Đưa tiền đây hay là nhắm mắt lại!
Cứ hãy thử tưởng tượng, ai đó đang ngơ ngác đi dạo qua Quảng trường Alexander ở Berlin, đang suy nghĩ xem liệu có nên ăn một cái xúc xích nướng rắc cà ri hay không. Bất thình lình, người này bị một người dân bản xứ cáu kỉnh tiếp cận: “Đưa cho tôi sáu euro tiền vé vào tham quan Berlin.” Thế là thế nào? Diễn dịch ra thì điều đó có nghĩa đại khái như là: “Xin chào ông bà, để bảo tồn các tòa nhà lịch sử, thành phố Berlin đã yêu cầu khách du lịch phải trả một khoản tiền vào tham quan là sáu Euro. Ông bà có thể mua vé này ở chỗ tôi.”
Khách du lịch đang đứng xếp hàng. Hình Reuters
Việc như thế hiện giờ đang diễn ra tại Hội An, một thành phố nhỏ rất đẹp ở bờ biển miền Trung Việt Nam. Trung tâm 500 tuổi của thành phố, di sản thế giới của UNESCO, có nguy cơ đổ nát. Và vì thế mà Ủy ban Nhân dân của Hội An đã có sáng kiến: tính ra là độ bốn Euro tiền vé vào tham quan.
Vì phòng bán vé còn đang được xây dựng nên người ta đã gửi những người có trình độ tương đối đi khắp nội thành, để chặn khách tham quan đang du lịch lậu lại và thu tiền. Khách nước ngoài lộ rõ sự tức giận, vì họ khó có thể hiểu được tiếng Việt của người bán vé, có lẽ là cũng không muốn hiểu. “Tôi vừa muốn đi qua cây cầu vào thành phố thì có một người chạy theo ở phía sau tôi và hét lên: mua vé!”, một cựu fan của Việt Nam viết trên Twitter.
Tại sao không có thẻ đóng dấu? Cứ mười lần tham quan thì có một lần không mất tiền
Trong khi đó thì mô hình trả tiền mới này có giá trị giao thoa văn hóa thật là vô giá. Khách du lịch có dịp trao đổi với người dân bản xứ, học cách lắng nghe họ, biết được “Giá bốn euro” bằng tiếng Việt là như thế nào (làm sao biết được, có thể là người ta cần dùng nó thêm một lần nữa vào việc gì đấy) và vào lần thăm viếng kế tiếp sẽ được phép vui mừng vì những mặt tiền được sơn phết tươm tất. Có thể phát hành một tấm thẻ đóng dấu thật đẹp cho du khách tới thăm thường xuyên: cứ mười lần thang thang trong thành phố thì có một lần được miễn phí. Đó là một phương cách tiếp thị hiện đại và người ta cũng có thể hãnh diện khoe một tấm thẻ được đóng đầy dấu như thế ở quê nhà.
Các thành phố khác nên noi gương Hội An. Tại sao lại không trả tiền để bước vào Quảng trường Alexander ở Berlin chứ – tất nhiên là để bảo tồn nét xấu xí của nó. Tại sao lại không thu thuế dạo phố cho con đường Maximilian của München [Munich] hay phí kênh đào cho khu phố [nổi tiếng] của những ngôi nhà kho [lịch sử] ở Hamburg? Điều này sẽ tạo việc làm, khiến cho mặt tiền nhà cửa sáng ngời lên và những điểm nóng du lịch sẽ trở thành nơi gặp gỡ và trao đổi với người dân bản xứ. Thêm vào đó, ví dụ như ở thủ đô đang thiếu hụt về tài chính của nước Đức, người ta có thể thu thêm ít tiền trên giá vé tham quan và đưa ra những chiếc áo thun với hàng chữ: “Berlin giàu to. Lỗi tại tôi.”
Friederike Ostermeyer
Phan Ba dịch từ “Nhật báo Nam Đức”:
http://www.sueddeutsche.de/reise/eintrittsgeld-fuer-touristen-geld-her-oder-augen-zu-1.1951102
Tại sao không có thẻ đóng dấu? Cứ mười lần tham quan thì có một lần không mất tiền
Trong khi đó thì mô hình trả tiền mới này có giá trị giao thoa văn hóa thật là vô giá. Khách du lịch có dịp trao đổi với người dân bản xứ, học cách lắng nghe họ, biết được “Giá bốn euro” bằng tiếng Việt là như thế nào (làm sao biết được, có thể là người ta cần dùng nó thêm một lần nữa vào việc gì đấy) và vào lần thăm viếng kế tiếp sẽ được phép vui mừng vì những mặt tiền được sơn phết tươm tất. Có thể phát hành một tấm thẻ đóng dấu thật đẹp cho du khách tới thăm thường xuyên: cứ mười lần thang thang trong thành phố thì có một lần được miễn phí. Đó là một phương cách tiếp thị hiện đại và người ta cũng có thể hãnh diện khoe một tấm thẻ được đóng đầy dấu như thế ở quê nhà.
Các thành phố khác nên noi gương Hội An. Tại sao lại không trả tiền để bước vào Quảng trường Alexander ở Berlin chứ – tất nhiên là để bảo tồn nét xấu xí của nó. Tại sao lại không thu thuế dạo phố cho con đường Maximilian của München [Munich] hay phí kênh đào cho khu phố [nổi tiếng] của những ngôi nhà kho [lịch sử] ở Hamburg? Điều này sẽ tạo việc làm, khiến cho mặt tiền nhà cửa sáng ngời lên và những điểm nóng du lịch sẽ trở thành nơi gặp gỡ và trao đổi với người dân bản xứ. Thêm vào đó, ví dụ như ở thủ đô đang thiếu hụt về tài chính của nước Đức, người ta có thể thu thêm ít tiền trên giá vé tham quan và đưa ra những chiếc áo thun với hàng chữ: “Berlin giàu to. Lỗi tại tôi.”
Friederike Ostermeyer
Phan Ba dịch từ “Nhật báo Nam Đức”:
http://www.sueddeutsche.de/reise/eintrittsgeld-fuer-touristen-geld-her-oder-augen-zu-1.1951102
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét