Vai trò của Mỹ ở đâu trong vòng xoáy căng thẳng trên Biển Đông?
Dân Việt - Cuộc điều trần tại Tiểu ban Châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ ngày 20.5 đã trở nên nóng bỏng khi vấn đề Biển Đông chiếm phần lớn thời gian. Câu hỏi mà các nghị sĩ đặt ra để thảo luận là “vai trò của Mỹ ở đâu trong vòng xoáy căng thẳng này?”.
Daniel Russel - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách
các vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương Daniel Russel - người vừa trở về từ chuyến công tác ở Hà Nội là một trong những diễn giả chính trong phiên điều trần này. Cùng với nhiều nghị sĩ khác, ông Daniel Russel cho rằng hành động đơn phương gây căng thẳng qua việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 tại Biển Đông và với việc sử dụng nhiều tàu thuyền, trong đó có tàu của hải quân, hộ tống đến khu vực này đã và đang đe dọa tới hòa bình và an ninh khu vực.
Ông Russel khẳng định các diễn biến ở Biển Đông hiện nay là những hành động của Trung Quốc nhằm “giành giật chủ quyền một cách phi pháp và việc xây dựng trên đảo Gạc Ma là hành động nhằm quân sự hóa các hòn đảo tranh chấp để làm cơ sở cho các yêu sách chủ quyền”.
Chủ tịch Tiểu ban Châu Á - Thái Bình Dương Steve Chabot cho rằng các hành động nói trên của Trung Quốc chính là một trong những thách thức đối với mục tiêu “xoay trục” của Mỹ.
Các nghị sĩ có mặt trong phiên điều trần đều thống nhất quan điểm rằng, những hành động đơn phương và nguy hiểm của Trung Quốc đe dọa đến an ninh hàng hải và an ninh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, câu hỏi mà các nghị sĩ đặt ra để thảo luận là “vai trò của Mỹ ở đâu trong vòng xoáy căng thẳng này?”.
Hạ nghị sĩ Ami Bera, thành viên cao cấp của tiểu ban, đã dẫn đến một kịch bản dường như là không xa, nếu Mỹ khoanh tay đứng nhìn trong trường hợp này, Trung Quốc sẽ gây chuyện tương tự với Nhật Bản và Philippines. Hạ nghị sỹ Bera đặt câu hỏi đối với Trợ lý Ngoại trưởng Russel:“Chính phủ Mỹ có hành động gì để can thiệp, bảo vệ các đồng minh, đối tác cũng như đảm bảo an ninh, ổn định ở khu vực?”.
Trợ lý Ngoại trưởng Russel cho biết vấn đề trên đã được chính quyền của Tổng thống Barack Obama “thẳng thắn nêu ra với phía Trung Quốc thông qua kênh ngoại giao và Mỹ cũng đã liên tiếp hối thúc Trung Quốc không nên dùng vũ lực”. Ông Russel cũng khẳng định cách giải quyết tốt nhất cho Mỹ, cho Trung Quốc và các nước láng giềng của Trung Quốc lúc này là thông qua các biện pháp ngoại giao, đối thoại với tinh thần xây dựng, giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên, Hạ nghị sĩ Bera cho rằng chỉ bằng những tuyên bố trong trường hợp này là không đủ, và đặt câu hỏi “Liệu có những hành động thực tế từ chính quyền Obama để đảm bảo Trung Quốc phải thay đổi hay không?”.
Trợ lý Ngoại trưởng Russel cho rằng chuyến thăm mới đây của Tổng thống Obama tới bốn nước Châu Á chính là sự khẳng định rõ nhất, không chỉ qua lời nói mà trên thực tế rằng Mỹ cam kết gắn bó với hòa bình ở khu vực, ủng hộ cơ sở luật pháp và thông lệ quốc tế. Ông Russel nhấn mạnh đến việc Mỹ không chỉ nói suông khi viện dẫn những con số viện trợ cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, tăng từ 741,1 triệu USD trong năm 2013 lên 810,7 triệu USD trong năm 2014.
Mặc dù vậy, giới phân tích vẫn cho rằng, trong trường hợp Biển Đông như hiện nay, những phát ngôn của Mỹ vẫn trong trạng thái dè dặt. Mặc dù Mỹ vẫn bày tỏ quan điểm không đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, nhưng với những việc làm sai trái, đi ngược với luật pháp quốc tế mà Trung Quốc đang tiến hành, thì Mỹ chưa thể hiện được sự phản đối cứng rắn đối với Bắc Kinh. Chính thái độ dè dặt này của Mỹ đã khiến cho nhiều nước đồng minh của Mỹ tại Châu Á sốt ruột, nhất là chỉ mới đây thôi, trong chuyến thăm Châu Á, ông Obama đã cam kết sẽ bảo vệ các đồng minh. Phát biểu công khai của ông Obama, được nhiều nước kỳ vọng Mỹ sẽ sát cánh cùng Châu Á trong việc hạn chế các tham vọng của Trung Quốc.
Chủ tịch Tiểu ban Châu Á - Thái Bình Dương Steve Chabot cho rằng các hành động nói trên của Trung Quốc chính là một trong những thách thức đối với mục tiêu “xoay trục” của Mỹ.
Các nghị sĩ có mặt trong phiên điều trần đều thống nhất quan điểm rằng, những hành động đơn phương và nguy hiểm của Trung Quốc đe dọa đến an ninh hàng hải và an ninh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, câu hỏi mà các nghị sĩ đặt ra để thảo luận là “vai trò của Mỹ ở đâu trong vòng xoáy căng thẳng này?”.
Hạ nghị sĩ Ami Bera, thành viên cao cấp của tiểu ban, đã dẫn đến một kịch bản dường như là không xa, nếu Mỹ khoanh tay đứng nhìn trong trường hợp này, Trung Quốc sẽ gây chuyện tương tự với Nhật Bản và Philippines. Hạ nghị sỹ Bera đặt câu hỏi đối với Trợ lý Ngoại trưởng Russel:“Chính phủ Mỹ có hành động gì để can thiệp, bảo vệ các đồng minh, đối tác cũng như đảm bảo an ninh, ổn định ở khu vực?”.
Trợ lý Ngoại trưởng Russel cho biết vấn đề trên đã được chính quyền của Tổng thống Barack Obama “thẳng thắn nêu ra với phía Trung Quốc thông qua kênh ngoại giao và Mỹ cũng đã liên tiếp hối thúc Trung Quốc không nên dùng vũ lực”. Ông Russel cũng khẳng định cách giải quyết tốt nhất cho Mỹ, cho Trung Quốc và các nước láng giềng của Trung Quốc lúc này là thông qua các biện pháp ngoại giao, đối thoại với tinh thần xây dựng, giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên, Hạ nghị sĩ Bera cho rằng chỉ bằng những tuyên bố trong trường hợp này là không đủ, và đặt câu hỏi “Liệu có những hành động thực tế từ chính quyền Obama để đảm bảo Trung Quốc phải thay đổi hay không?”.
Trợ lý Ngoại trưởng Russel cho rằng chuyến thăm mới đây của Tổng thống Obama tới bốn nước Châu Á chính là sự khẳng định rõ nhất, không chỉ qua lời nói mà trên thực tế rằng Mỹ cam kết gắn bó với hòa bình ở khu vực, ủng hộ cơ sở luật pháp và thông lệ quốc tế. Ông Russel nhấn mạnh đến việc Mỹ không chỉ nói suông khi viện dẫn những con số viện trợ cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, tăng từ 741,1 triệu USD trong năm 2013 lên 810,7 triệu USD trong năm 2014.
Mặc dù vậy, giới phân tích vẫn cho rằng, trong trường hợp Biển Đông như hiện nay, những phát ngôn của Mỹ vẫn trong trạng thái dè dặt. Mặc dù Mỹ vẫn bày tỏ quan điểm không đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, nhưng với những việc làm sai trái, đi ngược với luật pháp quốc tế mà Trung Quốc đang tiến hành, thì Mỹ chưa thể hiện được sự phản đối cứng rắn đối với Bắc Kinh. Chính thái độ dè dặt này của Mỹ đã khiến cho nhiều nước đồng minh của Mỹ tại Châu Á sốt ruột, nhất là chỉ mới đây thôi, trong chuyến thăm Châu Á, ông Obama đã cam kết sẽ bảo vệ các đồng minh. Phát biểu công khai của ông Obama, được nhiều nước kỳ vọng Mỹ sẽ sát cánh cùng Châu Á trong việc hạn chế các tham vọng của Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét