Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

CNN rút khỏi Nga

CNN rút khỏi Nga
Kênh truyền hình nổi tiếng thế giới của Mỹ là CNN sẽ chấm dứt phát sóng trên mạng truyền hình cáp ở Nga trước cuối năm nay (2014). Tin tức này đã được công ty cung cấp mạng rộng khắp châu Âu là Turner Broadcasting System Europe Limited gửi tới các nhà khai thác truyền hình cáp, theo thông tin từ báo Ukrinform. CNN từ lâu đã nộp đơn cho Cơ quan Thanh tra Liên Bang Nga trong lĩnh vực thông tin liên lạc, công nghệ thông tin và thông tin đại chúng để được cấp phép. Nhưng theo các thông tin cho biết, CNN vẫn chưa nhận được giấy phép nào cho tới thời điểm hiện tại.
Ảnh: logos.wikia.com
Đại diện của các nhà khai thác truyền hình “Acado” và “Vimpelcom” xác nhận sự tồn tại của bức thư này. Nguyên nhân của việc ngừng phát sóng của CNN ở Nga không được chỉ rõ trong nội dung của bức thư. Đại diện CNN ở Nga không đưa ra bình luận về thông tin này.

Theo báo “Vedomosti”, vào năm 2009 Cơ quan Thanh tra Liên Bang Nga trong lĩnh vực thông tin liên lạc, công nghệ thông tin và thông tin đại chúng đã bắt đầu đưa ra các yêu cầu khắt khe đối với các kênh nước ngoài phát sóng truyền hình cáp và mạng lưới vệ tinh ở Liên Bang Nga, để nhận được cấp phép phát sóng. Sau đó, cơ quan này đã cho các nhà khai thác nửa năm để sửa chữa các sai phạm hoặc ngừng các kênh truyền thông không có giấy phép. Thời hạn này tiếp tục được gia hạn thêm nửa năm nữa.

CNN từ lâu đã nộp đơn cho Cơ quan Thanh tra Liên Bang Nga trong lĩnh vực thông tin liên lạc, công nghệ thông tin và thông tin đại chúng để được cấp phép. Nhưng theo các thông tin cho biết, CNN vẫn chưa nhận được giấy phép nào cho tới thời điểm hiện tại.

Vào năm 2010 các sửa đổi về luật truyền thông đã được thông qua: cho phép các pháp nhân nước ngoài tham gia góp vốn trong các công ty truyền hình và truyền thanh chỉ được chiếm 50%. Không phải tất cả các đài truyền hình đều muốn hay có thể chuyển đổi cơ cấu công ty của mình theo điều luật này.

Trước đó, vào năm 2012 “Radio Free” ngừng phát sóng tại Nga. Trong năm 2008, đài VOA đã phải chuyển toàn bộ sang làm việc trên Internet. Vào năm 2009, đến lượt đài “Radio France Internationale”. Vào năm 2011, “đại diện BBC ở Nga” và “Deutsche Welle” cũng phải chuyển đổi như vậy.

Trong tháng 9/2014, Quốc hội Nga đã thông qua luật sửa đổi khắt khe hơn, hạn chế góp vốn nước ngoài vào các công ty truyền thông xuống còn 20%. Phần lớn truyền thông đại chúng hiện đang hoạt động tại Nga đều chịu ảnh hưởng của dự luật này.

Eugene Lubarsky, ET Ukraine
(Đại Kỷ Nguyên)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét