Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

ĐI ĐÁM MA CỦA NGƯỜi VIỆT BÊN XỨ MỸ

ĐI ĐÁM MA CỦA NGƯỜi VIỆT BÊN XỨ MỸ
1. Lời Thật Mất lòng: Một số người đi Đám Ma, Đám Làm Tuần bị coi như là kẻ làm cảnh, làm kiểng, làm nền cho một số “chức sắc.”: Từ ngày qua Mỹ sống trên một đất nước được coi như là bình đẳng giữa mọi người, không phân biệt nghề nghiệp, trình độ học vấn hay kiến thức miễn làm tròn bổn phận của một người công dân là đủ rồi. Giá trị mọi người được đặt và tôn trọng ngang nhau. 
Nhưng trái lại, trong cộng đồng Việt Nam có một sự biến thái lạ lùng. Một số người lợi dụng ĐÁM MA, ĐÁM LÀM TUẦN để giới thiệu “tung hô những chức sắc với nhau”, ông chủ tịch hội đoàn nầy, bà hội trưởng của hội đoàn nọ, cố vấn của hội đoàn kia hoặc được giới thiệu một cách trịnh trong, mời lên nguyện hương, thắp nhang trước. 

Chứ người xướng ngôn viên ( phần lớn là do của hội đoàn cử ra) không bao giờ chịu theo tuần tự như người bản xứ ai ngồi hàng ghế cuối cùng được lên viếng thăm và cầu nguyện cho người quá cố trước dù người đó là ai. Rồi cứ tuần tự, lần lượt như vậy cho đến người cuối cùng. Còn đối với những người trong mắt của người xướng ngôn viên không đúng là “quan khách, chức sắc” thì không bao giờ đá động đến, hoặc đá động đến bằng cách giới thiệu một cách qua loa, lấy lệ mà thôi. 

Những người nầy tự động, tự đến để thắp hương cầu nguyện chứ không được người xướng ngôn viên mời hay một lời giới thiệu nào cả. Vô tình họ coi nhóm người thứ hai nầy không khác chi một thứ thường dân không hơn, không kém. Họ lấy những người nầy để làm nền, làm cảnh, làm kiểng để giới thiệu những người họ coi là “quan chức,” dù đó là một hư danh, quan chức dõm, địa vị ảo.

2. Tất cả mọi người đến đều có một tấm lòng như nhau:

Tất cả mọi người đến dự đám tang, đám táng, đám ma hoặc đám làm tuần đều là những người có một tấm lòng như nhau đối với người quá cố và gia đình. Họ hoặc là vì tình bạn bè, hoặc là vì cảm tình riêng với gia đình, hoặc vì tình đồng hương, đồng nghiệp,đồng đội mà họ có mặt để chia xẻ nỗi mất mác to lớn của gia đình tang chủ, đồng thời cầu nguyện cho linh hồn người quá cố được nhẹ nhàng vãng sinh về miến Cực Lạc hoặc được về nước của Đức Chúa Trời thảnh thơi yên nghỉ...

Chứ những người nầy không phải đến để được các bạn xếp vào một thứ giai cấp thứ hai, giai cấp thường dân hoặc làm nền, làm cảnh, làm kiểng để các bạn giới thiệu “quan khách” và “vái bái lẫn nhau” trong ĐÁM MA, ĐÁM LÀM TUẦN. Chẳng biết những vị “chức sắc” nầy khi được các bạn giới thiệu trịnh trong như vậy có vui lắm trong đám ma, đám làm tuần không? Chắc điều đó còn tùy theo mỗi cá nhân.

Tôi thấy những điều nầy các bạn nên xét lại. Có nên tiếp tục như vậy hay không? Vì đám làm tuần, đám ma không phải là một buổi lễ ở ngoài trời của các hội đoàn của các bạn. Những lễ nấy cần có nhiều hội đoàn có mặt, có nhiều người tai to, mặt lớn càng đông, càng nhiều thì càng tốt. Để phô trương với quần chúng. 

Còn trong đám ma, đám tang, đám làm tuần các bạn phô trương với ai? Nếu tiếp tục như thế nầy tôi e không hay. Trở về thực tế thì hơn. Làm như vậy không đúng cách, trước sự buồn rầu, đau đớn khi phải mất người thân của gia chủ. Tất cả mọi người có mặt trong đám ma, đám tang, đám táng, đám làm tuần đều có lòng như nhau. Không ai hơn mà cũng không ai kém hơn ai. Hãy nên đối xử công bình một chút khi các bạn nhận lảnh vai trò xướng ngôn.

3. Đều Đáng Làm:

a) Giới thiệu gia đình, con cháu và thân nhân người quá cố trước mặt mọi người để cho mọi người đến tham dự, có mặt tại chỗ biết để đến trực tiếp chia buồn với tang quyến, thân nhân của người quá cố...

b) Mọi người có mặt trong đám táng, đám tang, đám ma, đám làm tuần đều là những người tốt bụng, có lòng đến để an ủi, chia xẻ sự mất mác to lớn của gia đình và thành lòng cầu nguyện cho linh hồn người quá cố sớm vãng sanh hoặc lên cõi thiên đàng. Phải được giới thiệu đối xử trân trọng như nhau.

c) Đọc tiểu sử của người quá cố, nhắc lại những kỷ niệm tốt đáng kính, cùng những đức tánh tốt của người quá cố lúc sinh thời đã làm những gì tốt cho màu cờ sắc áo, cho ngành, cho xã hội, cho tổ quốc dân tộc cho mọi người biết. Đó là điều đáng nên làm. Đáng nên ca ngợi.

d). Lời cảm tạ của đại diện gia đình tang gia đối với những người có lòng đến cầu nguyện, đưa tiễn lần cuối người quá cố.

4. Điều nên tránh:


Không nên lợi dụng đám ma, đám tang, đám táng, đám làm tuần mà giới thiệu khoe khoan chức vụ nầy, chức vụ nọ của chính quý vị. Thời đó đã hết rồi. Trong nỗi buồn của tang chủ ta nên bỏ bớt đi. Tập trung cho lời cầu nguyện là tốt.
(..........)

Tôi biết lời thật sẽ mất lòng. Thà mất lòng còn hơn thấy trái mà không nói. Người ta thường bảo rằng “nói ra là bạc, ngậm miệng là vàng.” Thà tôi chọn bạc còn hơn chọn vàng.

Chúc các bạn dồi dào sức khỏe, may mắn trên quê người.

Nguyễn Hoài Ân

3 nhận xét:

  1. Bọn này không phải là nguời Việt nên mới gọi là Việt kiều, cái thân tỵ nạn vượt biên quỳ lạy để được nhận vào Hoa Kỳ, có hay ho gì mà khoe ông này bà nọ, đáng khinh .

    Trả lờiXóa
  2. Vượt vượt cái mả cha thằng nặc 15:57 Ngày 26 tháng 08 năm 2014 à! sao nói ngu thế? không phải là người việt nên mới gọi là việt kiều là như thế nào? Mày có biết làm sao mà họ phải tị nạn, phải vượt biên không hả?
    Nói năng cho đàng hoàng nhé! đừng có bọn này bọn nọ.

    Trả lờiXóa
  3. Việt kiều Mỹ có người tốt người xấu nhưng 80 phần trăm là những người khoe của, về Việt nam chơi thì khoe đo la, kiếm gái, kiếm trai tơ, buôn lậu. Trở về Mỹ thì lường gạt lẫn nhau giwủa người việt vơí người việt, cha mẹ già thì vất vào nhà dưỡng lão.

    Trả lờiXóa