Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

Mẹo làm sạch nhanh lò vi sóng

Chủ nhật vào bếp:

Mẹo làm sạch nhanh lò vi sóng

 
Bước 1: Tháo mặt xoay hoặc khay 
Nếu lò vi sóng của bạn có một khay hay mặt xoay di động, hãy lấy nó ra rồi rửa bằng nước ấm và nước rửa bát. Thức ăn vẫn bị dính ư? Bạn có thể chà rửa một cách an toàn với nước ấm và chút soda. Hãy cẩn thận khi cầm khay hay mặt xoay bằng kính bởi chúng có thể trở nên trơn trượt trong nước xà phòng. 

 
Bước 2: Tạo hỗn hợp làm sạch 

Đổ 2 đến 3 chén nước vào một bát thủy tinh lớn. Thêm nửa thìa nước cốt chanh. Trong trương hợp không có nước cốt chanh, bạn phải làm thế nào? Nửa quả cam hoặc nửa ly dấm sẽ có tác dụng thay thế. Bất kỳ thành phần nào trong những nguyên liệu trên không những đều hiệu quả trong việc loại bỏ thức ăn bám chặt trong lò vi sóng mà chúng còn để lại mùi thơm tươi mát. 
 

 
Bước 3: Đun sôi hỗn hợp làm sạch trong lò vi sóng 

Đặt bát chứa hỗn hợp làm sạch vào lò vi sóng, đóng cửa và cho hoạt động ở chế độ cao đến khi hỗn hợp bắt đầu sôi. Hãy đun sôi nó trong khoảng 1-2 phút, cho đến khi có hơi nước xuất hiện bên trong ô kính, sau đó tắt lò vi sóng. Bạn nên để bát chứa hỗn hợp ấy bên trong lò vi sóng trong 15 phút trước khi lấy ra để hơi nước có thể làm sạch thức ăn bám và bụi bẩn còn sót lại. 
 
Bước 4: Cẩn thận nhấc bát ra khỏi lò vi sóng 

Mở lò vi sóng và lấy bát hỗn hợp làm sạch một cách cẩn thận bằng cách sử dụng một miếng lót tay hoặc găng tay dùng cho lò vi sóng. Đổ nước nóng xuống chậu rửa bát và vứt bỏ bã chanh hoặc cam. Việc này cũng sẽ để lại mùi thơm dễ chịu và sạch sẽ cho chậu rửa. 
 

 
Bước 5: Lau sạch bên trong lò vi sóng 

Sử dụng một miếng vải hoặc bọt biển ẩm , lau sạch bên trong lò vi sóng cho đến khi sạch hẳn. Nếu những vụn thức ăn cứng đầu vẫn còn bị dính lại, bạn có thể xịt một chút soda vào miếng bọt biển và chà rửa. Để làm sạch bên trong cánh cửa, bạn nên sử dụng một hỗn hợp gồm giấm và nước theo tỷ lệ 1:1. Sau đó, bạn để lò vi sóng khô tự nhiên hoặc lau khô bằng khăn sạch trước khi đặt mặt xoay hoặc khay trở lại bên trong lò. 
 
Bước 6: Lau sạch bên ngoài lò vi sóng 

Sử dụng miếng bọt biển ướt và hỗn hợp nước - dấm rồi lau sạch bên ngoài lò vi sóng. Hãy nhớ làm sạch mặt trước của cửa và các phím điều khiển. Mỗi năm bạn nên kiểm tra các lỗ thông hơi ở mặt sau của lò vi sóng 3-4 lần để làm sạch bụi tích tụ. Việc này có thể xử lý dễ dàng bằng máy hút bụi. Giờ thì lò vi sóng của bạn đã sạch sẽ, thơm tho và sẵn sàng để sử dụng

10 điều cấm khi dùng lò vi sóng

1. Thời gian gia nhiệt không được quá lâu. Thực phẩm đưa vào lò vi sóng để gia nhiệt hoặc rã đông, nếu để quá hai tiếng không lấy ra thì phải vứt bỏ, kẻo ăn vào sẽ bị ngộ độc thực phẩm.
2. Không đưa đồ nhựa thông thường vào lò vi sóng để gia nhiệt. Làm như vậy sẽ gây biến dạng đồ nhựa, mặt khác dùng đồ nhựa thông thường sẽ sinh ra các chất độc hại làm ô nhiễm thức ăn, có hại cho sức khỏe.

Không đưa đồ nhựa thông thường vào lò vi sóng để gia nhiệt.
3. Không được đưa thịt gần chín vào gia nhiệt tiếp. Bởi lẽ thịt gần chín (thịt tái) vẫn còn vi khuẩn gây bệnh, cho dù có bảo quản trong tủ lạnh vi khuẩn vẫn sinh sôi, dẫu có gia nhiệt bằng lò vi sóng cũng không diệt hết được vi khuẩn. Vì vậy, thực phẩm đông lạnh cần đưa vào lò vi sóng rã đông trước, sau đó mới gia nhiệt nấu chín.
4. Không đưa vào lò vi sóng những đồ đựng bằng kim loại như sắt, nhôm, dụng cụ inox, sắt tráng men… vì khi gia nhiệt sẽ sinh ra tia lửa điện và gây phản xạ vi sóng, vừa gây hư hại cho lò vừa không nấu chín được thức ăn.
5. Thịt cá rã đông bằng lò vi sóng không được đưa lại vào tủ lạnh bảo quản. Vì trên thực tế khi rã đông trong lò vi sóng, lớp bên ngoài thực phẩm được gia nhệt bằng nhiệt độ thấp, ở nhiệt độ này, vi khuẩn vẫn có thể phát triển. Nếu đưa lại vào tủ lạnh chỉ làm ngừng sự phát triển chứ không thể tiêu diệt được số vi khuẩn đó. Cách tốt nhất là làm chín thực phẩm đã rã dông rồi hãy đưa vào tủ lạnh.
6. Không dùng đồ đựng đậy nắp kín để gia nhiệt thực phẩm lỏng như canh, sữa… mà phải để trong đồ đựng rộng miệng. Vì khi đun nấu, chất lỏng nóng lên, khiến áp suất bên trong và ngoài đồ đựng chênh lệch cao, dễ bị nứt vỡ. Ngay cả khi đun nấu thức ăn có hộp sẵn, trước tiên cần dùng kim hoặc đũa chọc thủng màng ngoài để tránh gây nứt vỡ hộp, thức ăn bắn ra làm bẩn thành lò.
7. Tránh dùng túi ni-lông trực tiếp bao gói thực phẩm. Trong quá trình gia nhiệt, tốt nhất là không để túi ni-lông dính trực tiếp vào thực phẩm mà phải để thực phẩm vào bát sau đó bọc kín bằng túi ni-lông hoặc đậy bằng đồ thủy tinh hoặc sành sứ lên miệng bát. Làm như vậy sẽ giữ kín được hơi, khiến việc gia nhiệt tản đều. Trước khi lấy thức ăn ra hãy chọc rách màng ni-lông bảo quản để khỏi dính vào thức ăn.
8. Không nên quay, rán thức ăn trong lò vi sóng. Vì ở nhiệt độ cao, dầu mỡ bị bắn ra ngoài, dễ gây ra lửa. Trường hợp không may xảy ra cháy trong lò, tuyệt đối không mở cửa lò vi sóng, mà phải ngắt nguồn điện trước, sau đó mới mở cửa.
9. Không được đặt lò vi sóng trong phòng ngủ, đồng thời phải chú ý giữ cho lưới tản nhiệt trên thành lò luôn thông thoáng, không để vật khác che lấp.
10. Tránh thao tác lâu trước lò vi sóng. Sau khi mở lò vi sóng, nên đứng cách xa ít nhất là 1 mét.
Theo Tri thức trẻ

Nấu nướng với lò vi b

Các lò vi ba thường sử dụng cơ vặn hoặc nút bấm điện tử, trên lò có ghi các chức năng chính như: micro (nấu, hâm nóng), grill (nướng), defrost (rã đông) và các tính năng phụ tự động như hâm bánh, nướng bánh mì, rã đông thịt…. Công suất thường được ghi bằng chữ Power hoặc tuỳ chỉnh theo các chức năng micro, grill.

Để điều chỉnh công suất thì bấm một lần sẽ hiện lên những con số như 900, 850, 720... là công suất sử dụng hâm, nấu nướng. Như vậy tương ứng công suất 60% sẽ bấm ba lần để có con số khoảng 540 – 600. Lưu ý, thời gian chỉ có tính tham khảo theo từng lò vi ba, người sử dụng nên thử nghiệm từng mức thời gian để tìm ra độ phù hợp của từng lò, không nên điều chỉnh ở mức thời gian lâu nhất chỉ định có thể làm hỏng thức ăn.
 
 
Nướng tôm
Tôm nướng bằng lò vi ba có thể ướp gia vị hoặc không. Khi nướng xiên tôm vào các que, bỏ lên đĩa và đậy kín cả đĩa bằng nylon chuyên dùng cho thức ăn. Chỉnh lò theo công thức: chọn chức năng nấu, công suất 80%, thời gian từ 7 – 10 phút. Hết thời gian đã định, lấy tôm ra, tháo bỏ lớp nylon và đưa đĩa tôm vào lò, chọn chức năng nướng, đặt chế độ công suất 60%, thời gian từ 2 – 5 phút.
Chiên phồng tôm
Để chiên bánh phồng tôm, chỉ cần đặt ngay bánh phồng tôm chưa chiên vào đĩa, không cần sử dụng dầu ăn rồi bỏ vào lò vi ba. Điều chỉnh lò theo cách sau: chọn chức năng nấu, công suất tối đa đặt thời gian từ 45 – 50 giây.
Nấu xôi
Gạo nếp vo sạch bỏ vào tô, ngâm nước trước từ 1 – 3 tiếng cho mềm hạt gạo. Muốn nấu nhanh có thể sử dụng nước sôi khi ngâm để rút ngắn thời gian ngâm còn khoảng 30 phút. Sau khi gạo nở, chỉ chừa nước xấm xắp mặt gạo và dùng nylon chuyên dụng đậy kín và cho vào lò. Lưu ý, chỉ để nước vừa xắp mặt, không nên để quá đầy khi nấu sẽ làm trào nước ra ngoài. Chỉnh theo công thức: chọn chức năng nấu, công suất 60%, tuỳ loại nếp mới hoặc cũ mà chọn thời gian từ 10 – 15 phút. Hết thời gian này, lấy ra thấy nếp đã ráo nước thì dùng đũa xới đều rồi tiếp tục đậy kín cho vào lò chỉnh tiếp theo công thức như trên nhưng bớt xuống 1/3 thời gian so lần trước. Trường hợp lần đầu lấy ra chưa ráo nước thì tiếp tục bỏ vào lò và tăng thời gian lên từ 1 – 3 phút.
http://afamily.vn/an-ngon/nau-nuong-voi-lo-vi-ba-20080713123435996.chn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét