Xuất khẩu giáo sư, tiến sĩ: ‘Cứ xuất cho đỡ phí !’
Nếu cứ trông chờ vào nhà nước, nhà khoa học sẽ luôn trong tình trạng thừa, nếu vậy thì nên xuất khẩu cho đỡ phí. ‘Xuất khẩu’ giáo sư, tiến sĩ: Tại sao không? / Xuất khẩu chuyên gia: Việt Nam thừa chuyên gia, thiếu chất xám!
Theo một số liệu thống kê năm 2013 – 2014, cả nước có khoảng 9.000 giáo sư và 24.300 tiến sĩ. Bởi số giáo sư, tiến sĩ Việt Nam “nhiều nhất Đông Nam Á” như chia sẻ của Phó Tổng thư ký liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) Phạm Bích San nên có nhiều ý kiến đề xuất rằng nên “xuất khẩu” một phần đội ngũ này ra nước ngoài học tập và làm việc để giảm bớt sự lãng phí về tài nguyên khoa học đồng thời cũng giải quyết tình trạng giáo sư, tiến sĩ làm việc trái ngành nghề hiện nay.
Ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch phòng thương mại và công nghiệp VN (VCCI) cho hay, thừa giáo sư, tiến sĩ chỉ là một cách nói còn xét trên lĩnh vực khoa học công nghệ so với yêu cầu của nền kinh tế tỉ lệ người làm khoa học thực sự không phải là nhiều.
Nếu vẫn còn tình trạng giáo sư, tiến sĩ trông chờ vào nhà nước tuyển dụng thì sẽ luôn trong tình trạng bị thừa. Không một doanh nghiệp nhà nước nào đủ khả năng trả lương cả trăm triệu cho nhà khoa học trong điều kiện khó khăn như hiện nay.
Hơn nữa, nếu cứ hoạt động trong khu vực nhà nước thì các nhà khoa học sẽ không thể phát huy hết được khả năng, sáng tạo của mình như vậy thì nên xuất khẩu đội ngũ này cho đỡ lãng phí.
Theo ông Lộc, thực tế xuất khẩu giáo sư, tiến sĩ không cần chiến lược hiện nay đội ngũ này cũng đã đi ầm ầm. Ngay cả đội ngũ giáo sư, tiến sĩ trẻ đi du học nước ngoài đa phần cũng ở lại nước ngoài chứ không về VN làm việc.
Ông Lộc cho biết, tới đây khi VN tham gia hội nhập vào TTP, ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại với các nước trong khu vực ASEAN tức là hình thành nhu cầu khoa học và quản trị theo yêu cầu của thị trường.
Khi đó, bắt buộc phải thay đổi thể chế kinh tế, các doanh nghiệp phải vươn lên bằng chính áp lực về công nghệ và quản trị đó là cơ hội cũng là thách thức với những chuyên gia khoa học.
Khi các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường, sẽ cần phải đầu tư nhiều hơn vào công nghệ tức là họ sẽ cần tới những nghiên cứu, ứng dụng bằng khoa học, công nghệ nhiều hơn. Tức là nhu cầu về giáo sư, tiến sĩ cao hơn, thiết thực hơn, lúc đó các nhà khoa học cũng sẽ hoạt động theo quy chế của doanh nghiệp và nguyên tắc của thị trường.
Nếu trước đây DN hoạt động theo kiểu tối đi quan hệ, ngày làm kinh doanh thì không cần tới công nghệ, khoa học, chuyên gia thất thế, không có đất sống nhưng tới đây trước yêu cầu phải thay đổi, phát triển bền vững thì thay vì đầu tư vào quan hệ họ sẽ đầu tư vào công nghệ.
Tôi nói như vậy vì với co chế phát triển trước đây, nhiều doanh nghiệp còn hoạt động theo hình thức bao cấp, được nhà nước ưu đãi, cơ chế chạy chọt, xin cho bỏ tiền mua dự án chứ không phải làm vì năng lực thực sự, phát triển không dựa trên nội lực của doanh nghiệp thì khi đó doanh nghiệp họ sẵn sàng bỏ tiền để mua quan chức, dự án.
Tuy nhiên, trong thời kỳ mở cửa, VN đứng trước những hội nhập mới, nếu DN không thay đổi DN sẽ chết. Khi đó, buộc các doanh nghiệp phải sống và vươn lên bằng chính năng lực, công nghệ và quản trị.
Sẽ có những doanh nghiệp sẵn sàng trả lương cả 100 triệu tới vài trăm triệu cho những nghiên cứu, những nhà khoa học thực sự chứ không phải những tiến sĩ giấy.
Không phải muốn xuất là…được!
ĐBQH Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh), chính sách khoa học công nghệ của VN hiện nay chưa rõ, trên thực tế VN vẫn đang phải đi thu hút chuyên gia nước ngoài chứ không phải VN muốn xuất đi.
Nhưng cũng không phải mình cứ có là xuất, mà quan trọng là nhu cầu nước nhập khẩu như thế nào, cần bao nhiêu, VN có đáp ứng được không. Ví dụ họ cần ngành B mình lại thừa ngành A. Hơn nữa, chất lượng giáo sư, tiến sĩ hiện nay không phải đào tạo 10 người là 10 người đều tốt, đều giỏi. Khi ra nước ngoài giáo sư, tiến sĩ sẽ phải hoạt động theo cơ chế thị trường, cạnh tranh bằng năng lực thực sự.
Người tài ở đâu cũng sẽ được trọng dụng, chất xám bỏ ra sẽ được trả lương xứng đáng nhưng đó phải là với một chuyên gia giỏi thực sự. Không thể có chuyện một người làm 5 mà đòi trả lương 10, còn một người chỉ bưng bê, kê dọn làm sao đòi chế độ như nhà khoa học…
Rất nhiều câu hỏi tại sao giáo sư, tiến sĩ VN đi du học đã trở thành những nhà khoa học, trí thức có rất nhiều nghiên cứu, đóng góp cho nước ngoài nhưng lại không muốn về VN. Vì khi họ đi, họ bỏ nhiều thời gian, kiến thức, công nghệ nhưng khi trở về VN lại không có đất sống do chính sách, chế độ đãi ngộ chưa đủ hấp dẫn, không khuyến khích được họ.
Do đó, rất ít người muốn về chỉ một số ít vì lòng yêu nước hoặc do có sự ràng buộc trách nhiệm, quyền lợi họ mới trở về.
‘Xuất khẩu’ giáo sư, tiến sĩ: Tại sao không?
Trong khi đó, nêu quan điểm nhiều chuyên gia cho rằng VN có nhiều giáo sư, tiến sĩ thì cứ xuất. Điều quan trọng là để tạo điều kiện cho họ làm việc tốt hơn. PGS.TS Nguyễn Hữu Tri cho rằng, nếu đưa được các GS, TS Việt Nam còn tương đối trẻ ra nước ngoài làm việc, sau 5-10 năm khi chính sách về nhà ở, công việc… ở Việt Nam đã cải thiện, họ sẽ trở về và tham gia vào việc thúc đẩy đất nước phát triển.
Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Văn Nam thì cho biết, “Cán bộ khoa học học ở nước ngoài về, thấy thu nhập quá thấp, lương nhà nước không đủ sống, họ lại không phát huy được kiến thức mình đã học vậy thì cứ để họ làm ở chỗ khác giúp họ phát huy tốt hơn, thu nhập cao hơn”. Do đó, theo ông Nam, nếu Việt Nam “xuất khẩu” GS, TS mà họ trở về thì là điều tốt, còn nếu không cũng chẳng sao.
Lam Lam
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/xuat-khau-giao-su-tien-si-cu-xuat-cho-do-phi–3120318/
Ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch phòng thương mại và công nghiệp VN (VCCI) cho hay, thừa giáo sư, tiến sĩ chỉ là một cách nói còn xét trên lĩnh vực khoa học công nghệ so với yêu cầu của nền kinh tế tỉ lệ người làm khoa học thực sự không phải là nhiều.
Nếu vẫn còn tình trạng giáo sư, tiến sĩ trông chờ vào nhà nước tuyển dụng thì sẽ luôn trong tình trạng bị thừa. Không một doanh nghiệp nhà nước nào đủ khả năng trả lương cả trăm triệu cho nhà khoa học trong điều kiện khó khăn như hiện nay.
Hơn nữa, nếu cứ hoạt động trong khu vực nhà nước thì các nhà khoa học sẽ không thể phát huy hết được khả năng, sáng tạo của mình như vậy thì nên xuất khẩu đội ngũ này cho đỡ lãng phí.
Theo ông Lộc, thực tế xuất khẩu giáo sư, tiến sĩ không cần chiến lược hiện nay đội ngũ này cũng đã đi ầm ầm. Ngay cả đội ngũ giáo sư, tiến sĩ trẻ đi du học nước ngoài đa phần cũng ở lại nước ngoài chứ không về VN làm việc.
Ông Lộc cho biết, tới đây khi VN tham gia hội nhập vào TTP, ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại với các nước trong khu vực ASEAN tức là hình thành nhu cầu khoa học và quản trị theo yêu cầu của thị trường.
Khi đó, bắt buộc phải thay đổi thể chế kinh tế, các doanh nghiệp phải vươn lên bằng chính áp lực về công nghệ và quản trị đó là cơ hội cũng là thách thức với những chuyên gia khoa học.
Khi các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường, sẽ cần phải đầu tư nhiều hơn vào công nghệ tức là họ sẽ cần tới những nghiên cứu, ứng dụng bằng khoa học, công nghệ nhiều hơn. Tức là nhu cầu về giáo sư, tiến sĩ cao hơn, thiết thực hơn, lúc đó các nhà khoa học cũng sẽ hoạt động theo quy chế của doanh nghiệp và nguyên tắc của thị trường.
Nếu trước đây DN hoạt động theo kiểu tối đi quan hệ, ngày làm kinh doanh thì không cần tới công nghệ, khoa học, chuyên gia thất thế, không có đất sống nhưng tới đây trước yêu cầu phải thay đổi, phát triển bền vững thì thay vì đầu tư vào quan hệ họ sẽ đầu tư vào công nghệ.
Tôi nói như vậy vì với co chế phát triển trước đây, nhiều doanh nghiệp còn hoạt động theo hình thức bao cấp, được nhà nước ưu đãi, cơ chế chạy chọt, xin cho bỏ tiền mua dự án chứ không phải làm vì năng lực thực sự, phát triển không dựa trên nội lực của doanh nghiệp thì khi đó doanh nghiệp họ sẵn sàng bỏ tiền để mua quan chức, dự án.
Tuy nhiên, trong thời kỳ mở cửa, VN đứng trước những hội nhập mới, nếu DN không thay đổi DN sẽ chết. Khi đó, buộc các doanh nghiệp phải sống và vươn lên bằng chính năng lực, công nghệ và quản trị.
Sẽ có những doanh nghiệp sẵn sàng trả lương cả 100 triệu tới vài trăm triệu cho những nghiên cứu, những nhà khoa học thực sự chứ không phải những tiến sĩ giấy.
Không phải muốn xuất là…được!
ĐBQH Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh), chính sách khoa học công nghệ của VN hiện nay chưa rõ, trên thực tế VN vẫn đang phải đi thu hút chuyên gia nước ngoài chứ không phải VN muốn xuất đi.
Nhưng cũng không phải mình cứ có là xuất, mà quan trọng là nhu cầu nước nhập khẩu như thế nào, cần bao nhiêu, VN có đáp ứng được không. Ví dụ họ cần ngành B mình lại thừa ngành A. Hơn nữa, chất lượng giáo sư, tiến sĩ hiện nay không phải đào tạo 10 người là 10 người đều tốt, đều giỏi. Khi ra nước ngoài giáo sư, tiến sĩ sẽ phải hoạt động theo cơ chế thị trường, cạnh tranh bằng năng lực thực sự.
Người tài ở đâu cũng sẽ được trọng dụng, chất xám bỏ ra sẽ được trả lương xứng đáng nhưng đó phải là với một chuyên gia giỏi thực sự. Không thể có chuyện một người làm 5 mà đòi trả lương 10, còn một người chỉ bưng bê, kê dọn làm sao đòi chế độ như nhà khoa học…
Rất nhiều câu hỏi tại sao giáo sư, tiến sĩ VN đi du học đã trở thành những nhà khoa học, trí thức có rất nhiều nghiên cứu, đóng góp cho nước ngoài nhưng lại không muốn về VN. Vì khi họ đi, họ bỏ nhiều thời gian, kiến thức, công nghệ nhưng khi trở về VN lại không có đất sống do chính sách, chế độ đãi ngộ chưa đủ hấp dẫn, không khuyến khích được họ.
Do đó, rất ít người muốn về chỉ một số ít vì lòng yêu nước hoặc do có sự ràng buộc trách nhiệm, quyền lợi họ mới trở về.
‘Xuất khẩu’ giáo sư, tiến sĩ: Tại sao không?
Trong khi đó, nêu quan điểm nhiều chuyên gia cho rằng VN có nhiều giáo sư, tiến sĩ thì cứ xuất. Điều quan trọng là để tạo điều kiện cho họ làm việc tốt hơn. PGS.TS Nguyễn Hữu Tri cho rằng, nếu đưa được các GS, TS Việt Nam còn tương đối trẻ ra nước ngoài làm việc, sau 5-10 năm khi chính sách về nhà ở, công việc… ở Việt Nam đã cải thiện, họ sẽ trở về và tham gia vào việc thúc đẩy đất nước phát triển.
Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Văn Nam thì cho biết, “Cán bộ khoa học học ở nước ngoài về, thấy thu nhập quá thấp, lương nhà nước không đủ sống, họ lại không phát huy được kiến thức mình đã học vậy thì cứ để họ làm ở chỗ khác giúp họ phát huy tốt hơn, thu nhập cao hơn”. Do đó, theo ông Nam, nếu Việt Nam “xuất khẩu” GS, TS mà họ trở về thì là điều tốt, còn nếu không cũng chẳng sao.
Lam Lam
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/xuat-khau-giao-su-tien-si-cu-xuat-cho-do-phi–3120318/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét