Tuyển lao động kiểu... “biết câu cá không”
Khoác lên vóc dáng thư sinh bộ đồ công nhân lấm lem bụi đất, mấy ai có thể ngờ Hoàng Đình Thụ (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) tốt nghiệp đại học ngành điện lại chấp nhận làm công nhân trên công trường Formosa với mức lương chẳng bằng những người học vấn chưa hết cấp hai.
Thụ kể: “Hai năm qua, em 2 lần nộp hồ sơ và được bên Formosa gọi đến phỏng vấn, nhưng đều trượt. Bây giờ, em làm công nhân cho Cty King Power - là nhà thầu phụ thi công nhà máy Formosa. Công việc trái ngành nghề được đào tạo, vất vả lắm, mà đồng lương cũng chẳng được là bao. Lo nhất là rồi đây, khi Cty này hoàn thành xong gói thầu thì chắc là em vác hồ sơ đi xin việc tiếp”. Đưa tay lên đầu vuốt mái tóc rối bời, Thụ nói như tự trấn an mình: “Thôi thì kệ, anh ạ. Đến đâu hay đó, có việc làm là may rồi”.
Thụ chứng kiến hằng ngày trên công trường, công nhân Việt lẫn công nhân lao động phổ thông người Trung Quốc làm những việc chẳng khác gì nhau. “Họ buộc thép, bắc giàn giáo... Lạ nỗi là, làm công việc như nhau, nhưng lương của người mình chỉ bằng một nửa lương của người Trung Quốc” - Thụ nói.
Khi chúng tôi hỏi anh có biết là Formosa sắp đưa sang gần 10.000 lao động nước ngoài không? “Có chứ. Nhưng lạ nỗi (lại lạ nỗi!) là lâu nay ở đây họ chẳng có thông báo tuyển dụng chi hết. Chắc sau vụ lộn xộn đó, người ta ưu tiên tuyển người bên đó, hiểu tiếng của nhau cho dễ quản ấy mà” - Thụ rành rọt. Chúng tôi ngỏ ý nhờ chỉ giúp cho một số công nhân nhiều lần rớt khi dự tuyển vào làm việc tại Formosa để tìm hiểu thêm căn nguyên, Thụ cười và nói: “Tưởng chi, chớ món ni thì đầy rẫy. Thằng Hùng, Minh, Quân... thi đến 5 lần vẫn trượt thẳng cẳng đó thôi”.
Phải khó khăn lắm chúng tôi mới tìm gặp được Trần Khắc Hùng (23 tuổi, thôn Đông Phong, xã Kỳ Thịnh). Suốt gần 3 năm qua, Hùng mang tấm bằng cao đẳng ngành cơ khí chế tạo đến Formosa ứng tuyển, nhưng đều trượt cả. Hùng kể: “Cả 3 lần mang hồ sơ lên nộp đều được gọi lên phỏng vấn. Mà họ phỏng vấn chi lạ đời lắm anh, chẳng thấy hỏi chi về chuyên môn, mà chỉ hỏi đã lấy vợ chưa, có người yêu chưa, biết câu cá không... Thà họ hỏi về chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ để mình biết lý do không trúng, trượt, chứ hỏi như chơi rồi sau đó chẳng thấy thông báo gì cả anh ạ”.
Và thời gian sau này, việc đăng tuyển lao động tại địa phương vào làm việc tại các bộ phận nhà máy Formosa đã ngừng bặt. “Em chẳng thấy họ thông báo tuyển dụng, cũng không nghe xã thông báo, thôn rao trên loa phát thanh chi hết” - đó cũng là khẳng định của nhiều lao động địa phương dù đã được đào tạo nghề, có bằng cấp cao đẳng, đại học, nhưng để lọt vào làm việc chính thức, lâu dài cho Formosa là quá khó.
Ai đóng đinh, phụ hồ, buộc thép...?
Liên tưởng đến thông tin mà ông Hồ Anh Tuấn - Trưởng BQL Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh - cho biết, số lao động sắp tới mà Formosa trình tỉnh xin đưa sang Vũng Áng, trước đó họ đã đăng thông báo tuyển dụng đầy đủ rồi, nhưng không tuyển được lao động trong nước. Chúng tôi tìm về xã Kỳ Phương gặp bà Lê Thị Diệu Thúy - cán bộ phụ
trách chính sách xã Kỳ Phương - để hỏi thực hư ra sao. Bà Thúy cho biết, trước đây, hầu hết những thông báo tuyển dụng của Formosa đều được đưa về xã. Lục tìm hết đống hồ sơ, bà Thúy chép miệng: “Lâu nay cũng ít thấy thông báo tuyển dụng lao động từ Formosa gửi về. Để tôi xuống văn phòng nhờ lục xem có cái nào không”. 30 phút sau, bà Thúy trở lại cùng một thông báo tuyển dụng của Cty CP Lilama 18 từ đầu tháng 6.2014 với các ngành nghề: Hàn điện, hàn hơi, cơ khí, tiện, gia công, sửa chữa.... Yêu cầu trình độ trung cấp, cao đẳng nghề (không xét tuyển sơ cấp và đại học). Theo thông báo, tuyển dụng để làm việc tại Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn - Thanh Hóa.
Bà Thúy cho biết, cách đây vài tuần, Sở LĐTBXH tỉnh có yêu cầu thống kê số lao động thường xuyên, lao động bấp bênh trên toàn xã. Bà Thúy nhìn nhận: “Nói chung lao động của xã chủ yếu là đi làm ở KKT Vũng Áng hết. Ít ai thất nghiệp ở nhà, nhưng mà số đi làm đó, hầu hết là việc tạm thời, không có bền vững”. Xã này cũng đã có nhiều cuộc khảo sát để hướng nghiệp cho lao động địa phương. Thế nhưng, thay vì hào hứng, thì nhiều người đã tỏ ra thất vọng và cho rằng “rồi cũng chỉ để đóng đinh, buộc thép, phụ hồ thì đi đào tạo làm chi”.
Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, Trưởng phòng LĐTBXH huyện Kỳ Anh - ông Nguyễn Văn Hảo - cho biết, từ sau vụ lộn xộn 14.5, phòng có tiếp nhận được 2 thông báo tuyển dụng làm việc cho dự án thuộc Formosa ở KKT Vũng Áng. Đó là Cty Lilama 18 và Cty Hạ Môn. Quy trình thông báo tuyển dụng, các Cty này gửi thông tin tuyển dụng về tỉnh. Sau đó tỉnh gửi về huyện và huyện gửi đến các phòng, ban tiếp tục thông báo về địa phương. Theo ông Hảo, có thể một số Cty khác thông báo tuyển dụng thông qua sàn giao dịch...
“Khép” công nhân trong những tòa cao ốc
Trong những ngày lang thang trước cổng đại công trường Formosa, chúng tôi có dịp làm quen và được nghe Nguyễn Văn Hai (xã Kỳ Liên, huyện Kỳ Anh) kể về tình bạn giữa anh với A Long - một công nhân Trung Quốc - đang làm việc tại đây. Hai kể: “Nhà em quen A Long từ khi nó sang làm công nhân cách nay 2 năm. Đều đặn mỗi chiều tan ca, nó ra quán bia của em nhậu. A Long tính hiền, ít nói. Em thấy hay hay, nên bắt quen. Thấy vợ chồng em bán quán bia lụp xụp lời lãi chẳng là bao, nên A Long bảo, có thích đi làm công nhân, thì sẽ giới thiệu cho. Nghe nó rủ thấy hay, nên em giao quán cho vợ trông, rồi vào công trường cùng nó. Đợt rồi, sau vụ lộn xộn, A Long về nước, mới sang cách nay ít hôm thôi”.
Hai bảo: “Chiều nay tan ca, A Long mới ra đây. Nó đi taxi chứ không đi bộ như những lần khác. Gặp em, A Long chào và bảo nhớ bia Hà Tĩnh, thèm mấy món mồi vặt do vợ em làm. Lúc nãy, trước khi chào để về, A Long nhìn em, cười tươi rói, rồi còn xin lại số điện thoại của em để lúc nào đó có dịp gặp nhau”. A Long và cả những công nhân người Trung Quốc mà anh biết trước và sau vụ lộn xộn, ở trong công việc cũng như cuộc sống giữa đời thường, thái độ chẳng khác là bao. “Chỉ có điều bây giờ, những công nhân như A Long phải ở tập trung trong những tòa nhà to vật vã ngay trên công trường Formosa và ít ra ngoài hơn. Có lẽ, dăm bữa nửa tháng, những người như A Long lại vẫn cuốc bộ ra đây nhậu với nhà em thôi”.
