Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

GV Tây lý giải vì sao người Việt khó học tiếng Anh

Giáo viên Tây lý giải vì sao người Việt khó học tiếng Anh
Jesse Peterson, một người từng dạy tiếng Anh ở Việt Nam chia sẻ bài viết này với độc giả VnExpress: Khi còn học ở Canada, tôi từng làm việc tại một nhà hàng. Người Việt đầu tiên mà tôi gặp là một đầu bếp. Cô ấy rất đáng yêu, hài hước, luôn mỉm cười nói chuyện bằng tiếng Anh với tôi, nhưng do phát âm không chuẩn nên tôi không hiểu dù chỉ một từ.
Cách đây vài năm, mẹ đến Việt Nam thăm tôi. Những người hàng xóm thân thiện mà tôi nghĩ họ có thể nói tiếng Anh khá tốt đã hỏi thăm mẹ tôi bằng những câu hỏi tiếng Anh đơn giản như: "How are you? (Bạn khỏe không?)". Khi đó, mẹ tôi cũng thực sự bối rối vì không hiểu họ đang nói gì. Từ đó tôi nhận ra rằng, sau một thời gian sống, học tập và làm việc tại Việt Nam, tôi đã quen với "cách người Việt nói tiếng Anh".

Tôi thực sự rất thích tiếng Việt vì đây là một ngôn ngữ rất độc đáo, có âm điệu và có dấu. Hai yếu tố này làm cho tiếng Việt trở nên rất đặc biệt so với 6.500 ngôn ngữ trên thế giới. Thế nhưng, cũng chính điều này làm cho tiếng Việt trở thành một ngôn ngữ “khó nhằn” đối với những người nói tiếng Anh bản địa, đồng thời, cũng gây khó khăn cho người bản xứ khi học tiếng Anh.

Là người biết tiếng Việt, tôi nhận ra rằng, người Việt Nam khá bất lợi khi học tiếng Anh so với người nước khác. Đơn giản vì người Việt phải sử dụng cơ miệng theo một cách hoàn toàn khác để “nói” được tiếng Anh.

Ngoài ra, phần lớn sách dạy tiếng Anh ở Việt Nam đều được dịch từ sách nước ngoài, theo giáo trình phổ biến dành cho những học viên ở các nước không sử dụng ngôn ngữ có “thanh điệu” như tiếng Việt.

Phương pháp dạy tiếng Anh tại Việt Nam hiện đều lấy “ngữ pháp” và “từ vựng” làm gốc, trong khi nền tảng cho việc học tiếng Anh hiệu quả lại nằm ở phần “phát âm”.

Tất nhiên, tôi không hề phủ nhận tầm quan trọng của việc học ngữ pháp, thế nhưng, bạn cũng đừng quá chú trọng tới điều đó, trừ phi bạn muốn trở thành một nhà văn chuyên viết bằng tiếng Anh.

Việc học tiếng Anh ở Việt Nam chỉ lấy từ vựng và ngữ pháp làm nền tảng chứ không chú trọng vào việc phát âm.

Khi còn là một giáo viên dạy tiếng Anh cho người Việt, tôi luôn muốn tìm ra cách tốt nhất và tôi đã nảy ra ý tưởng học và nghiên cứu tiếng Việt. Rất may mắn tôi có một giáo viên rất tốt và cô ấy nói rằng, nếu muốn học tiếng Việt tốt, việc đầu tiên là phải phát âm rõ ràng, sau đó mới có thể học từ vựng và nói chuyện được.

Nếu tôi học từ vựng trước khi biết phát âm đúng thì khi nói chuyện, tôi sẽ liên tiếp mắc lỗi và tạo thành một thói quen rất “xấu” khó sửa được. Và thật đáng ngạc nhiên, cách học này thực sự rất hiệu quả. Nó giúp tôi hiểu tiếng Việt nhanh hơn và trở nên tự tin hơn khi nói chuyện.

Tôi chắc chắn rằng phương pháp học này cũng sẽ có ích cho người Việt khi học tiếng Anh. Khi chuyển sang làm quản lý bán hàng cho một công ty tại Việt Nam, tôi đã nhận dạy tiếng Anh cho các nhân viên vào buổi tối. Và họ đã trở thành "những con chuột đầu tiên" trong phòng thí nghiệm của tôi.

Chương trình học bao gồm các tiết học phát âm đúng tất cả “ngữ âm” trong tiếng Anh và các bài kiểm tra. Chúng tôi khởi đầu rất tốt. Các học viên rất hăng hái học, nhưng rất nhanh chóng, tôi gặp phải 3 vấn đề không lường trước được.

Thứ nhất, họ chưa bao giờ học tiếng Anh theo cách này và luôn nghĩ theo lối mòn - học càng nhiều ngữ pháp càng tốt.

Thứ hai, các bài học phát âm trở thành nỗi ám ảnh vì phần lớn họ gặp khó khăn khi phải phát âm lặp đi lặp lại nhiều lần một âm bất kỳ trong 2 tháng với cường độ học 3 buổi mỗi tuần. Họ chán nản và một số quyết định từ bỏ sau một vài tuần tham gia.

Thứ ba, một vài bạn biết tiếng Anh, nhưng mắc nhiều lỗi trong phát âm. Đặc biệt, họ không bao giờ sử dụng các “âm gió” và quên cách phát âm đúng khi nói chuyện.

Bản thân tôi cũng vấp phải lỗi tương tự khi mới bắt đầu học tiếng Việt nên tôi rất hiểu. Tôi có thể “học phát âm chính xác” nhưng khi nói thì lại “quên phát âm chính xác”. Tôi chỉ thực sự khắc phục được lỗi này khi cô giáo tiếng Việt “dọa” sẽ không bao giờ dạy nữa, nếu tôi tiếp tục tái phạm.

Kết quả là trong lớp dạy tiếng Anh của tôi rất ít sinh viên hoàn thành khóa học. Tôi hơi thất vọng, mặc dù mình đã đặt rất nhiều tâm ý và công sức vào việc phát triển một phương pháp để dạy tiếng Anh cho người Việt. Thế nhưng trong tiếng Anh, chúng tôi có câu: “Bạn có thể dẫn một con ngựa đến nguồn nước nhưng bạn không thể bắt nó uống”. Tuy nhiên, tôi cũng rất hạnh phúc vì một số sinh viên có thể nói rất tốt. Họ có thể đọc một cuốn sách tiếng Anh với cách phát âm rõ ràng, gần như ngang bằng với tôi.

Phương pháp nghiên cứu về phát âm hoàn toàn có thể áp dụng cho tất cả mọi người. Bạn biết đấy, chỉ cần phát âm rõ ràng, sau đó bạn sẽ tự động hệ thống được những gì mình đã học. Tôi biết sẽ là rất khó khăn, nhưng đấy sẽ là một đòn bẩy tốt cho việc học tiếng Anh của bạn.

>> Xem thêm: Khổ sở với tiếng Anh vì giáo viên Việt dạy phát âm sai

Jesse Peterson

http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/giao-vien-tay-ly-giai-vi-sao-nguoi-viet-kho-hoc-tieng-anh-3090102.html


5 điều bạn nên biết trước khi học tiếng Anh

Đừng bao giờ so sánh trình độ của mình với một người đã học tiếng Anh quá lâu và nhiều, như thế bạn sẽ thấy nhanh chán nản và dễ từ bỏ.

Ý kiến bạn đọc ()
Xin chân thành cảm ơn người viết, tôi là người rất muốn học tiếng anh, và cũng cố gắng rất nhiều để học nó, nhưng sau những cố gắng đó tôi điều nhận lấy sự thất bại nặng nề. và thấy tiếng anh là một nổi sợ hải, đọc bài của bạn xong tôi đã thấy động lực và sẽ cố gắng một lần nữa, chân thành cảm ơn. à mà cho hỏi bạn còn mở lớp dạy tiếng anh nữa không tôi cũng rất muốn tham gia. 
Tacke Hoa - 14 giờ trước
TA là một ngôn ngữ, cũng giống như tiếng Việt vậy. Học TA không bao giờ đạt hiệu quả nếu nó không gắn liền với nhu cầu thiết thực của cuộc sống. Người Hà Lan giỏi nói TA bởi họ giao thương buôn bán rộng. Nếu đất nước ta tạo được môi trường đầu tư giao thương tốt đối với các nước khác thì tự khắc người dân sẽ sử dụng tốt TA vì lúc đó chúng ta tiếp xúc với người quốc tế nhiều hơn.  Nói tóm lại là trình độ TA của người dân cũng là một công cụ để đo sự hòa nhập quốc tế của đất nước đó. 
Luu Ha - 13 giờ trước
Tại sao đứa trẻ 2 tuổi đã tự hiểu và nghe được tiếng mẹ đẻ, đơn giản là vì nó chỉ học nghe thôi, hai năm dành cho việc luyện nghe mà không phải luyện thêm bất cứ gì khác ( đọc,viết...). nói thì sau này, từ năm thứ hai nò mói luyện nói, chúng ta nên bắt chước cách tự nhiên này, có lẽ sẽ khá hơn đó các bạn. 
Khanh Pham - 13 giờ trước
Học phát âm trước , học ngữ pháp sau , nghe thì hợp lý , nhưng ở Việt nam là học phải thi đễ lấy bằng , do vậy ngữ pháp là tâm điểm dù đi ngược với thế giới .
nguyentan1869 - 13 giờ trước
Thầy ở đâu vậy? Cho em xin địa chỉ lớp để em theo học với ạ!
Bài viết này hoàn toàn chính xác đấy. Đây cũng là cách mình học tiếng Anh từ khi bắt đầu cấp 2. Trong 4 năm đàu mình khó có thể nói 1 câu hoàn chỉnh một cách nhanh chóng. Mình chỉ có thể nói từng từ ghép lại với nhau. Tuy nhiên cách này phát huy hiệu quả rất rõ ràng khi về sau. Điển hình là sau khi đi lên đại học và sang Mỹ mình có thể giao tiếp một cách ổn hơn so với 1 số người còn lại. Cách này đòi hỏi sự kiên nhẫn và thời gian. Khi bạn theo cách này sẽ cảm thấy mình kém hơn so với người khác :) Nếu muốn luyện thì có thể google pronunciation và tập làm quen với phiên âm quốc tế. Một cuốn sách hữu ích là ship or sheep. Các bạn có thể tham khảo :) And good luck 
Invisible - 13 giờ trước
Tôi là cử nhân tiếng anh, sau khi học đến bậc đại học, tôi nhận thấy bậc phổ thông hoc khá nặng về ngữ pháp, khả năng sử dụng (nói) rất hạn chế. Tính ra, người Việt mất 16 năm học tiếng anh, nhưng ít người sử dụng được, đó là thiệt thòi cho người học. Người học rất nản với đống kiến thức ngữ pháp, nhất là những thì và thể phúc tạp, mà giao tiếp bình thường ít khi dùng đến. Tốt nhất là dành 12 năm phổ thông để dạy và học giao tiếp cơ bản hàng ngày thì hiệu quả hơn. 
Lê Nguyên - 13 giờ trước
Chúng tôi dạy tiếng Việt cho người có tiếng Pháp là tiếng mẹ đẻ, cũng như cho người nói tiếng Anh, tiếng Đức, v.v.... dựa trên các nguyên lý của Tomatis. Dạy cho người Việt các ngôn ngữ khác, ngay cả tiếng Anh, cũng sẽ đạt kết quả sớm, nếu ...  
HoangVK - 13 giờ trước
Rất hay và chuẩn, tôi cũng biết vậy chỉ biết rằng nó khó khăn quá! Trau dồi 1 ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ bao giờ cũng khó, phải biết tiếp cận nó học nó như cách 1 đứa trẻ nạp ngôn ngữ, nhờ bố mẹ, người thân nói ...  
Vincent Đinh - 14 giờ trước
Đúng rồi, hồi sinh viên mình cũng trải qua khoảng thời gian tự học tiếng anh nhưng vì không biết tập trung vào phát âm và ngữ điệu nên giao tiếp không tốt. May mà gặp được cô dạy phương pháp này, ban đầu làm sạch tư tưởng trước, xong luyện phát âm, rồi nghe, nói thật nhiều...quan trọng nhất là phải kiên trì. Đến giờ mỗi lần được khen nói hay là cảm thấy không uổng công khổ luyện, lại thấy biết ơn cô giáo cũ. 
Minh - 13 giờ trước
Chính xác! Ước gì có $ để được học 1 giáo viên Tây như vậy!
Diễm - 14 giờ trước
Tôi muốn học tiếng anh theo cách của bạn. 

1 nhận xét:

  1. Bai viet qua chuan---ban phat am tot noi khong chia dong tu -Tay van hieu----chia dong tu dung phat am sai noi Tay khong hieu .

    Trả lờiXóa