Việt Nam trơ trọi do đâu?
Nguyễn Tiến Dũng - Gửi anh Nguyễn Trân Sâm
Tôi thấy đúng là chúng ta trơ trọi một mình. Thế nhưng chúng ta trơ trọi do đâu? Để tìm cho đầy đủ nguyên nhân (và nên tìm cho đầy đủ để còn khác phục) tôi chỉ xin nêu một số vấn đề sau. Con người VN cụ thể là người thế nào? Để trả lời câu này có lẽ cách hay nhất là xem cảm tưởng người nước ngoài như thế nào sau khi tiếp xúc với người Việt.
Có một chuyên gia Đông Đức (cũ) vô cùng nhiệt thành với hai chữ Việt Nam (VN). Sau chiến tranh VN (1975) chị đã sang Việt Nam làm việc hai lần vào những năm cuối của thập kỳ 70. Trước khi về nước, nhà nước ta có ý định tặng chị huy chương hữu nghị. Chị từ chối và nói rằng:" Trước khi sang VN, tôi đã 2 lần hiến máu cho VN. Bây giờ dù có xin thì một giọt tôi cũng không cho nữa".
Cách hành xử của cá nhân chị này tương tự với cách hành xử môt quốc gia khác là Thụy Điển (TĐ). Trong những năm khó khăn nhất của VN, TĐ vẫn tiếp tục dự án trên 300 triệu đô la Mỹ để xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng. Nhưng bây giờ thì sao? Không đặt sứ quán tại VN nữa (may là chưa nói cắt đứt quan hệ), hình như có lí do là vì con người Việt cụ thể.
Một Giáo sư người Bỉ đến VN và đem theo một dự án gần 1 triệu đô la để giúp một viện nghiên cứu nọ ở Hà Nội vào những năm đầu thập kỷ 90. Ông đi thăm một vài Viện N/C khác. Trong số đó một vị Viện trưởng đã đề nghị và được gặp riêng GS này. Sau cuộc gặp, ông GS ra gặp tôi. Không kìm được lòng mình ông thốt lên:" Đây là thằng Việt Nam khốn nạn thứ hai tao gặp trên đời". Sau đó, ông kế rằng thằng VN khốn nạn đầu tiên là thằng ngồi cạnh tao trên máy bay. Trên suốt chuyến bay nó chỉ nói xấu VN và khuyên tao không nên giúp đỡ VN làm gì. Còn cái thằng tao vừa gặp kia nó bảo không nên làm dự án ở chỗ ấy chỗ nọ mà nên đưa đến chỗ Viện của nó vì chỗ ấy chỗ nọ kém lắm. Ông cho tôi biết là ông trả lời rằng:" Chính vì tao biết chỗ đó còn kém nên tao mới đưa dự án đến đó; còn chỗ mày giỏi rồi thì cần gì dự án của tao!”. Tuy vậy, cũng “không đỡ nổi”. Sau dự án đó, tức là sau khi tiếp xúc bằng da bằng thịt với người Việt, vị GS kia cũng có thái độ gần giống như chi người Đức.
Chỉ nói đến một vài trường hợp ở tầng lớp tinh hoa chứ chưa nói đến các tầng lớp chặt chém, lừa gạt, ăn cắp ngoài xã hội và những hành vi không đẹp khác của người Việt mà làm cho hầu hết người nước ngoài tiếp xúc đều thấy khó chịu. Con người trên thế giới này chỉ đi cứu người khác vì đó là lòng nhân đạo hay đạo làm người chứ không đi cứu nước khác. Khi nước này cứu nước khác lại là vì lí do chính trị và kinh tế còn người dân chỉ là nạn nhân của tất cả các bên. Ai sẽ đến cứu những người Việt khi họ gặp hoạn nạn? Trước đây, toàn thể loài người (kể cả nhân dân Mỹ) ủng hộ Việt Nam, đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh vì người Việt Nam bị giết hại chứ đâu phải vì chế độ XHCN của VN, đâu phải vì chế độ nhà nước VN lúc đó. Vậy có phải vì chế độ và chính sách dựa vào TQ mà chúng ta trơ trọi không?
Tín ngưỡng của người Việt là gì?
Những sinh viên hoặc thực tập sinh VN sang châu Âu thường cũng trơ trọi không có bạn bè người bản xứ. Một số ít (trong đó có tôi – chỉ để chứng minh cho lời nói của mình chứ không có ý gì khác) có may mắn thâm nhập vào được cuộc sống các gia đình họ nhưng cũng không suôn sẻ gì. Vì họ theo đạo thiên chúa và thường hỏi “bạn có tin cái gì không?”. Một cách rất tế nhị để không hỏi “mày có phải cộng sản không?”. Một khi biết mình không theo đạo, họ sẽ không còn tin mình nữa. Việc đầu tiên là không cho trẻ con hay con cái họ chơi đùa với mình và lúc nào cũng để ý xem mình, một kẻ vô thần làm gì. Tin sao được một kẻ vô thần kia chứ? Theo họ, không có chúa hay thần phật chế ngự thì kẻ vô thần có thể làm bất cứ điều tệ hại nào. Ngược lại, cũng là người châu Á người Phi được sang làm thuê như trông coi các ông bà già cô đơn với mức lương khá cao. Nếu cho rằng vì người Phi nói được tiếng Anh thì mới chỉ đúng một phần nhỏ. Cái chính là chủ nhật hàng tuần họ đi nhà thờ và người châu Âu tin họ và giao nhà cửa và bố mẹ già cho họ.
Công đoàn Đoàn kết của Ba Lan đã lật đổ chế độ XHCN ở nước này. Cái công đoàn ấy lấy tiền đâu ra để làm việc đó? Xin thưa không phải là Lech Waleca mà là người sau này thành Giáo hoàng Jean Paul đệ nhị. Đó mới là người lật đổ chế độ. Ý này chỉ muốn nói rằng để cứu Ba Lan (khỏi cái gì không cần biết) thì chính các con chiên trên thế giới chứ không phải quân đội hay nhà nước nào. Nếu đặt Philipine vào tình huống bị xâm lược thì có thể sẽ có một Ba Lan khác ở châu Á. Câu hỏi đặt ra là các con chiên trên thế giới có sẵn lòng như vậy với Việt Nam không khi người Việt bị TQ giết hai vào lúc này không? Trả lời câu này thì cũng sẽ biết chúng ta có trơ trọi không.
Có thể còn có lí do khác nữa, mong các bạn bổ sung. Điều tôi muốn nói là chế độ hay chính sách dựa vào TQ (như N.T Sâm viết) chỉ là một trong các lí do mà chúng ta (nước Việt và người Việt) đang bị trơ trọi thôi. Xin đừng nói là cái nào quyết định hay cái nào quan trọng hơn vì như thế e là sẽ chính trị hóa vấn đề. Nếu thay đi như anh Sâm nói, thì dù có thay bằng ông Ngô Đinh Diệm, một công giáo chánh hiệu thì Mỹ cũng đã loại bỏ rồi. Ôi người Việt! Tính cách quyết định số phận!
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
Một Giáo sư người Bỉ đến VN và đem theo một dự án gần 1 triệu đô la để giúp một viện nghiên cứu nọ ở Hà Nội vào những năm đầu thập kỷ 90. Ông đi thăm một vài Viện N/C khác. Trong số đó một vị Viện trưởng đã đề nghị và được gặp riêng GS này. Sau cuộc gặp, ông GS ra gặp tôi. Không kìm được lòng mình ông thốt lên:" Đây là thằng Việt Nam khốn nạn thứ hai tao gặp trên đời". Sau đó, ông kế rằng thằng VN khốn nạn đầu tiên là thằng ngồi cạnh tao trên máy bay. Trên suốt chuyến bay nó chỉ nói xấu VN và khuyên tao không nên giúp đỡ VN làm gì. Còn cái thằng tao vừa gặp kia nó bảo không nên làm dự án ở chỗ ấy chỗ nọ mà nên đưa đến chỗ Viện của nó vì chỗ ấy chỗ nọ kém lắm. Ông cho tôi biết là ông trả lời rằng:" Chính vì tao biết chỗ đó còn kém nên tao mới đưa dự án đến đó; còn chỗ mày giỏi rồi thì cần gì dự án của tao!”. Tuy vậy, cũng “không đỡ nổi”. Sau dự án đó, tức là sau khi tiếp xúc bằng da bằng thịt với người Việt, vị GS kia cũng có thái độ gần giống như chi người Đức.
Chỉ nói đến một vài trường hợp ở tầng lớp tinh hoa chứ chưa nói đến các tầng lớp chặt chém, lừa gạt, ăn cắp ngoài xã hội và những hành vi không đẹp khác của người Việt mà làm cho hầu hết người nước ngoài tiếp xúc đều thấy khó chịu. Con người trên thế giới này chỉ đi cứu người khác vì đó là lòng nhân đạo hay đạo làm người chứ không đi cứu nước khác. Khi nước này cứu nước khác lại là vì lí do chính trị và kinh tế còn người dân chỉ là nạn nhân của tất cả các bên. Ai sẽ đến cứu những người Việt khi họ gặp hoạn nạn? Trước đây, toàn thể loài người (kể cả nhân dân Mỹ) ủng hộ Việt Nam, đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh vì người Việt Nam bị giết hại chứ đâu phải vì chế độ XHCN của VN, đâu phải vì chế độ nhà nước VN lúc đó. Vậy có phải vì chế độ và chính sách dựa vào TQ mà chúng ta trơ trọi không?
Tín ngưỡng của người Việt là gì?
Những sinh viên hoặc thực tập sinh VN sang châu Âu thường cũng trơ trọi không có bạn bè người bản xứ. Một số ít (trong đó có tôi – chỉ để chứng minh cho lời nói của mình chứ không có ý gì khác) có may mắn thâm nhập vào được cuộc sống các gia đình họ nhưng cũng không suôn sẻ gì. Vì họ theo đạo thiên chúa và thường hỏi “bạn có tin cái gì không?”. Một cách rất tế nhị để không hỏi “mày có phải cộng sản không?”. Một khi biết mình không theo đạo, họ sẽ không còn tin mình nữa. Việc đầu tiên là không cho trẻ con hay con cái họ chơi đùa với mình và lúc nào cũng để ý xem mình, một kẻ vô thần làm gì. Tin sao được một kẻ vô thần kia chứ? Theo họ, không có chúa hay thần phật chế ngự thì kẻ vô thần có thể làm bất cứ điều tệ hại nào. Ngược lại, cũng là người châu Á người Phi được sang làm thuê như trông coi các ông bà già cô đơn với mức lương khá cao. Nếu cho rằng vì người Phi nói được tiếng Anh thì mới chỉ đúng một phần nhỏ. Cái chính là chủ nhật hàng tuần họ đi nhà thờ và người châu Âu tin họ và giao nhà cửa và bố mẹ già cho họ.
Công đoàn Đoàn kết của Ba Lan đã lật đổ chế độ XHCN ở nước này. Cái công đoàn ấy lấy tiền đâu ra để làm việc đó? Xin thưa không phải là Lech Waleca mà là người sau này thành Giáo hoàng Jean Paul đệ nhị. Đó mới là người lật đổ chế độ. Ý này chỉ muốn nói rằng để cứu Ba Lan (khỏi cái gì không cần biết) thì chính các con chiên trên thế giới chứ không phải quân đội hay nhà nước nào. Nếu đặt Philipine vào tình huống bị xâm lược thì có thể sẽ có một Ba Lan khác ở châu Á. Câu hỏi đặt ra là các con chiên trên thế giới có sẵn lòng như vậy với Việt Nam không khi người Việt bị TQ giết hai vào lúc này không? Trả lời câu này thì cũng sẽ biết chúng ta có trơ trọi không.
Có thể còn có lí do khác nữa, mong các bạn bổ sung. Điều tôi muốn nói là chế độ hay chính sách dựa vào TQ (như N.T Sâm viết) chỉ là một trong các lí do mà chúng ta (nước Việt và người Việt) đang bị trơ trọi thôi. Xin đừng nói là cái nào quyết định hay cái nào quan trọng hơn vì như thế e là sẽ chính trị hóa vấn đề. Nếu thay đi như anh Sâm nói, thì dù có thay bằng ông Ngô Đinh Diệm, một công giáo chánh hiệu thì Mỹ cũng đã loại bỏ rồi. Ôi người Việt! Tính cách quyết định số phận!
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
Phản hồi bài “Việt Nam trơ trọi do đâu?” của Nguyễn Tiến Dũng
Trên Quê Choa 10-5 có bài “Việt Nam trơ trọi do đâu?” của Nguyễn Tiến Dũng ( Xem tại đây!). Tác giả viết bài này như một lời nhắn gửi tới tôi, kẻ đã viết bài “Việt Nam trơ trọi” đăng trên blog Lề Trái của nhà văn Đào Hiếu hôm 8-5.
Trước hết, xin cảm ơn anh Nguyễn Tiến Dũng đã chú ý đến bài viết của tôi và có ý tâm sự với tôi. Cũng xin nói là tôi đồng ý tới 2/3 những nhận định của anh, và có phần xúc động vì những suy tư trăn trở của anh. Tôi đồng ý rằng tính cách người Việt ta còn lắm cái phải bàn.
Ngay từ khi còn trẻ, vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, tôi cũng đã có những năm tháng ăn học ở xứ người, và khi đó đã thấy khá buồn vì cách hành xử của nhiều người đồng bào với những mối quan tâm vụn vặt (đặc biệt khi có vấn đề liên quan đến quyền lợi, dù rất nhỏ, những người đó không giấu nổi sự quan tâm quá mức trước những người bạn nước ngoài). Và mới đây thôi, cái con số 1000 vụ ăn cắp do người Việt thực hiện ở Nhật cũng làm những người đồng bào có lòng tự trọng thấy tê tái lòng. Trước đây, tôi tránh nói về những chuyện như vậy, sợ bị mọi người ghét, coi như kẻ dám thóa mạ chính dân tộc mình. Nhưng giờ đây thì có quá nhiều chuyện…
Và tôi đồng ý với anh Dũng rằng sự trơ trọi của Việt Nam ta có liên quan nhiều với tính cách người Việt.
Nhưng có một điểm mà tôi không hoàn toàn nhất trí với anh Dũng. Anh nói: “Xin đừng nói là cái nào quyết định hay cái nào quan trọng hơn vì như thế e là sẽ chính trị hóa vấn đề.” Anh không muốn chính trị hóa vấn đề. Tôi cũng không có nhu cầu đó. Nhưng (và vì) khi tôi viết bài “Việt Nam trơ trọi” thì chính vấn đề được đề cập đã là vấn đề chính trị rồi! Còn vấn đề trong bài viết của anh thì đúng là phi chính trị. Nhưng hai bài viết đề cập đến hai mối quan hệ khác nhau: tôi nói đến quan hệ giữa các quốc gia, còn anh nói về quan hệ giữa những con người thuộc các dân tộc khác nhau trong cuộc sống hàng ngày.
Vì ngay từ đầu tôi đã nói đến vấn đề chính trị, nên tôi không hiểu tại sao lại không nên nói cái nào là quyết định. Có thể trong quan hệ dân sự thì như thế thật, nhưng trong quan hệ giữa các quốc gia thì cách hành xử của những người thuộc một dân tộc không phải là yếu tố quyết định để quốc gia đối tác xác định mức độ quan hệ. Cái quan trọng nhất quyết định quan hệ giữa hai quốc gia là vấn đề quyền lợi (của quốc gia hoặc tập đoàn cầm quyền).
Việc Hoa Kỳ thời Clinton xúc tiến việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam có lý do chính là sự thúc ép của giới chủ ở Mỹ, vì thị trường Việt Nam, tuy không đem lại tổng lợi nhuận lớn như vài nơi khác, nhưng hứa hẹn lãi suất rất cao, chứ không phải vì người Mỹ yêu người Việt (chính anh Dũng rất hiểu điều này). Tuy nhiên, cũng vì quyền lợi, hiện tại Hoa Kỳ không muốn bênh vực Việt Nam, vì việc bênh vực này chưa đem lại ích lợi gì đáng kể cho Hoa Kỳ. Ngược lại, những mất mát trong việc quan hệ với Trung Quốc xấu đi khi Hoa Kỳ bênh vực Việt Nam làm Hoa Kỳ phải suy tính. Nếu nói về thái độ của người Mỹ thì chắc là đối với người Trung Hoa họ không có thiện cảm nhiều hơn với người Việt Nam. Trong khi đó, liên minh với Nhật Bản (hay Hàn Quốc, Philippines) bảo đảm cho Mỹ rất nhiều quyền lợi, trong đó có vấn đề an ninh của chính nước Mỹ, nên nếu Trung Quốc gây hấn với Nhật Bản thì thái độ của Mỹ sẽ khác hẳn, Mỹ sẽ đứng hẳn về phía người Nhật (bất kể nhiều người Nhật thường xuyên đi biểu tình đòi quân Mỹ rút khỏi Nhật Bản).
Quyền lợi cũng là động lực chính để các nước tư bản thiết lập quan hệ làm ăn với Việt Nam hay Trung Quốc, trong khi trong thâm tâm họ chẳng coi chính quyền hai nước này ra gì. Quyền lợi cũng là lý do dẫn đến hai quốc gia có quan hệ đồng chí lại cắn xé nhau. Và không phải chỉ bây giờ. Năm 1969 Trung Quốc đã đánh nhau với Liên Xô, và năm 1979 là với Việt Nam.
Tất nhiên, tư cách các nhà lãnh đạo hay tập đoàn cầm quyền của một quốc gia cũng ảnh hưởng đáng kể đến thái độ của quốc gia khác đối với nước họ. Hoa Kỳ không thể hết lòng với Việt Nam vì không thể tin rằng những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam lại trung thực với họ, trong khi vẫn muốn có quan hệ tốt với Trung Quốc để duy trì chế độ. Nhưng suy cho cùng, đó cũng là vì quyền lợi: chơi với kẻ thiếu trung thực thì quyền lợi khó được bảo đảm.
Trong sự trơ trọi của Việt Nam hiện nay, trách nhiệm chủ yếu thuộc về chính sách đối nội, đối ngoại của những người điều hành đất nước.
Xin có mấy lời như vậy để trao đổi với anh Nguyễn Tiến Dũng. Xin gửi tới anh lời chào trân trọng.
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
http://bolapquechoa.blogspot.ch/2014/05/phan-hoi-bai-viet-nam-tro-troi-do-au.html
Tôi là người VN '' xịn'' mà cũng chán với tính cách người V mình quá .
Trả lờiXóa