Đúng như lời Hai nói, trong chiều 27.8, phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc khảo sát tại khu vực 2 xã Kỳ Liên, Kỳ Phương, hầu hết công nhân Trung Quốc sau giờ tan ca được đưa đón về những khu nhà trọ tập trung bằng ôtô. Không một công nhân Trung Quốc nào tự về một mình. Khi trời nhập nhoạng tối, những công nhân người Trung Quốc có nhu cầu ra ngoài, họ thuê taxi đi theo nhóm.
Ông Nguyễn Đức - công nhân công trường Formosa - nhận định: “Hiện số lượng công nhân người Trung Quốc trở lại công trường chưa được như trước đó. Hiện giờ, thật lòng mà nói thì cho dù đã có chuyện, nhưng giữa chúng tôi, trong công việc vẫn đối xử với nhau bình thường chứ không có hiềm khích gì. Bởi anh em giờ ai cũng hiểu rằng họ là những người đi làm ăn lương thiện như chúng tôi cả thôi” - ông Đức nói.
Chúng tôi trở lại Kỳ Liên khi trời nhập nhoạng tối, cũng là thời điểm tan ca của hàng ngàn công nhân làm việc trên đại công trường Formosa. Từ sau sự kiện 14.5 đến nay, lực lượng công an, biên phòng Hà Tĩnh vẫn duy trì chốt chặn ở cổng chính công trường phối hợp kiểm tra thẻ ra vào. Việc kiểm tra chặt chẽ lần lượt từng công nhân ra vào trong trật tự, chứ không còn cảnh chen chúc, ồ ạt đến kín cả một đoạn đường như trước. Lẫn trong từng đoàn xe máy là hàng chục chiếc xe khách chở công nhân Trung Quốc lầm lũi rời nhà máy Formosa rẽ về mọi nẻo...
Khoác lên vóc dáng thư sinh bộ đồ công nhân lấm lem bụi đất, mấy ai có thể ngờ Hoàng Đình Thụ (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) tốt nghiệp đại học ngành điện lại chấp nhận làm công nhân trên công trường Formosa với mức lương chẳng bằng những người học vấn chưa hết cấp hai.
Thụ kể: “Hai năm qua, em 2 lần nộp hồ sơ và được bên Formosa gọi đến phỏng vấn, nhưng đều trượt. Bây giờ, em làm công nhân cho Cty King Power - là nhà thầu phụ thi công nhà máy Formosa. Công việc trái ngành nghề được đào tạo, vất vả lắm, mà đồng lương cũng chẳng được là bao. Lo nhất là rồi đây, khi Cty này hoàn thành xong gói thầu thì chắc là em vác hồ sơ đi xin việc tiếp”. Đưa tay lên đầu vuốt mái tóc rối bời, Thụ nói như tự trấn an mình: “Thôi thì kệ, anh ạ. Đến đâu hay đó, có việc làm là may rồi”.
Thụ chứng kiến hằng ngày trên công trường, công nhân Việt lẫn công nhân lao động phổ thông người Trung Quốc làm những việc chẳng khác gì nhau. “Họ buộc thép, bắc giàn giáo... Lạ nỗi là, làm công việc như nhau, nhưng lương của người mình chỉ bằng một nửa lương của người Trung Quốc” - Thụ nói.
Khi chúng tôi hỏi anh có biết là Formosa sắp đưa sang gần 10.000 lao động nước ngoài không? “Có chứ. Nhưng lạ nỗi (lại lạ nỗi!) là lâu nay ở đây họ chẳng có thông báo tuyển dụng chi hết. Chắc sau vụ lộn xộn đó, người ta ưu tiên tuyển người bên đó, hiểu tiếng của nhau cho dễ quản ấy mà” - Thụ rành rọt. Chúng tôi ngỏ ý nhờ chỉ giúp cho một số công nhân nhiều lần rớt khi dự tuyển vào làm việc tại Formosa để tìm hiểu thêm căn nguyên, Thụ cười và nói: “Tưởng chi, chớ món ni thì đầy rẫy. Thằng Hùng, Minh, Quân... thi đến 5 lần vẫn trượt thẳng cẳng đó thôi”.
Phải khó khăn lắm chúng tôi mới tìm gặp được Trần Khắc Hùng (23 tuổi, thôn Đông Phong, xã Kỳ Thịnh). Suốt gần 3 năm qua, Hùng mang tấm bằng cao đẳng ngành cơ khí chế tạo đến Formosa ứng tuyển, nhưng đều trượt cả. Hùng kể: “Cả 3 lần mang hồ sơ lên nộp đều được gọi lên phỏng vấn. Mà họ phỏng vấn chi lạ đời lắm anh, chẳng thấy hỏi chi về chuyên môn, mà chỉ hỏi đã lấy vợ chưa, có người yêu chưa, biết câu cá không... Thà họ hỏi về chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ để mình biết lý do không trúng, trượt, chứ hỏi như chơi rồi sau đó chẳng thấy thông báo gì cả anh ạ”.
Và thời gian sau này, việc đăng tuyển lao động tại địa phương vào làm việc tại các bộ phận nhà máy Formosa đã ngừng bặt. “Em chẳng thấy họ thông báo tuyển dụng, cũng không nghe xã thông báo, thôn rao trên loa phát thanh chi hết” - đó cũng là khẳng định của nhiều lao động địa phương dù đã được đào tạo nghề, có bằng cấp cao đẳng, đại học, nhưng để lọt vào làm việc chính thức, lâu dài cho Formosa là quá khó.
Ai đóng đinh, phụ hồ, buộc thép...?
Liên tưởng đến thông tin mà ông Hồ Anh Tuấn - Trưởng BQL Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh - cho biết, số lao động sắp tới mà Formosa trình tỉnh xin đưa sang Vũng Áng, trước đó họ đã đăng thông báo tuyển dụng đầy đủ rồi, nhưng không tuyển được lao động trong nước. Chúng tôi tìm về xã Kỳ Phương gặp bà Lê Thị Diệu Thúy - cán bộ phụ
trách chính sách xã Kỳ Phương - để hỏi thực hư ra sao. Bà Thúy cho biết, trước đây, hầu hết những thông báo tuyển dụng của Formosa đều được đưa về xã. Lục tìm hết đống hồ sơ, bà Thúy chép miệng: “Lâu nay cũng ít thấy thông báo tuyển dụng lao động từ Formosa gửi về. Để tôi xuống văn phòng nhờ lục xem có cái nào không”. 30 phút sau, bà Thúy trở lại cùng một thông báo tuyển dụng của Cty CP Lilama 18 từ đầu tháng 6.2014 với các ngành nghề: Hàn điện, hàn hơi, cơ khí, tiện, gia công, sửa chữa.... Yêu cầu trình độ trung cấp, cao đẳng nghề (không xét tuyển sơ cấp và đại học). Theo thông báo, tuyển dụng để làm việc tại Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn - Thanh Hóa.
Bà Thúy cho biết, cách đây vài tuần, Sở LĐTBXH tỉnh có yêu cầu thống kê số lao động thường xuyên, lao động bấp bênh trên toàn xã. Bà Thúy nhìn nhận: “Nói chung lao động của xã chủ yếu là đi làm ở KKT Vũng Áng hết. Ít ai thất nghiệp ở nhà, nhưng mà số đi làm đó, hầu hết là việc tạm thời, không có bền vững”. Xã này cũng đã có nhiều cuộc khảo sát để hướng nghiệp cho lao động địa phương. Thế nhưng, thay vì hào hứng, thì nhiều người đã tỏ ra thất vọng và cho rằng “rồi cũng chỉ để đóng đinh, buộc thép, phụ hồ thì đi đào tạo làm chi”.
Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, Trưởng phòng LĐTBXH huyện Kỳ Anh - ông Nguyễn Văn Hảo - cho biết, từ sau vụ lộn xộn 14.5, phòng có tiếp nhận được 2 thông báo tuyển dụng làm việc cho dự án thuộc Formosa ở KKT Vũng Áng. Đó là Cty Lilama 18 và Cty Hạ Môn. Quy trình thông báo tuyển dụng, các Cty này gửi thông tin tuyển dụng về tỉnh. Sau đó tỉnh gửi về huyện và huyện gửi đến các phòng, ban tiếp tục thông báo về địa phương. Theo ông Hảo, có thể một số Cty khác thông báo tuyển dụng thông qua sàn giao dịch...
“Khép” công nhân trong những tòa cao ốc
Trong những ngày lang thang trước cổng đại công trường Formosa, chúng tôi có dịp làm quen và được nghe Nguyễn Văn Hai (xã Kỳ Liên, huyện Kỳ Anh) kể về tình bạn giữa anh với A Long - một công nhân Trung Quốc - đang làm việc tại đây. Hai kể: “Nhà em quen A Long từ khi nó sang làm công nhân cách nay 2 năm. Đều đặn mỗi chiều tan ca, nó ra quán bia của em nhậu. A Long tính hiền, ít nói. Em thấy hay hay, nên bắt quen. Thấy vợ chồng em bán quán bia lụp xụp lời lãi chẳng là bao, nên A Long bảo, có thích đi làm công nhân, thì sẽ giới thiệu cho. Nghe nó rủ thấy hay, nên em giao quán cho vợ trông, rồi vào công trường cùng nó. Đợt rồi, sau vụ lộn xộn, A Long về nước, mới sang cách nay ít hôm thôi”.
Hai bảo: “Chiều nay tan ca, A Long mới ra đây. Nó đi taxi chứ không đi bộ như những lần khác. Gặp em, A Long chào và bảo nhớ bia Hà Tĩnh, thèm mấy món mồi vặt do vợ em làm. Lúc nãy, trước khi chào để về, A Long nhìn em, cười tươi rói, rồi còn xin lại số điện thoại của em để lúc nào đó có dịp gặp nhau”. A Long và cả những công nhân người Trung Quốc mà anh biết trước và sau vụ lộn xộn, ở trong công việc cũng như cuộc sống giữa đời thường, thái độ chẳng khác là bao. “Chỉ có điều bây giờ, những công nhân như A Long phải ở tập trung trong những tòa nhà to vật vã ngay trên công trường Formosa và ít ra ngoài hơn. Có lẽ, dăm bữa nửa tháng, những người như A Long lại vẫn cuốc bộ ra đây nhậu với nhà em thôi”.
Đúng như lời Hai nói, trong chiều 27.8, phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc khảo sát tại khu vực 2 xã Kỳ Liên, Kỳ Phương, hầu hết công nhân Trung Quốc sau giờ tan ca được đưa đón về những khu nhà trọ tập trung bằng ôtô. Không một công nhân Trung Quốc nào tự về một mình. Khi trời nhập nhoạng tối, những công nhân người Trung Quốc có nhu cầu ra ngoài, họ thuê taxi đi theo nhóm.
Ông Nguyễn Đức - công nhân công trường Formosa - nhận định: “Hiện số lượng công nhân người Trung Quốc trở lại công trường chưa được như trước đó. Hiện giờ, thật lòng mà nói thì cho dù đã có chuyện, nhưng giữa chúng tôi, trong công việc vẫn đối xử với nhau bình thường chứ không có hiềm khích gì. Bởi anh em giờ ai cũng hiểu rằng họ là những người đi làm ăn lương thiện như chúng tôi cả thôi” - ông Đức nói.
Chúng tôi trở lại Kỳ Liên khi trời nhập nhoạng tối, cũng là thời điểm tan ca của hàng ngàn công nhân làm việc trên đại công trường Formosa. Từ sau sự kiện 14.5 đến nay, lực lượng công an, biên phòng Hà Tĩnh vẫn duy trì chốt chặn ở cổng chính công trường phối hợp kiểm tra thẻ ra vào. Việc kiểm tra chặt chẽ lần lượt từng công nhân ra vào trong trật tự, chứ không còn cảnh chen chúc, ồ ạt đến kín cả một đoạn đường như trước. Lẫn trong từng đoàn xe máy là hàng chục chiếc xe khách chở công nhân Trung Quốc lầm lũi rời nhà máy Formosa rẽ về mọi nẻo...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét