Cán bộ - công nhân, ai ”giàu” hơn?
Trong buổi làm việc mới đây với TP Hà Nội, một lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết đã “đòi” được khoảng 20 căn nhà công vụ khu Hoàng Cầu. Có người còn đưa ra con số so sánh tiền thuê nhà đáng giật mình giữa cán bộ và công nhân, cho thấy nghịch lý tồn tại dài đằng đẵng.
Ảnh minh họa
Khu nhà công vụ Hoàng Cầu (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa) từng là tâm điểm dư luận ngay trước thềm kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII. Với 80 căn hộ được cho thuê từ năm 1999, nay thuộc quyền quản lý của Cục Quản lý nhà (Bộ Xây dựng), khu Hoàng Cầu khiến nhiều cơ quan “đau đầu” vì chuyện các cựu cán bộ đã hết nhiệm kỳ công tác nhưng không chịu trả nhà, hoặc không có điều kiện thuận lợi để trả nhà.
Đến độ, đại biểu Quốc hội cũng lấy đó làm căn cứ góp ý mạnh mẽ về vấn đề quản lý nhà công vụ, về sự công bằng giữa cán bộ với công nhân. Sự việc trở nên “nóng bỏng” khi Bộ Xây dựng tuyên bố sẽ thu hồi các trường hợp không đúng đối tượng, sử dụng sai mục đích.
Rút cuộc ai đã có lỗi? Không thể nói các cựu cán bộ tham lam căn nhà đến mức chây ì không đi, bởi họ đã gắn bó vài chục năm ở nơi đây, đã sinh sống ổn định cùng gia đình trong một thời gian dài và đặc biệt đã bỏ ra rất nhiều tiền mới có thể ở đàng hoàng, vì ban đầu chỉ được bàn giao một cái “xác” nhà. Nhưng rõ ràng đã có sự mập mờ giữa khái niệm sở hữu lâu dài và việc thuê quyền sử dụng trong thời gian đương nhiệm. Các cơ quan quản lý không minh bạch hóa, không dứt khoát được chuyện đó. Và nay, nhiều hệ lụy nảy sinh. Một trong những hệ lụy phức tạp nhất lại là chữ “Tình”. Đa số cán bộ ở đó từng có đóng góp lớn, giữ các vị trí quan trọng, nay bị buộc phải di dời, thì quả thực… khó coi.
Nhưng có lẽ, đã có một sự ưu ái quá mức cần thiết trong chính sách nhà ở công vụ hiện nay. Trừ cán bộ là công chức, viên chức bình thường, các đối tượng được ở khu Hoàng Cầu đều là lãnh đạo các cơ quan lớn, vốn đã đủ các điều kiện để có một cuộc sống tươm tất hơn đa số cán bộ khác.
Rút cuộc ai đã có lỗi? Không thể nói các cựu cán bộ tham lam căn nhà đến mức chây ì không đi, bởi họ đã gắn bó vài chục năm ở nơi đây, đã sinh sống ổn định cùng gia đình trong một thời gian dài và đặc biệt đã bỏ ra rất nhiều tiền mới có thể ở đàng hoàng, vì ban đầu chỉ được bàn giao một cái “xác” nhà. Nhưng rõ ràng đã có sự mập mờ giữa khái niệm sở hữu lâu dài và việc thuê quyền sử dụng trong thời gian đương nhiệm. Các cơ quan quản lý không minh bạch hóa, không dứt khoát được chuyện đó. Và nay, nhiều hệ lụy nảy sinh. Một trong những hệ lụy phức tạp nhất lại là chữ “Tình”. Đa số cán bộ ở đó từng có đóng góp lớn, giữ các vị trí quan trọng, nay bị buộc phải di dời, thì quả thực… khó coi.
Nhưng có lẽ, đã có một sự ưu ái quá mức cần thiết trong chính sách nhà ở công vụ hiện nay. Trừ cán bộ là công chức, viên chức bình thường, các đối tượng được ở khu Hoàng Cầu đều là lãnh đạo các cơ quan lớn, vốn đã đủ các điều kiện để có một cuộc sống tươm tất hơn đa số cán bộ khác.
Vậy mà, 6.000 đồng/m2 lại là mức thuê mặt bằng dành cho họ. Trong khi đó, công nhân đang phải thuê nhà với giá 34.000 đồng/m2, phải sống trong những căn phòng tạm bợ, thiếu thốn mọi thứ. Công nhân chậm tiền một chút là chủ nhà đã lăm le đuổi. Còn cán bộ chuyển công tác, về hưu vẫn ung dung ở tiếp như nhà của mình… Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Chu Sơn Hà đã phải thốt lên hai từ “bất cập” khi đưa ra hai con số so sánh này.
Nếu lấy giá tiền thuê nhà làm thước đo, có lẽ công nhân đang “giàu” hơn cán bộ.
Việt Nguyễn
Nếu lấy giá tiền thuê nhà làm thước đo, có lẽ công nhân đang “giàu” hơn cán bộ.
Việt Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét