trong kỳ.
Ngoài ra, cần lưu ý thêm một điểm quan trọng và cũng liên quan đến chỉ số tăng trưởng sản lượng nói trên. Đó là, con số tăng trưởng các ngành công nghiệp theo thống kê của TCTK dường như bao gồm trong đó cả sản lượng tồn kho (chưa, không tiêu thụ được). Nếu sản lượng sản xuất ra của các ngành công nghiệp có tăng mạnh lên mà sản lượng tồn kho cũng lại tăng mạnh lên trong quý thì việc tăng mạnh sản lượng sản xuất này càng không còn ý nghĩa gì, bên cạnh chuyện giá bán/xuất khẩu sụt giảm như nói ở trên.
Ngoài ra, cần lưu ý thêm một điểm quan trọng và cũng liên quan đến chỉ số tăng trưởng sản lượng nói trên. Đó là, con số tăng trưởng các ngành công nghiệp theo thống kê của TCTK dường như bao gồm trong đó cả sản lượng tồn kho (chưa, không tiêu thụ được). Nếu sản lượng sản xuất ra của các ngành công nghiệp có tăng mạnh lên mà sản lượng tồn kho cũng lại tăng mạnh lên trong quý thì việc tăng mạnh sản lượng sản xuất này càng không còn ý nghĩa gì, bên cạnh chuyện giá bán/xuất khẩu sụt giảm như nói ở trên.
Không phải là một trùng hợp ngẫu nhiên, chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tính đến 1/2/2015 (TCTK chưa công bố chỉ số tồn kho cho tháng 2, 3 và cả quý 1/2015) tăng 11,3% so với cùng thời điểm năm 2014. Điều này cho thấy một tỷ trọng đáng kể của sản lượng công nghiệp gia tăng đã chui vào kho của nhà sản xuất, thay vì bán được ra thị trường. Do đó, tuy GDP quý 1/2015 có tăng trưởng “bất ngờ” tính theo sản lượng sản xuất ra nhưng thực chất của tăng trưởng này chẳng mấy tích cực khi hàng làm ra không bán được lại tăng lên và giá trị thu về thì lại sụt giảm đi do giá bán giảm đi.
Nhìn trong những quý tới, triển vọng tăng trưởng thực chất (về mặt giá trị thu về) càng bớt lạc quan nếu tỷ giá tiếp tục bị o bế như hiện nay làm cho các ngành xuất khẩu tiếp tục gặp khó, khi sản xuất tăng nhưng không xuất khẩu được, buộc phải nhập kho hoặc cắt giảm sản xuất (như đã chứng kiến trong các ngành xuất khẩu hiện nay). Ngược lại, nhập khẩu càng được khuyến khích vì VND lên giá so với nhiều bản tệ khác, dẫn đến nhập siêu gia tăng, và làm giảm tăng trưởng GDP nếu các điều kiện khác giữ nguyên (GDP = Tiêu dùng cuối cùng + Tích lũy tài sản + Chênh lệch xuất nhập khẩu).
Nhìn trong những quý tới, triển vọng tăng trưởng thực chất (về mặt giá trị thu về) càng bớt lạc quan nếu tỷ giá tiếp tục bị o bế như hiện nay làm cho các ngành xuất khẩu tiếp tục gặp khó, khi sản xuất tăng nhưng không xuất khẩu được, buộc phải nhập kho hoặc cắt giảm sản xuất (như đã chứng kiến trong các ngành xuất khẩu hiện nay). Ngược lại, nhập khẩu càng được khuyến khích vì VND lên giá so với nhiều bản tệ khác, dẫn đến nhập siêu gia tăng, và làm giảm tăng trưởng GDP nếu các điều kiện khác giữ nguyên (GDP = Tiêu dùng cuối cùng + Tích lũy tài sản + Chênh lệch xuất nhập khẩu).
(Bài đăng trên Đại biểu Nhân dân, 4/3/2015)
http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=75&NewsId=345579
http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=75&NewsId=345579
http://phan-minh-ngoc.blogspot.com/2015/04/ang-sau-con-so-tang-truong-ep-bai-ang.html?utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed%3A+blogspot%2FpMpUg+%28Phan+Minh+Ngoc%29
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét