Ảnh đẹp về Sài Gòn xưa
Ảnh của George Victor Plante (1847 - 1921). Hình ảnh quen thuộc của tượng đài Francis Garnier đứng giữa công viên với những bồn cỏ và hành cây thưa thoáng làm ta băn khoăn liệu đây có phải là công viên trước nhà hát lớn Sài Gòn.
Bức ảnh gốc chụp cuối thế kỉ 19 với ghi chú Square Francis Garnier khẳng định việc cây xanh ở một số khu vực trung tâm thành phố được quy hoạch lại
Chú thích ghi sai tên người được dựng tượng thành Henry Rievere. Hàng cây lên cao để lộ một ngôi nhà phía sau. Nó sẽ biến mất ở các bức ảnh chụp sau này.
Bưu thiếp của nhà sản xuất Mme Wirth. Một khung cảnh mới lạ. Sự biến mất của ngôi nhà trong ảnh trước liên quan đến sự xuất hiện của ngã tư đại lộ Charner (Nguyễn Huệ) và đại lộ Bonnard (Lê Lợi) ở phía sau bức tượng. Hàng cây non mới trồng nhắc nhớ đến việc đại lộ Charner mới được hình thành từ việc lấp Kinh lớn và bìa trái ảnh chưa hề thấy bóng Grand Magasins Charner
Một bức ảnh khác của Mme Wirth. Tờ quảng cáo dán lem nhem dưới chân bức tượng cho thấy ảnh được chụp cùng thời điểm với bức trên
Đường phố được chiếu sáng bằng đèn điện
Nhật ấn 1905.
Tờ áp phích quảng cáo cho một sự kiện diễn ra ngày 27/05/1906. Khu lán trại phía sau bức tượng có thể liên quan đến việc xây dựng một công trình công cộng gần khu vực này - Dinh xã Tây
Góc chụp hướng về phía Grand Magasins Charner. Nhà sản xuất đã mắc lỗi in ảnh ngược
Bồn kèn trên ngã tư phía sau bức tượng
Tượng Francis Garnier được dỡ bỏ khi Nhà hát lớn và các công trình quanh quảng trường được hiện đại hóa về mặt kiến trúc.
Nhà hát lớn biến thành Trụ sở quốc hội
Năm 1967, tại vị trí trước đây là bức tượng Francis Garnier chính quyền Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam đã cho xây dựng tượng đài Thủy quân lục chiến cao 9 mét, trong tư thế xung phong hướng vào trụ sở Hạ viện. Dư luận đương thời cho đó là một điềm gở khi quân đội "chĩa súng" vào Quốc hội.
Ngày 25 tháng 7 năm 1970, hai người Pháp phản chiến là André Marcel Menras và Jean Pierre Debris đã trèo lên tượng để phất cờ Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam và rải truyền đơn kêu gọi phản chiến. Cả hai đều bị chính quyền Sài Gòn bắt giam và bị Tòa án binh Sài Gòn kết tội "phá rối trị an" với mức án bốn năm tù giam đối với Jean Pierre Debris và ba năm tù giam cho André Marcel Menras. Cả hai bị giam ở khám Chí Hòa sau đó cả hai đều bị đày ra Côn Đảo mãi đến đến cuối năm 1972 thì được trả tự do và trục xuất về Pháp.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, tượng đài bị giật đổ. Đến tháng 12 năm 1997, nhân kỷ niệm 300 năm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng Thành phố đã quyết định cho xây một đài phun nước và một tượng đài bằng đá hoa cương đỏ, kích thước 2,6 mét, bệ tượng bằng granit đen viền đỏ, cao 2,40 mét, có tên là "Tình mẫu tử".
Cố gắng sắp xếp theo theo trình tự không gian và thời gian, những bức ảnh dưới đây cho ta một bức tranh toàn cảnh về khu vực đại lộ Bonnard (Lê Lợi) trước Nhà hát thành phố
Quảng trường trước nhà hát lớn Sài Gòn mang tên Francis Garnier vì nơi đây có dựng bức tượng của viên sĩ quan, đồng thời là nhà thám hiểm này.
Cận cảnh tượng Francis Garnier.
Khung cảnh xung quanh tượng. Xuất hiện những cây đèn chiếu sáng. Nhật ấn bưu điện năm 1905.
Tượng hướng mặt về phía nhà hát lớn.
Kết hợp với bức ảnh đầu tiên hướng chụp này xác định vị trí bức tượng đặt ở chính giữa công viên. Hai làn đường hai bên với những hàng cây sao đen cao *t. Phương tiện giao thông chủ yếu thời gian này là xe ngựa và xe tay. Bìa trái ảnh là dãy nhà số chẵn.
Hướng chụp chếch sang vị trí tòa nhà ngày nay là khách sạn Caravelle.
Mã số liền với ảnh trước. Cafe de la Musique ở góc đại lộ Bonnard (Lê Lợi) và Catinat (Đồng Khởi).
Còn ngôi nhà ở góc đại lộ Bonnard (Lê Lợi) và Charner (Nguyễn Huệ) treo tấm biển Hotel des Nations.
Cùng thời điểm ảnh trước. Dinh xã Tâytọa lạc ở cuối đường Charner được khởi công xây dựng từ năm 1898, tuy nhiên do những trục trặc trong việc lựa chọn phương án trang trí nên năm 1908 mới hoàn thành. Trong ảnh, phía trước Dinh xã Tây ta bắt gặp hình ảnh quen thuộc của chiếc xe bò tưới đường chống bụi.
Toàn cảnh các ngôi nhà bên số chẵn. Tấm biển Hôtel des Nations giờ chuyển sang giữa ngôi nhà thứ nhất và thứ hai (tính từ bên trái). Các bức ảnh về sau cho thấy cơ sở kinh doanh này thôn tính ngôi nhà bên cạnh. Trên vỉa hè trước khách sạn không còn hàng cây.
1915. Cafe de la Musique trở thành hiệu thuốc tây Solirene
Chủ nhân khách sạn Hôtel des Nations là ông Andre Pancrazi, thông tin trong niên giám cho biết vợ chồng ông cũng là chủ Café de la Musique, như vậy cả dãy nhà bên số chẵn thuộc một chủ. Bồn kèn xuất hiện giữa ngã tư, đây là nơi đội nhạc của lính Pháp trình diễn trước công chúng trong những dịp lễ trang trọng.
Không khí ngày hội trên quảng trường. Dòng lưu bút của người sử dụng ghi ngày 2/11/1920, tuy nhiên ảnh được chụp sớm hơn nhiều, có thể nhận thấy các bồn cỏ vẫn mang đường nét cũ
Không khí lễ hội đem lại cảm giác ảnh chụp cùng thời điểm với ảnh trước. Tuy nhiên các bồn cỏ được viền gạch cho thấy nó được chụp vào thời gian muộn hơn.
Người chụp đứng trên bồn kèn, cạnh dưới bức ảnh thu một phần bờ lan can bồn kèn. Dãy số lẻ gồm hai ngôi nhà: Công ty Coloniale Exportation ở góc tiếp giáp với đường Catinat và Auto Hall ở góc tiếp giáp đại lộ Charner.
Auto Hall nhìn từ vị trí khách sạn Rex ngày nay
Nguyên bản của ảnh trước
Nhờ bức ảnh này ta biết Auto Hall là cơ sỏ kinh doanh của ông E. Bainier. Thời gian muộn hơn, vào năm 1927 ông gia này mở đại lý cho hãng Citroen ở góc chéo đối diện, vị trí ngày nay là khách sạn Rex.
Ảnh gốc cho các nhìn toàn cảnh cuộc sống nơi đây. Đường phố xuôi ngược những chuyến xe khách. Bồn kèn được dỡ bỏ phần mái, có thể do cản trở tầm nhìn của các phương tiện giao thông. Thời gian này khoảng thập niên 1920
Ảnh được Ludovic Crespin cắt xén khi phát hành thành bưu thiếp.
Hotel des Nations.
Bồn kèn và Auto Hall
Hotel des Nations và hiệu thuốc Solirene chiếm toàn bộ bên số chẵn
Dãy số lẻ nhìn từ phía bồn kèn
Làn đường bên dãy số lẻ.
Hầu như không có sự thay so với ảnh trước, kể cả dáng những cành cây.
Dãy số chẵn nhìn từ nhà hát lớn
Cùng góc chụp. Hình thức của tấm biển hiệu thuốc có một chút thay đổi.
Hình dáng cái cây góc công viên cho thấy bức này chụp vào thời điểm muộn hơn. Hàng hiên của Hotel des Nations bành chướng gần hết chiêù rộng của vỉa hè.
Hình toàn cảnh quảng trường nhìn từ Nhà hát lớn. Ở làn đường bên số lẻ, lấp ló trên mái của Auto Hall là tháp đồng hồ GMC, xen giữa hàng cây là hệ thống cột điện đúc bằng xi măng cốt thép dành cho tầu điện.
Ngôi góc phố mang địa chỉ của đường Catinat là công ty Coloniale Exportation
Đại lộ Charner, hướng nhìn về phía Dinh Xã Tây.
Đại lộ Charner hướng nhìn về sông Sài Gòn. Bìa trái ảnh là một góc Auto Hall. Trên mặt đường xuất hiện đường ray tầu điện, do đó có thể xác định ảnh chụp sau năm 1923.
Hệ thống cột điện dành cho tầu điện
Hiện diện trong ảnh dấu ấn của nhiều phương tiện giao thông: xe ngựa, xe tay, ôtô, tầu điện
.
Toàn cảnh quảng trường Francis Garnier nhìn từ bồn kèn
Bức không ảnh này cho cái nhìn tổng thể về những thay đổi ở khu vực này: Auto Hall bị phá dỡ, bồn kèn lúc này đóng vai trò là một đảo giao thông.(Tham khảo thêm một bức khác)
Khách sạn Hôtel des Nations bị phá dỡ nốt (đối chiếu ảnh chụp ở hướng ngược lại), phía đường Catinat đã xuất hiệnngôi nhà cao tầng. Bên dãy số lẻ ngôi nhà đầu phố giờ là cửa hàng Noveautes Catinat (xem ảnh chụp ở hướng ngược lai)
Bức bưu thiếp ghi dấu thời điểm bắt đầu diễn ra những thay đổi không gian kiến trúc khu vực này. Một tòa nhà cao tầng đang được xây dựng trên vị trí trước đây là Hotel des Nations. Đường tầu điện, hiệu thuốc Solirene, thậm chí cây cột Morris vẫn đó nhưng không còn bức tượng Francis Garnier ở giữa công viên. Hình dáng bên ngoài của nhà hát lớn vẫn như xưa cho biết ảnh được chụp trước khi nhà hát được trẻ hóa về kiến trúc vào năm 1943.
Phần trang trí, điêu khắc ở mặt tiền nhà hát bị xóa bỏ nhằm tạo cho nhà hát một dáng vẻ hiện đại, trẻ trung. Đài phun nước xuất hiện ở vị trí bồn kèn ngày xưa với chức năng như một đảo giao thông. Tòa nhà xây dựng trên vị trí của Hotel des Nations mở đầu cho việc hình thành tứ giác Eden, quá trình này diễn ra dần dần bằng việc thôn tính những ngôi nhà bên cạnh (xem ảnh các bức ảnh chụp ở hướng ngược lại ở đây và ở đây)
Saigon Garage nhìn từ đài phun nước. Tòa nhà này vẫn giữ nguyên kiến trúc đến ngày nay. Noveautes Catinat vẫn giữ dáng vẻ xưa cũ giữa những kiến trúc hiện đại.
Một bức trong bộ bưu ảnh Sài Gòn cuối thập niên 1950. Đại lộ Bonnard đổi tên thành Lê Lợi, quảng trường Francis Garnier mang tên Công trường Lam Sơn
Noveautes Catinat biến mất nốt, Phòng Thông Tin thay thế tại vị trí đó
Năm 2010, khu tứ giác Eden bị giải phóng để xây dựng trung tâm thương mại, dịch vụ Vincom, giá bồi thường cao nhất đạt tới mức 370 triệu đồng/m²
Nhà hát lớn được trùng tu lại với những chi tiết kiến trang trí và điêu khắc ban đầu nằm lọt thỏm giữa những công trình đồ sộ
Saigon Garage là cơ sở của Saigontourist
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét