Nga hoàn toàn im lặng trong vụ Trung Quốc đặt giàn khoan ở Biển Đông hiện nay cũng như nhiều vụ trước đó tại Biển Đông là một điều bí ẩn đáng chê trách vì Nga không chỉ có quan hệ lịch sử lâu dài với Việt Nam mà còn coi Việt Nam là đối tác chiến lược. Lẽ ra Nga nên có một số phát biểu, dù là chung chung. Có thể có một số lý do. Từ sau chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới bước vào giai đoạn phát triển khó khăn, tương lai hoàn toàn bất định; nước nào cũng phải lo cho quyền lợi bản thân, đặc biệt là Nga vì Nga liên tục ở thế yếu so với Mỹ và đồng minh của Mỹ từ sau khi Liên Xô tan rã, do đó nước này đang tìm mọi cách phục hồi lại thế và lực của mình tại châu Âu trước khi có thể vươn ra tầm quốc tế. Mặt khác, Việt Nam và khu vực Đông Nam Á cũng không phải là thực sự quan trọng đối với Nga và tình cảm của người Nga hiện nay đối với người Việt Nam chắc chắn đã không còn như trước. Hơn nữa, Nga đang vướng vụ Ukraine nên Putin càng phải hành xử thận trọng trước Trung Quốc. Trong sự kiện Crimea (và Đông Ukraine), Việt Nam không công khai ủng hộ Nga thì cũng đừng mong Nga công khai ra mặt ủng hộ trong sự kiện giàn khoan. Cuối cùng, cũng phải nói rằng nhiều nước, kể cả Mỹ, lên tiếng phê phán Trung Quốc cũng chỉ là võ mồm thôi, chứ khi có chuyện xảy ra, họ sẽ không làm gì, để cả nếu Trung Quốc đụng đến anh bạn Philippines của Mỹ. Quan trọng nhất vẫn là thực lực của bản thân Việt Nam. Nghĩ đến điều này, tôi lại nghĩ đến một nước Việt Nam thống nhất hiện nay; nếu Việt Nam chưa thống nhất thì sức mạnh để đương đầu với Trung Quốc sẽ rất thấp. Đáng tiếc là đất nước thống nhất, nhưng lòng dân không thống nhất, lãnh đạo và dân không thống nhất, người Việt trong nước và người Việt ở nước ngoài không thống nhất. Đoàn kết chỉ là khẩu hiệu.
Nhiều nước chỉ trích Trung Quốc,
Đồng chí Putin đâu rồi?
Việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 bất hợp pháp trong vùng biển của VN đã trở thành vấn đề nóng trong cuộc họp báo nhân chuyến thăm VN của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel.
Tàu Trung Quốc hung hăng dùng vòi rồng
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho biết đã thảo luận tình hình ở biển Đông với phía VN nhiều lần. “Chủ đề này là một vấn đề chính trong các tham vấn giữa Mỹ và VN, đặc biệt là trong những năm tôi tham gia vào các chính sách châu Á”, ông nói. Ông D.Russel cho biết đã được phía VN thông báo về tình hình liên quan đến giàn khoan 981 của Trung Quốc (TQ) trong chương trình làm việc hai ngày 7 - 8.5 tại Hà Nội.
“Chúng tôi phản đối bất cứ động thái khiêu khích nào của các tàu”
|
Trả lời câu hỏi về hành động hung hãn của các tàu TQ khi đâm vào các tàu VN trong vụ giàn khoan 981, ông D.Russel cho biết Mỹ rất quan ngại về bất cứ hành vi nguy hiểm nào trên biển. “Chúng tôi phản đối bất cứ động thái khiêu khích nào của các tàu, đặc biệt là ở những vùng biển đang tranh chấp. Đó là lý do chúng tôi tiếp tục nhấn mạnh thông điệp phải sử dụng các biện pháp hòa bình, ngoại giao và qua các phương tiện truyền thông, mỗi bên phải quản lý mình trong những hành xử an toàn, có trách nhiệm, thích đáng. Tất cả các bên cần phải kiềm chế”, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố.
Ông D.Russel khẳng định tăng cường quan hệ đối tác giữa VN và Mỹ là một phần trong kế hoạch can dự rộng hơn của Mỹ ở khu vực châu Á. “Chúng tôi rất quan tâm đến châu Á - Thái Bình Dương vì có gắn trực tiếp với lợi ích kinh tế, an ninh lâu dài của Mỹ. Đó là lý do tại sao chúng tôi đang làm việc thúc đẩy các mối quan hệ song phương mạnh mẽ hơn, hỗ trợ các thể chế ở khu vực như ASEAN, EAS, APEC…”. Ông khẳng định kể từ khi công bố quan hệ Đối tác toàn diện, đã có những tiến bộ đáng kể trong quan hệ song phương Mỹ - Việt. Chuyến thăm tới Hà Nội lần này của ông cũng nhằm thúc đẩy quan hệ này cũng như tăng cường các cơ chế đối thoại, hợp tác giữa hai bên.
Tại Hà Nội, ông D.Russel và Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã tham gia Đối thoại Mỹ - VN vùng châu Á - Thái Bình Dương. Ông D.Russel cũng đã có những cuộc gặp với Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, lãnh đạo khối Đảng, Chính phủ...
|
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho biết các cuộc thảo luận tập trung vào Đông Nam Á và châu Á nói chung, làm thế nào để VN và Mỹ tiếp tục hợp tác để thúc đẩy hòa bình, ổn định, phát triển kinh tế và hợp tác. Một số vấn đề khác cũng được thảo luận gồm có vấn đề sông Mekong, biến đổi khí hậu, Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhân quyền... Trong các cuộc gặp ông D.Russel cũng đã cung cấp thông tin về chuyến thăm gần đây của Tổng thống Obama đến Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Nhấn mạnh chuyến thăm khẳng định lại sự can dự tiếp diễn và mạnh mẽ của Mỹ ở khu vực và ở VN.
“Hết sức lo ngại về cách hành xử nguy hiểm và sự dọa dẫm”
Trong một diễn biến khác, tại cuộc họp báo ngày 7.5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki tiếp tục khẳng định quan điểm của Washington rằng việc TQ đặt giàn khoan là hành động “khiêu khích”. “Chúng tôi hết sức lo ngại về cách hành xử nguy hiểm và sự dọa dẫm bằng tàu bè tại khu vực tranh chấp”, bà Psaki nói. Quan điểm này được tái khẳng định trong một thông cáo riêng về vụ việc đăng trên website của Bộ Ngoại giao Mỹ sau đó. “Hành động đơn phương này dường như là một phần mô thức hành xử rộng lớn hơn của TQ nhằm thúc đẩy yêu sách đối với lãnh thổ tranh chấp một cách gây nguy hại cho hòa bình và ổn định trong khu vực”, thông cáo viết. Hãng Reuters dẫn lời một quan chức cao cấp của chính quyền Mỹ nói: “Chúng tôi rõ ràng rất lo ngại về việc này. Chúng tôi đã truyền đạt mối lo ngại đến với phía TQ”.
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cũng đăng tải một thông cáo trên website chính thức nói rằng ông vô cùng lo ngại việc TQ triển khai hàng chục tàu hải quân nhằm yểm trợ hành động đặt giàn khoan. Ông McCain khẳng định TQ sẽ phải gánh chịu hoàn toàn trách nhiệm vì “nỗ lực đơn phương hòng thay đổi hiện trạng” và kêu gọi toàn thể các quốc gia có trách nhiệm hãy yêu cầu các lãnh đạo TQ xuống thang căng thẳng ngay lập tức.
|
Trong cuộc họp báo hôm qua, Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga cũng nói Tokyo vô cùng lo ngại trước cách hành xử của TQ và thúc giục Bắc Kinh kiềm chế thực hiện các hành động khiêu khích. “Chúng tôi hết sức lo ngại trước thông tin nhiều tàu VN bị làm hư hại và một số người bị thương”, hãng AFP dẫn lời ông Suga.
Bộ Ngoại giao Singapore cũng phát đi một thông cáo cho biết nước này lo ngại về các diễn biến gần đây ở biển Đông, đồng thời kêu gọi các bên hãy kiềm chế và tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), giải quyết tranh chấp một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế, gồm cả Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS). Trong thông cáo đăng trên website, Bộ Ngoại giao Singapore thúc giục ASEAN và TQ hãy nỗ lực để sớm đạt được Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở biển Đông (COC).
Trong phần bình luận về vụ giàn khoan, hai chuyên gia về Đông Nam Á của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ) Ernest Bower và Gregory Poling khẳng định TQ đã vi phạm UNCLOS. “Nó rõ ràng cũng trái với Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông mà TQ ký với các thành viên ASEAN, gồm cả VN. Trong thỏa thuận đó, mọi bên cam kết có trách nhiệm tự kiềm chế trong việc thi hành các hoạt động có thể gây phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng tới hòa bình và sự ổn định”.Trường Sơn - Sơn Duân
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140509/nhieu-nuoc-chi-trich-trung-quoc.aspx
Đồng chí Putin đâu rồi?
Đây là một sự kiện hiếm hoi, vì các nguyên thủ quốc gia thường chỉ gửi điện mừng cho nhau trong dịp quốc khánh – là ngày lễ quan trọng nhất đối với mỗi quốc gia.
Nhưng điều đặc biệt hơn là trong bức điện mừng ấy, Putin đã gọi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là “đồng chí”, một danh xưng thường chỉ được sử dụng giữa những người cộng sản với nhau từ trước tới nay.
Nhưng sau bức điện mừng “thắm tình đồng chí” kia, có lẽ điều các “đồng chí” Việt Nam đang trông đợi hơn hết từ “đồng chí” Putin là một hành động hoặc ít ra cũng là một phát ngôn thuận lợi cho các “đồng chí” Việt Nam trước hành vi ngang ngược của Trung Quốc đặt giàn khoan HD -981 một cách trái phép và hung hăng tấn công các tàu kiểm ngư của Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Chưa nói đến “tình đồng chí”, với tư cách là nguyên thủ của một quốc gia cũng được coi là một trong những cường quốc hàng hải ở Thái Bình Dương, người ta cũng đang mong chờ một phát biểu có trách nhiệm của “đồng chí”, hoặc từ người phát ngôn đại diện cho chính phủ của “đồng chí”, để làm giảm nhiệt sự hung hăng của những kẻ gây hấn, hoặc ít ra cũng làm dịu đi sự căng thẳng.
Hôm nay, mình đọc báo thấy Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Thượng Nghị sĩ Mỹ John McCain ,Thủ tướng và Chánh văn phòng Nội các Nhật và dư luận nhiều nước khác đã lên án hành động gây hấn của Trung Quốc, hoặc ở mức độ nhẹ hơn thì Bộ Ngoại giao Singapore cũng đã lên tiếng bày tỏ sự lo ngại sau những hành động gây căng thẳng của Trung Quốc.
Thế mà trong lúc Việt Nam đang nước sôi lửa bỏng thế này thì đồng chí Putin lại đi đâu mà im hơi lặng tiếng vậy?
Nhưng điều đặc biệt hơn là trong bức điện mừng ấy, Putin đã gọi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là “đồng chí”, một danh xưng thường chỉ được sử dụng giữa những người cộng sản với nhau từ trước tới nay.
Nhưng sau bức điện mừng “thắm tình đồng chí” kia, có lẽ điều các “đồng chí” Việt Nam đang trông đợi hơn hết từ “đồng chí” Putin là một hành động hoặc ít ra cũng là một phát ngôn thuận lợi cho các “đồng chí” Việt Nam trước hành vi ngang ngược của Trung Quốc đặt giàn khoan HD -981 một cách trái phép và hung hăng tấn công các tàu kiểm ngư của Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Chưa nói đến “tình đồng chí”, với tư cách là nguyên thủ của một quốc gia cũng được coi là một trong những cường quốc hàng hải ở Thái Bình Dương, người ta cũng đang mong chờ một phát biểu có trách nhiệm của “đồng chí”, hoặc từ người phát ngôn đại diện cho chính phủ của “đồng chí”, để làm giảm nhiệt sự hung hăng của những kẻ gây hấn, hoặc ít ra cũng làm dịu đi sự căng thẳng.
Hôm nay, mình đọc báo thấy Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Thượng Nghị sĩ Mỹ John McCain ,Thủ tướng và Chánh văn phòng Nội các Nhật và dư luận nhiều nước khác đã lên án hành động gây hấn của Trung Quốc, hoặc ở mức độ nhẹ hơn thì Bộ Ngoại giao Singapore cũng đã lên tiếng bày tỏ sự lo ngại sau những hành động gây căng thẳng của Trung Quốc.
Thế mà trong lúc Việt Nam đang nước sôi lửa bỏng thế này thì đồng chí Putin lại đi đâu mà im hơi lặng tiếng vậy?
“Đồng chí” quên rằng khi “đồng chí” cho quân xâm chiếm rồi sáp nhập Crimea của Ukaine vào nước Nga, hệ thống báo chí nhà nước do các “đồng chí” Việt Nam quản lý đã được định hướng chỉ đăng những tin bài được lấy nguồn từ báo chí Nga và phát đi các bình luận ủng hộ quan điểm của “đồng chí” đó sao?
“Đông chí” Putin nói gì thì nói đi chứ? Giờ này “đồng chí” đang ở đâu?
http://hahien.wordpress.com/2014/05/08/dong-chi-putin-dang-o-dau/
Tổng thống Nga điện mừng nhân chiến thắng Điện Biên Phủ
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Vladimir Putin trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Putin tháng 11.2013 - Nguồn: TTXVN
Bức điện viết: "Tôi xin nhiệt liệt chúc mừng đồng chí nhân kỷ niệm 60 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ - đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh đẫm máu, giải phóng nước Việt Nam khỏi ách đô hộ của thực dân. Chính những năm tháng đó đã khơi dậy truyền thống vẻ vang về tình hữu nghị, sự tương trợ lẫn nhau và tình anh em gắn bó trong chiến đấu giữa hai dân tộc chúng ta. Những điều này đang tiếp tục là nền tảng để phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước chúng ta.
Từ tận đáy lòng, tôi xin chúc đồng chí dồi dào sức khỏe và thành công, thành đạt và thịnh vượng tới tất cả nhân dân Việt Nam".
Theo TTXVN
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140507/tong-thong-nga-dien-mung-nhan-chien-thang-dien-bien-phu.aspx
ĐCS VN luôn tự hào về đường lối ngoại giao đa phương của mình và phô trương hình thức: "Việt Nam muốn là bạn là đối tác tin cậy với các nước". Điều đó quả là ngây thơ trong một thế giới bị đan xen giữa các mối quan hệ lợi ích phức tạp. Với lối tư duy ngoại giao ảo tưởng như vậy nên vài thập niên trở lại đây, Việt Nam thực hiện phương pháp ngoại giao "đi dây" với các quốc gia khác. Việt Nam im lặng khi phần lớn các nước ASEAN phản đối TQ chiếm bãi đá cạn của Philipinne, Việt Nam cổ vũ cho việc Nga chiếm đảo Crimea của Ucraina nhưng lại không ủng hội Nga tại LHQ về vấn đề Ucraina, Việt Nam đàn áp cuộc đấu tranh của những người yêu nước chống TQ bằng cách tổ chức các cuộc biểu tình vì hòa bình... Quan sát kỹ người ta thấy Việt Nam không có chiến lược rõ ràng về ngoại giao. Việt Nam thực sự đang lúng túng ở ngã ba đường không biết theo ai. Cho nên đến bây giờ Việt Nam khi gặp nạn thì thì biết lấy ai ủng hộ Việt Nam đây?
Trả lờiXóa