Chuyên gia Nga bình luận việc tướng Martin Dempsey thăm Việt Nam
(GDVN) - Washington sẽ dốc sức hỗ trợ kể cả kinh tế lẫn quân sự cho các quốc gia có mâu thuẫn nghiêm trọng với Trung Quốc, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Đài Tiếng nói nước Nga bản tiếng Trung Quốc ngày 19/8 bình luận, việc Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey thăm Việt Nam tuần trước có khả năng làm cho cục diện khu vực càng trở nên "phức tạp". Tăng cường hợp tác quân sự Việt - Mỹ diễn ra trong bối cảnh vừa xảy ra căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Việt Nam trên Biển Đông.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey
Chuyến thăm của tướng Martin Dempsey đến Việt Nam là dấu hiệu cho thấy Washington đặc biệt coi trọng hợp tác quân sự với Việt Nam. Sau khi quan hệ Việt - Trung trở nên căng thẳng và xấu đi nghiêm trọng, chính sách của Mỹ đối với Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng khiến dư luận quan tâm. Câu hỏi đặt ra theo truyền thông Nga là liệu hợp tác quân sự Việt - Mỹ có thể tiến được bao xa?
Trước chuyến thăm của tướng Martin, Việt Nam và Mỹ chỉ hợp tác có giới hạn trong lĩnh vực quân sự như tổ chức diễn tập chống cướp biển hoặc cứu nạn trên biển. Nhưng sau chuyến thăm vừa qua, các chuyên gia không loại trừ khả năng hợp tác rộng rãi hơn giữa quân đội 2 nước. Ở đây bao gồm việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Alexei Arbatov, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Nga, Chủ nhiệm Trung tâm An ninh quốc tế bình luận, việc Mỹ bán vũ khí sát thương cho Việt Nam không có gì đáng kinh ngạc bởi đó là một phần trong chính sách của Mỹ tại châu Á được gọi la xoay trục chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương.
Theo Alexei Arbatov, Mỹ xem Trung Quốc là đối thủ chủ yếu của mình trong thế kỷ 21. Do đó Washington sẽ dốc sức hỗ trợ kể cả kinh tế lẫn quân sự cho các quốc gia có mâu thuẫn nghiêm trọng với Trung Quốc, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.
Việt Nam từ chỗ từng là kẻ thù cũ trong chiến tranh nay trở thành không phải đồng minh thì cũng là đối tác của Mỹ. Mỹ thậm chí gác lại mọi vấn đề còn tồn tại với Việt Nam và đẩy mạnh hoạt động xử lý chất độc màu da cam dioxin mà quân đội Mỹ dội xuống Việt Nam trong chiến tranh.
Alexei Arbatov bình luận, những hành động nhân đạo này không giấu được động cơ địa chính trị chủ yếu của Mỹ, đó là bảo vệ sức ảnh hưởng của chính bản thân Mỹ trong khu vực và kiềm chế Trung Quốc.
Ông Alexei Arbatov nhấn mạnh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước đó đã "cảnh báo một số nước châu Á" không được xây dựng "liên minh quân sự vô ích", những lời này dường như nhằm vào một số quốc gia đang chuẩn bị tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ.
Bắc Kinh đặc biệt quan tâm theo dõi động thái này bởi đồng minh và đối tác của Mỹ khi cảm thấy sự ủng hộ, hỗ trợ của Washington có thể sẽ có lập trường cứng rắn hơn trong vấ đnề lãnh thổ với Trung Quốc. Nga không phải một bên tham dự tranh chấp ở Biển Đông nên Moscow không đứng về bên nào.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Igor Morgulov cách đây không lâu phát biểu, Moscow cho rằng bên thứ 3 can thiệp vào tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông là "không mang tính xây dựng."
http://giaoduc.net.vn/quoc-te/chuyen-gia-nga-binh-luan-viec-tuong-martin-dempsey-tham-viet-nam-post148898.gd
Vu Anh
0
Có lẽ Biển Đông sẽ luôn là vấn đề thời sự của Thế kỷ 21, số phận đã đặt Việt Nam vào vị trí chiến lược này, vì vậy mà hàng ngàn năm nay Ông Cha ta luôn đau đáu tìm phương thức đấu tranh để tồn tại và phát trỉển. Do vậy vì lợi ích dân tộc, quyền lợi Quốc gia chúng ta có quyền tìm đối tác để bảo vệ Tổ Quốc. Chúng ta tôn trọng và luôn vun đắp cho những tình hữu nghị vô tư trong sáng, thủy chung. Không có kẻ thù vĩnh viễn và rất khó để tìm được những Người bạn thủy chung…
thanhthanh
1
Tran Xuan Xanh hình như là người TQ, không phải người VN mình. Các comment bằng tiết Việt trên các trang mạng tiếng Việt hiện nay có nhiều người TQ tham gia.
LêSang
0Lê Nam
25
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác với Liên Xô trước đây và nay là Liên bang Nga. Nhân dân Việt Nam luôn làm hết sức mình để vun đắp cho mối quan hệ này ngày càng bền vững và trở nên sâu sắc. Việc Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với Mỹ hay một nước nào đó, theo tôi cũng chỉ là việc bình thường nhằm mang lại lợi ích cho mỗi bên khi mà vị thế của Việt Nam ngày càng được thể hiện rõ trên trường quốc tế và nó cũng phù hợp với ý trí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình.
Nguyễn Văn Bình
13
Bảo vệ toàn vẹn lãnh hải lãnh thổ VN là nghĩa vụ thiêng liêng của mọi người VN, ai giúp VN bảo vệ sự toàn đó là VN chấp nhận, tình bạn là muôn năm, chiến tranh là kẻ thù.
nguyenhung
4
Việt nam tăng khả năng phòng thủ ,đồng thời kết hợp với nước khác cũng tốt,nhưng phải có tính toán vì mình nhỏ mà trung quốc quá to và quá càn.Không liên kết thì các đảo xa khó mà giữ ,tài sản ở biển bị cướp hết.
trần thị tuyết
2
nếu quốc tế không đánh gia nhìn nhận một cách khách quan và đung mức đặc biệt là mĩ không can thiệp hoặc phản ứng mạnh mẽ trung quốc về vấn đề biển đông có lẽ dựa vào sức mạnh trung quốc sẽ xâm chiếm thâu tómkiểm soát hết biển đông bởi bản chất tham lam thái độ cường quyền của trung quốc thì chỉ làm bất ổn nguy hiểm cho khu vực
Tran Xuan Xanh
4
Tất cả các nước nhỏ đi theo con đường chính trị nước lớn của Mỹ điều thay đổi cấu trúc và bi giám sát hoạt động chính trị... Ngay cả LM châu Âu hay nước Đức cũng là đối tượng bị theo dõi và nghe lén điện thoại của các đối tác chiến lược này? Việt Nam đi theo súng đạn của Mỹ và cấu trúc chính trị của Việt Nam ra sao? Thay đổi theo cấu trúc nào? Những gì người Mỹ gây ra cho các quốc gia khác như Iraq, Libia, Syria, Ucraina... đó là những chính sách chính trị nước lớn gây thảm họa cho loài người.
Phạm Tuấn Anh
10
Từ lâu TQ đã áp dụng chiêu "đánh trùm mền". Đánh mà không cho đối phương kêu, không cho người khác can thiệp. VN không thoát được chiêu này đồng nghĩa với việc bó tay chịu chết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét