Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

Hợp đồng khổng lồ Nga-Trung: “Quả đắng” với phương Tây

Hợp đồng khổng lồ Nga-Trung: “Quả đắng” với phương Tây
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đạt được những gì mà phương Tây lo ngại: một hợp đồng khí đốt lớn nhất trong các thời đại của Liên Xô và Nga với Trung Quốc. Vì sao Nga - Trung muốn trở thành bạn tốt của nhau? / Lý do thật sự phía sau cuộc tập trận Nga-Trung
Hãng dầu Gazprom của Nga và Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc ngày 21.5 đã ký hợp đồng khí đốt được cho là trị giá 400 tỷ USD trong vòng 30 năm. Với hợp đồng này, Nga sẽ bán khoảng 38 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên mỗi năm cho Trung Quốc bắt đầu từ năm 2018.

Với hợp đồng này, Nga đã thỏa ước nguyện, vì đã rất mong muốn tìm thị trường dầu khí thay thế do khí đốt của họ có thể bị ảnh hưởng bới các lệnh cấm của Châu Âu.

Hợp đồng khí đốt này đã được chuẩn bị trong 10 năm, chủ yếu do hai bên bất đồng về giá cả. Trung Quốc muốn mặc cả giá thấp hơn giá Nga đưa ra. Một chuyên gia Trung Quốc cho biết, giá cuối cùng gần với giá của Nga hơn nhưng Trung Quốc cũng không phải đặt cọc trước một khoản lớn.

Điều quan trọng hơn về mặt giá cả là Nga đã mở đường một thị trường mới quan trọng, trong trường hợp Châu Âu cắt giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga. Với 38 tỉ mét khối khí mỗi năm, Trung Quốc sẽ nhập khẩu tương đương 20% lượng xuất khẩu khí đốt của Nga trong năm 2013.

Ở đây có 2 điểm đáng chú ý. Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ giúp Nga đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đường ống dẫn khí, ước tính khoảng 30 tỉ USD. Trung Quốc có thể trả bằng đồng nhân dân tệ, làm cho thỏa thuận này an toàn trước bất kỳ lệnh trừng phạt nào của Châu Âu.

Cùng với một loạt các hợp đồng và thỏa thuận nhỏ hơn, ông Putin dường như đã đạt được mục tiêu trong chuyến công du Trung Quốc. Trung Quốc không mất gì trong việc tăng cường hợp tác với Nga, có một nguồn cung năng lượng đáng tin cậy, duy trì ổn định đường biên giới 2.600 dặm, có thể nới lỏng các điều khoản cho các công ty muốn đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên khổng lồ của Nga.

Đối với phương Tây, các nước này phụ thuộc vào Trung Quốc để sản xuất các sản phẩm công nghiệp và duy trì mức độ đầu tư cao. Bắc Kinh dường như không phải chịu bất kỳ hậu quả chính trị nào sau việc củng cố quan hệ với Mátxcơva.

1 nhận xét:

  1. TQ có lợi mua khí đốt của Nga giá rẻ vì là hai nước láng giềng. Nga sẽ im lặng cho TQ thôn tính biển đảo của VN trong vòng 30 năm theo như hợp đồng .

    Trả lờiXóa