Công bố giấy Trịnh Công Sơn cho phép Khánh Ly sử dụng nhạc phẩm của ông
(TNO) Giấy xác nhận có chữ ký của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được viết năm 2000 lần đầu tiên được công bố tại cuộc gặp gỡ chiều 27.8 tại Hà Nội giữa đại diện Thanh tra Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC), Công ty TNHH Giải trí Đồng Dao (đơn vị tổ chức live concert Khánh Ly tại Hà Nội, Đà Nẵng vào tháng 8.2014).
Tuy nhiên, cũng tại buổi làm việc này, Công ty Đồng Dao đã cung cấp bản sao giấy xác nhận viết tay có chữ ký của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ năm 2000 (có xác nhận của tòa án Mỹ, do ca sĩ Khánh Ly gửi về), nội dung: đồng ý cho ca sĩ Khánh Ly sử dụng các tác phẩm của ông, với số tiền tác quyền là 5.000 USD.
Theo Thanh tra Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, thỏa thuận viết tay giữa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca sĩ Khánh Ly này cần có ý kiến từ gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Còn số tiền tác quyền mà Đồng Dao đóng cho VCPMC sau đó sẽ được trả cho ai, trả như thế nào… sẽ phụ thuộc vào gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cũng như ý kiến ca sĩ Khánh Ly.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Giám đốc Công ty Đồng Dao, cho biết công ty chuẩn bị xin giấy phép để tiếp tục tổ chức chương trình cho ca sĩ Khánh Ly tại Bình Dương vào tháng 10 tới.
Cùng với giấy thỏa thuận tác quyền, ca sĩ Khánh Ly còn gửi một bức thư Chữ ký cuối cùng của một người dành cho một người.Thanh Niên Online xin được đăng bức thư này để những chia sẻ của nữ danh ca đến gần hơn cùng khán giả.
Ca sĩ Khánh Ly - Ảnh: N.V
Buổi làm việc này không ngoài mục đích giải quyết những rắc rối quanh vấn đề tác quyền âm nhạc Trịnh Công Sơn trong hai chương trình Khánh Ly vừa qua. Kết quả, Công ty Đồng Dao và VCPMC đã thống nhất được số tiền tác quyền mà Đồng Dao phải trả cho hai chương trình là 275 triệu đồng (bao gồm VAT).Tuy nhiên, cũng tại buổi làm việc này, Công ty Đồng Dao đã cung cấp bản sao giấy xác nhận viết tay có chữ ký của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ năm 2000 (có xác nhận của tòa án Mỹ, do ca sĩ Khánh Ly gửi về), nội dung: đồng ý cho ca sĩ Khánh Ly sử dụng các tác phẩm của ông, với số tiền tác quyền là 5.000 USD.
Theo Thanh tra Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, thỏa thuận viết tay giữa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca sĩ Khánh Ly này cần có ý kiến từ gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Còn số tiền tác quyền mà Đồng Dao đóng cho VCPMC sau đó sẽ được trả cho ai, trả như thế nào… sẽ phụ thuộc vào gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cũng như ý kiến ca sĩ Khánh Ly.
Giấy xác nhận cho Khánh Ly sử dụng tác phẩm Trịnh Công Sơn của chính tác giả
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Giám đốc Công ty Đồng Dao, cho biết công ty chuẩn bị xin giấy phép để tiếp tục tổ chức chương trình cho ca sĩ Khánh Ly tại Bình Dương vào tháng 10 tới.
Cùng với giấy thỏa thuận tác quyền, ca sĩ Khánh Ly còn gửi một bức thư Chữ ký cuối cùng của một người dành cho một người.Thanh Niên Online xin được đăng bức thư này để những chia sẻ của nữ danh ca đến gần hơn cùng khán giả.
Chữ ký cuối cùng của một người dành riêng cho một người
“Đã đến giờ tôi phải đi. Phải từ giã Hà Nội thôi. Mọi người còn đang ngủ yên trong kia. Chỉ mình tôi ngồi trước hiên nhà. Một mình ngồi suốt 3 tiếng đồng hồ. Hạnh phúc lớn quá, mà nỗi cô đơn cũng lớn quá.
Tôi không biết đêm đã dần qua, một ngày mới đang tới. Và tôi lại sắp phải nói lời giã từ con phố mình vừa gặp lại sau 60 năm xa cách. Bao giờ trở lại. Có còn trở lại nữa không. Tôi đã 70 rồi. Đường thì xa vạn dặm mà thời gian thì vô tình. Ngày mai. Ngày mai ai biết được ngày mai đời mình sẽ ra sao. Một chớp mắt đã bãi biển nương dâu. Một chớp mắt đã nghìn trùng xa cách. Một chớp mắt đã thành kỷ niệm. Đã là quá khứ.
… Chúng tôi, những người của ba miền đất nước. Đến với nhau không nghi ngại. Toại, Sơn, Giang, Tuân, Doãn, Yến, Minh, Lộc… Anh và tôi. Chúng tôi có chung một niềm vui, một mơ ước. Dẫu hoàn cảnh gia đình không giống nhau. Tiếng cười tiếng hát vẫn rộn ràng mỗi khi chiều xuống. Những đĩa cơm nghèo chia đôi, những điếu thuốc chuyền tay. Giấc mơ về một ngày im tiếng súng, một ngày chân bước và hát trên ba miền từ thành phố đến thôn làng. Nhà thương trường học sẽ dược dựng xây trên hoang tàn đổ nát. Có áo cơm cho trẻ con không nhà. Có nụ cười cho cha già mẹ yếu. Có vòng tay cho chị. Có chiếc nạng cho anh. Có tiếng cười trong căn nhà nhỏ. Bài học yêu thương phải được học lại từ đầu. Giấc mơ của tuổi trẻ Việt Nam. Giấc mơ của người Việt Nam trên khắp ba miền.
Tháng ngày bên Anh thật hạnh phúc. Anh mở cho tôi cánh cửa vào cuộc sống tốt đẹp. Phải, dù chẳng để làm gì, dù chỉ để gió cuốn đi. Dù vắng bóng ai, tấm lòng ấy vẫn còn mãi. Chúng ta có mong được đến trong cuộc đời này? Vậy thì chúng ta sẽ ở lại trong trái tim mọi người dù chỉ là một góc nhỏ nhoi. Bây giờ, nếu có ai đó bảo rằng chúng tôi rồi sẽ xa cách nhau. Sẽ có ngày phải khóc nhau. Không thể được. Không bao giờ có chuyện đó. Chúng tôi tin cậy nhau, chúng tôi yêu thương nhau, gần gũi gắn bó biết bao. Điều gì có thể chia cắt được thâm tình này.
Những ngôi nhà khang trang mái ngói đỏ nằm chen lẫn giữa những vườn cây ăn trái, ruộng lúa xanh rì bạt ngàn. Tôi cố căng mắt tìm kiếm nhưng vô ích. Tôi không tìm thấy dấu vết nào của 40 năm trước. Con đường Huế - Quảng Trị ngập sâu dưới cơn mưa chẳng còn biết đâu là đường, đâu là ruộng. Chiếp Jeep lùn chậm chạp lăn bánh qua những biển nước. Cây cầu gỗ run rẩy. Chỉ có niềm tin và tình yêu mới đưa tôi đến con đường này. 60 cây số Huế - Quảng Trị sao mà quá gian nan. Tình yêu trước mặt tưởng như trong tầm với. Có ai ngờ ngay từ phút giây đầu đã phải khóc nhau. Phải. Tôi đã muốn khóc thật lớn, thật nhiều giây phút lìa xa Hà Nội. Chỉ thấy trong lòng nặng trĩu bao nhiêu nỗi niềm ấp ủ 60 năm. Giờ trên con đường này, tôi vẫn muốn giấu đi giọt nước mắt muộn màng. Làm sao tôi có thể bộc lộ nỗi lòng của mình, và mặc dù biết rất rõ, Anh cũng không nói gì, chỉ dịu dàng hơn, ân cần hơn. Anh vốn như thế. Những tình khúc của Anh là ngàn vạn lời an ủi ấm áp. Anh như muốn nhắn nhủ một điều giấu kín trong tim chỉ là những điều… giấu kín mà thôi. Hãy cứ yêu ngày tới dù đã mệt kiếp người vì còn cuộc đời trước mắt. Hãy cứ vui mà sống dầu đã vắng bóng ai.
Đức Mẹ La Vang và Quảng Trị không kéo tôi ra khỏi nỗi đau. Huế và Anh lại cho tôi nơi chốn bình yên. Tôi không thể khóc trong tay Anh. Tôi chỉ có thể ngồi bên Anh yên lặng mà cảm nhận tình thương từ ánh mắt dịu dàng bao dung. Ánh mắt đó vẫn theo tôi, vẫn luôn luôn nhắc nhở tôi, hãy sống tử tế với một tấm lòng. Anh vẫn đi cùng tôi qua những miền nắng ấm, những ngày bão mưa tuyết đổ. Khuôn viên Đại Học, hội trường Công giáo, Phật giáo. Những lớp học tiếng Việt. Trẻ mồ côi tàn tật, người già neo đơn. Tôi muốn đi cùng Anh đến mọi nơi mọi miền chia sẻ những may mắn của mình trong đời cho người bất hạnh. Anh đã nói các bạn là những người không may mắn, mất đi một phần thân thể của mình nhưng tâm hồn các bạn còn nguyên vẹn; trong khi ngoài đời có rất nhiều người lành lặn nhưng tâm hồn lại khiếm khuyết… Anh ru đời đừng tuyệt vọng. Tôi là ai… là ai… mà yêu quá đời này. Anh tuyệt vời biết bao. Anh đã đến và ở lại trong trái tim những người yêu Anh. Ở lại mãi mãi vòng tay Hà Nội. Nụ cuời Hội An. Tấm lòng Đà Nẵng. Mọi người đến để gặp Anh… Lại gần với nhau. Ngồi kề bên nhau. Thù hận xin quên. Đây quê hương mình… Tâm hồn Anh. Trái tim Anh sẽ mãi mãi đi cùng với người yêu Anh trên khắp các nẻo đường quê hương từ thành thị đến thôn xóm ruộng đồng.
Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa tôi sẽ rời Việt Nam. Buổi chiều. Một buổi chiều tháng 05 con đường Duy Tân cây dài bóng mát. Con ngõ nhỏ, cho đến bây giờ, không có gì thay đổi. Tôi muốn đến chào Anh trước khi ra đi. Tôi muốn nhìn lại cái cầu thang tôi đã lên xuống nhiều lần. Tôi muốn nhìn lại chiếc ghế Anh ngồi. Chỗ Anh hay ngồi với bạn bè với tôi. Tôi muốn tìm xem Anh đã ngồi đâu khi ký cho tôi chữ ký cuối cùng. Thì ra Anh không hề quên tôi. Trong giây phút đó, Anh vẫn nhớ đến những tháng ngày hạnh phúc của một thời bé dại. Phải. Ở một nơi xa lắm, cho đến cuối đời, tôi luôn ôm ấp một tình yêu dành cho Anh. Tình yêu dành cho một người cha. Một người anh. Một người bạn.
Cánh cổng nặng nề đã khép lại sau lưng, tôi vẫn nghe lẫn trong tiếng cười vui của anh Sâm Thương, anh Nguyễn Quang Sáng, anh Dương Minh Long, Bảo Phúc, Từ Huy… Em hãy sống tử tế với mọi người… Tôi sẽ cố gắng để dẫu không làm được gì tốt đẹp thì cũng không đến nỗi phụ tấm lòng của Anh.
Lòng tôi bỗng nhẹ nhàng bước đi không quay lại. Không có ai nhìn theo. Mãi mãi không còn ai nhìn theo. Cái Ngõ Trịnh đáng yêu ở đó có một người luôn bên cạnh tôi. Luôn đi cùng tôi. Ở đó có một ngôi nhà tôi luôn mong mỏi mở cửa bước vào mà chân cứ ngập ngừng”.
|
Nguyên Vân
TCS chết còn chưa yên !!!
Trả lờiXóaViêc đi đòi tác quyền của ông nhac sĩ Phương tại Đà Nẳng thấy quá lôm côm,làm hoen ố cả thánh đường nghệ thuật.Ông phải biết Khánh Ly là ai, Trịnh Công Sơn là ai chứ.Đành rằng mọi con người đều bình đẳng nhưng nếu có ai xếp ông ngồi chung mâm với Văn Cao , Phạm Duy, Trịnh Công Sơn...thì ông cũng kiếm lý do từ chối một cách lịch sự thì người ta mới nể ông chứ.
Trả lờiXóaNhạc sĩ Phú Quang than phiền trung tâm của Phó Đức Phương có bớt xén tác quyền cùa nhạc sĩ.Lẽ ra 4000.000 mà đưa có 700.000.
Trả lờiXóa