Chủ nghĩa Xã hội vs Chủ nghĩa Tư bản
Hiệu Minh - Robin Hood là người rừng chuyên đi lấy của người giầu chia cho người nghèo. Đó cũng là cách mà CNXH tìm cách chia đều lợi nhuận xã hội cho mọi người nhằm tiến tới công bằng: cơ hội và thành quả. Đó cũng là ý nghĩ của những người làm nên cuộc cách mạng tháng 8-1945.
Đáng tiếc thay, tư duy cha chung không ai khóc đã ngự trị cả ngàn năm ở nền văn minh lúa nước sông Hồng, giấc mơ của cụ Lê Nin tại xứ Việt vẫn chỉ là giấc mơ. Robin Hood chưa chắc đã là người hùng như trong truyện cổ tích của người Việt.
Sống dưới chế độ XHCN tại Việt Nam 15 năm liền (1954-1970) từ thuở thiếu niên, sau đó 7 năm tại Ba Lan ở lứa tuổi thanh niên với XHCN nửa cộng sản, nửa quí tộc, nửa tin Liên Xô, nửa kia tin Mỹ, có 6 tháng bên tư bản Anh già cỗi, và 10 năm gần đây khi ở tuổi tri thiên mệnh tại sào huyệt đế quốc và tư bản Mỹ, thế mà tôi không tự tin để nói thế nào là tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, chế độ nào tốt đẹp hơn. Mỗi chủ nghĩa có cái hay riêng.
Gọi điện hỏi tay chuyên gia kinh tế thế giới, hắn giải thích nôm na như sau.
Quốc gia nào có sở hữu Nhà nước nhiều hơn gọi là cộng sản, nơi nào sở hữu tư nhân nhiều hơn được gọi là tư bản. Hai mô hình này mà cãi nhau “ai hơn ai” đến thế kỷ sau chưa chắc đã ngã ngũ.
Nếu nhà máy do công nhân đóng góp tiền, làm chủ tập thể, tự bầu lãnh đạo. Sản xuất hàng hóa, có lợi nhuận cùng hưởng và chia đều, khi thua thiệt tất cả nhà máy cắn răng chia chung nỗi đau thất bát. Họ có một người là Nhà nước theo kiểu “sở hữu toàn dân mà đại diện là nhà nước”. Đây là CNXH.
Cũng nhà máy ấy lại do một số cổ đông lắm tiền, nhiều của, do bán bia hơi, buôn đất, phe phẩy, trúng mánh, rồi đóng góp và thuê công nhân. Có ban quản trị được thuê để giúp chiến lược, sản xuất và bán hàng. Khi có lời, mấy tay cổ đông chia nhau, lời nhiều, chia nhiều. Thua thiệt ngồi ôm nhau khóc hoặc tự tử vì phá sản. Vì đã nhận lương, công nhân “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” đã cao chạy xa bay. Đó là CNTB.
Có một sự thật là đầu thế kỷ 20, tư bản làm chủ thế giới, nhưng bóc lột thậm tệ, hành xử hoang dã, cá lớn nuốt cá bé, dân chúng nổi dậy đòi sự công bằng. Lúc đó, cụ Mác Lê vẽ ra một chế độ không còn cảnh người bóc lột người, sở hữu toàn dân, công bằng, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, nên cách mạng vô sản thế giới nổ ra khắp nơi. Tư bản bị thất thế, nổi lên là cộng sản với hàng tỷ tín đồ đi theo.
Hỏi về sự khác biệt trong kinh tế của hai chế độ, anh bạn cho đường link google ra cái bảng sau:
Anh bạn nói thêm, nếu CNTB không xấu xa đã không sinh ra CNXH. Nhờ có CNXH mà cánh tư bản sống tốt hơn. Nếu không trái đất vẫn trong đêm dài tăm tối của CNTB. Qua 70-80 năm, CNXH vẫn chưa mạnh như người ta tưởng là vì chưa biết điều chỉnh như các đồng chí bên tư bản. Các chế độ XHCN tha hóa dần sụp đổ, tư bản lại thắng, không như kịch bản mà các bậc tiền bối CM tháng 8 đã nổi lên giành chính quyền.
Nhưng ai mà biết được, sau thế kỷ nữa, nếu tư bản tiếp tục bóc lột người, cộng sản lại nổi lên. Chẳng có gì đảm bảo sự vĩnh cửu của một chế độ. Vì Robin Hood thời nào cũng có.
Trước khi chào tạm biệt, anh dẫn một câu của Winston Churchill “The inherent vice of capitalism is the unequal sharing of blessings; the inherent virtue of socialism is the equal sharing of miseries. – Thói xấu cố hữu của CNTB là sự phân chia may mắn không công bằng; CNXH có nền tảng đạo đức tốt đẹp là công bằng trong chia sẻ sự khốn cùng”
HM. 19-8-2014.
Ảnh đăng trên facebook nhưng sợ nhiều cụ không có “phây”. Các cụ xem cho biết tư bản giãy chết :)
Trồng giấc mơ bằng…tiền. Ảnh: Internet
Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam đều có “Robin Hood”. Liên Xô cải tạo và xử lý gulag, Trung Quốc cải cách ruộng đất. Việt Nam copy cả hai. Hòa bình vừa xong trên nửa nước đã tiến hành xử địa chủ bóc lột, bắt tù, giết cường hào gian ác. Hợp tác hóa toàn miền Bắc, tưởng rằng, bằng sức mạnh tập thể, rời non lấp biển, CNXH thành công sau 5 năm kế hoạch đầu tiên.Đáng tiếc thay, tư duy cha chung không ai khóc đã ngự trị cả ngàn năm ở nền văn minh lúa nước sông Hồng, giấc mơ của cụ Lê Nin tại xứ Việt vẫn chỉ là giấc mơ. Robin Hood chưa chắc đã là người hùng như trong truyện cổ tích của người Việt.
Sống dưới chế độ XHCN tại Việt Nam 15 năm liền (1954-1970) từ thuở thiếu niên, sau đó 7 năm tại Ba Lan ở lứa tuổi thanh niên với XHCN nửa cộng sản, nửa quí tộc, nửa tin Liên Xô, nửa kia tin Mỹ, có 6 tháng bên tư bản Anh già cỗi, và 10 năm gần đây khi ở tuổi tri thiên mệnh tại sào huyệt đế quốc và tư bản Mỹ, thế mà tôi không tự tin để nói thế nào là tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, chế độ nào tốt đẹp hơn. Mỗi chủ nghĩa có cái hay riêng.
Gọi điện hỏi tay chuyên gia kinh tế thế giới, hắn giải thích nôm na như sau.
Quốc gia nào có sở hữu Nhà nước nhiều hơn gọi là cộng sản, nơi nào sở hữu tư nhân nhiều hơn được gọi là tư bản. Hai mô hình này mà cãi nhau “ai hơn ai” đến thế kỷ sau chưa chắc đã ngã ngũ.
Nếu nhà máy do công nhân đóng góp tiền, làm chủ tập thể, tự bầu lãnh đạo. Sản xuất hàng hóa, có lợi nhuận cùng hưởng và chia đều, khi thua thiệt tất cả nhà máy cắn răng chia chung nỗi đau thất bát. Họ có một người là Nhà nước theo kiểu “sở hữu toàn dân mà đại diện là nhà nước”. Đây là CNXH.
Cũng nhà máy ấy lại do một số cổ đông lắm tiền, nhiều của, do bán bia hơi, buôn đất, phe phẩy, trúng mánh, rồi đóng góp và thuê công nhân. Có ban quản trị được thuê để giúp chiến lược, sản xuất và bán hàng. Khi có lời, mấy tay cổ đông chia nhau, lời nhiều, chia nhiều. Thua thiệt ngồi ôm nhau khóc hoặc tự tử vì phá sản. Vì đã nhận lương, công nhân “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” đã cao chạy xa bay. Đó là CNTB.
Có một sự thật là đầu thế kỷ 20, tư bản làm chủ thế giới, nhưng bóc lột thậm tệ, hành xử hoang dã, cá lớn nuốt cá bé, dân chúng nổi dậy đòi sự công bằng. Lúc đó, cụ Mác Lê vẽ ra một chế độ không còn cảnh người bóc lột người, sở hữu toàn dân, công bằng, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, nên cách mạng vô sản thế giới nổ ra khắp nơi. Tư bản bị thất thế, nổi lên là cộng sản với hàng tỷ tín đồ đi theo.
Hỏi về sự khác biệt trong kinh tế của hai chế độ, anh bạn cho đường link google ra cái bảng sau:
Economic System – Hệ thống kinh tê | Capitalism – Tư bản CN | Socialism – CNXH |
Equity – Công bằng | Capitalism is unconcerned about equity. It is argued that inequality is essential to encourage innovation and economic development. CNTB không quan tâm đến sự công bằng, vì sự không công bằng giúp cho sáng tạo và phát triển. | Socialism is concerned with redistributing resources from the rich to the poor. This is to ensure everyone has both equal opportunities and equal outcomes. CNXH lại quan tâm đến chia đều tài nguyên, lấy của người giầu chia cho người nghèo. Mọi người cùng có cơ hội và thành quả ngang nhau |
Ownership – Sở hữu | Private businesses will be owned by private individuals Sở hữu thuộc về tư nhân | The State will own and control the main means of production. In some models of socialism, ownership would not be by the government but worker cooperatives. Nhà nước sở hữu và quản lý toàn bộ tiến trình sản xuất. Một vài nơi dựa vào công hữu kiểu hợp tác xã. |
Efficiency – Tiện ích, hiệu quả | It is argued that the profit incentive encourages firms to be more efficient, cut costs and innovate new products that people want - Do lợi nhuận nên các công ty trở nên hiệu quả, giảm giá thành và sáng tạo những thứ người tiêu dùng cần. | It is argued that state ownership often leads to inefficiency because workers and managers lack any incentive to cut costs. Nhà nước sở hữu dễ dẫn đến kém hiệu quả vì công nhân, cán bộ và quản lý không có nhu cầu về sáng tạo và giảm giá thành |
Unemployment – Thất nghiệp | In capitalist economic systems, the state doesn’t directly provide jobs. Therefore in times of recession, unemployment in capitalist economic systems can rise to very high levels. Nhà nước không liên quan trực tiếp đến tìm công ăn việc làm. Khi kinh tế suy thoái, luợng người thất nghiệp rất cao. | Employment is often directed by the state. therefore, the state can provide full employment even if workers are not doing anything particularly essential. Tuyển nhân viên, cán bộ do nhà nước quản lý vì thế nhà nước vẫn cung cấp đủ việc làm, dù việc làm đó chẳng đóng vai trò gì trong phát triển. |
Price Controls – Kiểm soát giá cả | Prices are determined by market forces. Firms with monopoly power may be able to exploit their position and charge much higher prices. Giá cả được điều tiết bởi thị trường. Nhưng đôi khi, những công ty độc quyền có thế dùng sức mạnh của mình “cá lớn nuốt cá bé”, và đưa giá cao hơn nhiều vì lợi nhuận là trên hết. | In a state managed economy prices are usually set by the government this can lead to shortages and surpluses. Trong cơ chế nhà nước quản lý, giá cả do trung ương quyết định vì thế khi thừa thì rất thừa, khi thiếu thì rất thiếu. |
Lợi nhuận thế nào đây? Ảnh: Internet |
Anh bạn nói thêm, nếu CNTB không xấu xa đã không sinh ra CNXH. Nhờ có CNXH mà cánh tư bản sống tốt hơn. Nếu không trái đất vẫn trong đêm dài tăm tối của CNTB. Qua 70-80 năm, CNXH vẫn chưa mạnh như người ta tưởng là vì chưa biết điều chỉnh như các đồng chí bên tư bản. Các chế độ XHCN tha hóa dần sụp đổ, tư bản lại thắng, không như kịch bản mà các bậc tiền bối CM tháng 8 đã nổi lên giành chính quyền.
Nhưng ai mà biết được, sau thế kỷ nữa, nếu tư bản tiếp tục bóc lột người, cộng sản lại nổi lên. Chẳng có gì đảm bảo sự vĩnh cửu của một chế độ. Vì Robin Hood thời nào cũng có.
Trước khi chào tạm biệt, anh dẫn một câu của Winston Churchill “The inherent vice of capitalism is the unequal sharing of blessings; the inherent virtue of socialism is the equal sharing of miseries. – Thói xấu cố hữu của CNTB là sự phân chia may mắn không công bằng; CNXH có nền tảng đạo đức tốt đẹp là công bằng trong chia sẻ sự khốn cùng”
HM. 19-8-2014.
Ảnh đăng trên facebook nhưng sợ nhiều cụ không có “phây”. Các cụ xem cho biết tư bản giãy chết :)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét