Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Tổng quan về "Bí mật Phong Thủy"

Bí mật Phong Thủy
Phong Thủy thoạt nghe tưởng chừng như mê tín, kỳ thực đó là một trong những sản phẩm trí huệ của người Trung Quốc cổ xưa. Phong Thủy có khởi nguồn từ Trung Quốc, đây là điều đã được công nhận. Tại Trung Quốc trong dân gian có một kiểu nói thế này: Thứ nhất là mệnh, thứ nhì là vận, thứ ba là Phong Thủy, thứ tư là tích âm đức, thứ năm là đọc sách. Ba điều đầu là thiên định, hai điều sau là do con người.
Lời nói đầu
Tại các nước châu Á, có rất nhiều rất nhiều người yêu thích Phong Thủy. Bọn họ từ những điều được lưu truyền và các sách cổ đã đạt được một số hiểu biết về lý luận Phong Thủy. Trải qua nhiều năm gian khổ tìm kiếm và kiểm chứng, họ phát hiện Phong Thủy đích thực có những tác dụng nhất định.

Các nhà khoa học gia Tây phương cũng đã phát hiện có sự lưu chuyển năng lượng và điện lưu ở các vùng đất lớn và một số hiện tượng khác, những điều đó hoàn toàn trùng hợp với các lý luận trong Phong Thủy. Rất nhiều công ty lớn ở phương Tây và các đại phú hào ở Đông Nam Á thậm chí đã thuê hẳn các thầy Phong Thủy về để tham khảo ý kiến mỗi khi có sự tình xảy ra.

Phong Thủy có khởi nguồn từ Trung Quốc, đây là điều đã được công nhận. Tại Trung Quốc trong dân gian có một kiểu nói thế này: Thứ nhất là mệnh, thứ nhì là vận, thứ ba là Phong Thủy, thứ tư là tích âm đức, thứ năm là đọc sách. Ba điều đầu là thiên định, hai điều sau là do con người. Tác dụng của Phong Thủy được liệt vào những thứ do trời định, hoàn toàn siêu xuất khỏi những học thuyết trong sách về cải biến vận mệnh.

Trong lịch sử trên dưới 5000 năm của đất nước Trung Hoa, Phong Thủy đã hòa nhập vào cuộc sống của mọi người và trở thành một bộ phận trọng yếu. Từ Hoàng Đế cho đến dân thường, từ Hoàng cung đại điện cho đến những góc phố nhỏ bé, mọi người hầu như đều đã từng biết về Phong Thủy. Không kể là chọn lựa bố cục cho thủ đô, kiến tạo thiết kế cho thành thị, hay là định hướng âm trạch dương trạch, sắp đặt đồ đạc trong nhà v.v… đều cần tìm người để xem Phong Thủy, tính toán xem trình tự vận hành thế nào, sao cho đạt được Thiên Nhân hợp nhất, đón cát tránh hung.

Thuận theo quá trình công nghiệp hóa trong 100 năm gần đây, Phong Thủy và văn hóa chính thống của Trung Hoa đã trở nên ngày càng xa lạ đối với chúng ta. Trong tiềm ý thức của mọi người đều cho những danh từ này là “lạc hậu”. Tuy nhiên sự thực có đúng như vậy không ? Xin bạn hãy tiếp tục xem bài viết của chúng tôi, nó nhất định sẽ đem lại cho bạn những cảm thụ và nhận thức hoàn toàn mới !

Thế kỷ 16 thời kỳ văn nghệ phục hưng tại châu Âu, sự huy hoàng của nền văn minh Hy Lạp và Roma cổ đã đưa đến các ngành công nghiệp hiện đại. Từ đó dẫn đến sự phát triển của nền văn minh ngày nay và mang lại cho chúng ta một xã hội hiện đại với khoa học kỹ thuật tương đối phát đạt. Chúng tôi tin rằng, việc phục hồi văn hóa Trung Hoa chính thống cũng sẽ mang lại một tương lai tươi sáng cho con cháu người Hoa. Chúng tôi hy vọng có thể cùng với nhiều người yêu thích Phong Thủy nghiên cứu và thảo luận về văn hóa chính thống Trung Hoa. Từ đó đẩy mạnh sự phục hưng và thịnh vượng của văn hóa Trung Hoa đồng thời mang lại phúc âm cho người dân tại các quốc gia trên thế giới.

Những điều trong bài viết này, cũng chỉ là những điều thuộc một phạm vi thiên địa nhất định, bởi vì tầng thứ tu luyện của chúng tôi có hạn, có thể có những chỗ còn thiếu sót hoặc nhầm lẫn, xin các bạn bỏ qua. Nếu có thể giúp đỡ chỉ ra những sai sót đó, chúng tôi vô cùng cảm tạ.

Bài viết này đã nhận được rất nhiều ý kiến và trích dẫn của khá nhiều đồng đạo, tại đây, chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các bạn.

Chương I: Nói Sơ về Phong Thủy

Nhắc đến Phong Thủy, chắc chắn có rất nhiều người đặt ra các câu hỏi, ví dụ như: Phong Thủy rốt cuộc là gì ? Tại sao Phong Thủy có thể khởi tác dụng ? hoặc là Phong Thủy có nguồn gốc từ đâu v.v…. Những vấn đề này nếu như không giảng rõ ràng, sẽ gây ra rất nhiều chướng ngại cho những người muốn nhận thức về Phong Thủy, đặc biệt là một số người ở Trung Quốc Đại Lục, họ thường cho những điều này thuộc về mê tín từ đó bài trừ chúng. Chúng ta hãy bắt đầu từng bước một, xin bắt đầu từ việc liễu giải về nguồn gốc của danh từ Phong Thủy.

1. Nguồn gốc Phong Thủy

Danh từ “Phong Thủy” bắt nguồn từ thời Ngụy Tấn, trong “Táng Thư” của Quách Phác, trong sách Quách Phác đã đưa ra định nghĩa về Phong Thủy như sau: “Táng giả, Tạng dã, Thừa sinh khí dã. … khí thừa phong tắc tán, giới thủy tắc chỉ, cổ nhân tụ chi sử bất tán, hành chi sử hữu chỉ”. Quách Phác đã đưa ra khái niệm về “khí”, đồng thời đưa ra những phát hiện ngắn gọn về biểu hiện của hai loại nhân tố Phong và Thủy, từ đó nhận thức về sự xuất hiện và kết thúc của “khí”. Do tác giả trong cuốn “Táng Thư” đã lần đầu tiên đưa ra danh từ Phong Thủy, cũng như đặt ra cái khung lý luận cho Phong Thủy, cho nên được coi là ông tổ trong giới Phong Thủy.

Kỳ thực nghề Phong Thủy có lịch sử lâu dài hơn nhiều so với lịch sử của “Táng Thư”. Các giới học giả Phong Thủy sau này đều đã nhận thấy rằng trong “Đại Nhã Kinh Thi – Lưu Công” trước đó đã có những miêu tả về sự hoạt động của Phong Thủy

Đốc công lưu, ô tư tư nguyên, ký thứ ký phồn … trắc tắc tại hiến, phục giáng tại nguyên

Đốc lưu công, thệ bỉ bá tuyền, chiêm bỉ phổ nguyên, nãi trắc nam cương, nãi quan ư kinh. Kinh sư chi lý, ư thời xứ xứ, ư thời lư lữ, ư thời ngôn ngôn, ư thời ngữ ngữ.

Đốc lưu công, ký phổ ký trường, ký cảnh nãi cương, tương kỳ âm dương, quan kỳ lưu tuyền … độ kỳ thấp nguyên … độ kỳ tịch dương, u cư doãn hoang.

Qua mấy đoạn thơ mang đầy thi tình họa ý trên, chúng ta dường như nhìn thấy cổ nhân là “Tư Vũ”, lúc thì là “Trắc Cương”, lúc thì là “Giáng Nguyên”, lúc thì là “Thệ Thủy”, lúc thì là “Quan Kinh”, quá trình này có sự tương đồng với bốn bộ phận trong Phong Thủy của các học giả sau này là: “Mịch Long”, “Sát Sa”, “Quan Thủy”, “Điểm Huyệt”

Trong 《Đại Nhã Miên》 thuộc 《Kinh Thi》 cũng có những miêu tả liên quan như: “Cổ công đản phụ, lai hồ tẩu mã, súy tây thủy hử, chí ư kỳ hạ. Viên cập khương nữ, duật lai tư vũ”. Cổ công đản phụ là phụ thân của Quý Lịch, là tổ tiên của Chu Văn Vương, người đã dẫn đầu cả gia tộc chuyển đến Kỳ Sơn. Trong thơ “Tư Vũ” có nghĩa là xem xét kỹ lưỡng, chi tiết.

Những hoạt động Phong Thủy này, được người thời đó gọi là tướng địa hay hình pháp

Phong Thủy còn được gọi là Kham Dư, vậy cách nói Kham Dư này có nguồn gốc từ đâu ? Danh từ này đã được xuất hiện rất sớm từ thời Tây Hán Hoài Nam Vương Lưu An trong quyển thứ ba 《Thiên Văn Huấn》 thuộc tác phẩm 《Hoài Nam Tử》, trong đó bao hàm các đạo lý về sự vận hành của trời đất.

Phong Thủy còn được gọi là Địa Lý, Địa Lý là từ xuất hiện trong 《Hệ Từ》 của 《Chu Dịch》: “Dịch ư thiên địa chuẩn, cố năng nhị luân thiện địa chi đạo. Ngưỡng dĩ quan ư thiên văn, phủ dĩ sát ư địa lý, thị cố tri u minh chi cố.”

Đến 《Táng Thư》 của Quách Phác viết, kỳ thực là đã đứng trên vai của rất nhiều người, ngoài việc chỉnh lý một vài lý luận Phong Thủy, ông chủ yếu là quyết định chọn từ “Phong Thủy”. Giống như danh từ “Khí Công”, nếu như không tiến hành nghiên cứu, rất khó để có thể nhìn thấy được nội hàm rộng lớn và thiên ý sâu xa từ bề ngoài của từ “Phong Thủy”,

Không kể là Khí Công hay Phong Thủy, đều giảng về “Khí”, hiện nay có rất nhiều người lại lý giải thành luồng không khí, kỳ thực không phải. Hiện nay ký tự tiếng hán bị đơn giản hóa quá nhiều, rất nhiều từ đều bị vứt bỏ đi không dùng nữa, từ đó khiến nhiều nghĩa của từ bị lý giải sai lệch. Khí ở đây cần phải được lý giải là “炁” (vô hỏa) thì sẽ chính xác hơn. Từ này được bắt nguồn từ văn hóa của Đạo gia trong xã hội Trung Quốc cổ xưa, nó đại biểu cho năng lượng.

Trước giờ, đa phần mọi người lý giải “Phong Thủy” đều theo những lý luận từ khi phổ cập minh thanh phong thủy, tại thế gian tiểu đạo chỉ lưu truyền những điều vỏ ngoài nông cạn, cùng với một số thuật lại khác. Hình thành nên “Huyền Không”, “Lục Hào”, “Lý Khí” … các tông phái khác nhau trong Phong Thủy. Hiện nay các nhà Phong Thủy học nhìn nhận Phong Thủy dưới hai loại hình chủ yếu: một là hình pháp, hai là lý khí. Hình pháp chủ yếu là chỉ: loan đầu, long, huyệt, sa, thủy, tất cả hướng về năm yếu quyết. Về lý khí, nguyên tắc là trên các cơ sở như thế mà thêm vào các lý luận dịch học như cửu cung bát quái, âm dương ngũ hành v.v… Kỳ thực họ chỉ là tổng kết lại một số kinh nghiệm của các nhà phong thủy trong quá khứ, nếu không được chân truyền thì chỉ là dựa vào những kinh nghiệm này mà suy tính. Họ chỉ biết về “Hình” chứ không biết gì về “Thần” cả, họ chỉ lòng vòng nghiên cứu các lý luận về “Hình”, không chỉ vậy lại còn tranh chấp lẫn nhau mà phân chia thành các bè phái.

Ví dụ cùng một vị trí, phái “Huyền Không” nói đất ở đây có thể mai táng, “Lý Khí” lai nói là không thể, nhưng sau khi mai táng thì quả thực là có phát. Một trường hợp khác “Lý Khí” nói là được, “Huyền Không” lại nói không được, kết quả sau khi mai táng thì lại có thể phát. Cuối cùng là “Huyền Không” đúng hay là “Lý Khí” đúng đây ?

Trong các hoạt động về Phong Thủy, chúng tôi phát hiện, kỳ thực để xem một vị trí có phải là “chân huyệt” hay không, thì phải xem ở huyệt vị đó có thần hay không. Chúng tôi gọi người chấn thủ huyệt vị đó gọi là “Địa Linh Thần”. Đồng thời còn phụ thuộc vào việc thầy Phong Thủy kia có đủ uy đức để câu thông với vị Địa Linh Thần đó không, nó không chỉ đơn giản là việc xem hình thế đất.

Có người cho rằng học vấn về Phong Thủy là được hình thành từ một quá trình tích lũy kinh nghiệm khảo sát địa hình lâu năm mà nên. Nếu như thật sự là như vậy, với trình độ khoa học kỹ thuật ngày nay, ai muốn làm hoàng đế, thì khởi động các bộ máy cơ khí để hình thành các địa hình theo tổng kết kinh nghiệm, rồi tạo ra các địa huyệt là xong rồi phải không ? Tại sao lại không thể làm được ? Nguyên nhân là vì con người có thể tạo thành các địa thế theo mô hình phong thủy, nhưng không có cách nào an bài các vị Địa Linh Thần chấn thủ nơi đó được.

Phong Thủy được quy về thế gian tiểu đạo trong Đạo Gia, văn hóa Đạo Gia cho rằng sinh mệnh của con người có nguồn gốc từ trên thiên thượng. Mục đích của nhân sinh là thông qua tu luyện mà dần dần tiếp cận và đồng hóa với bản tính tiên thiên của chính mình, trở về nguồn cội. Các thầy Phong Thủy tu Đạo chân chính trong quá trình quay trở về bản tính tiên thiên của mình, họ dần dần có được các năng lực thần diệu, xuất hiện các công năng đặc dị, có thể nhìn thấy “Khí” của địa huyệt, có thể nhìn thấy quang ảnh trên thân các “Địa Linh Thần” đối ứng với các địa huyệt, trên thân họ đều có mang năng lượng. Có một số công năng cao cấp còn có thể trực tiếp nhìn thấy hình tượng của những Địa Linh Thần đó. Địa Linh Thần đối ứng với huyệt vị càng lớn thì huyệt vị ấy càng tốt. Cho nên sở dĩ Phong Thủy có thể khởi tác dụng thực chất là do có tác dụng của “Thần” đằng sau những biểu hiện về hình thế bề ngoài.

Văn hóa truyền thống của Trung Hoa là văn hóa sùng bái “Thần”, rất nhiều sách cổ và những truyền kỳ cổ xưa đều có ghi chép và lưu truyền về vùng đất Đại Địa Thần Châu của chúng ta. Ở đó thời xưa đã từng là nơi mà người và thần cùng tồn tại, lúc đó các vị thần tiên thường xuyên xuất hiện ở nhân gian để truyền cho những người dân nguyên thủy các loại văn hóa và kỹ nghệ, con người thời đó cùng không cần bói quẻ, họ có thể trực tiếp trao đổi với thần để hiểu rõ về thiên ý.

Tương truyền có một người rất đức hạnh được thần tiên truyền thụ trở thành thầy Phong Thủy. Nhân gian tương truyền về Đại sư Phong Thủy triều Đường Dương Thanh Tùng tại Sơn Đông đã gặp được Cửu Thiên Huyền Nữ, đắc được chân truyền, trở thành người tinh thông Phong Thủy, trở thành Nhất Đại Thái Gia, cho nên những người trong gia tộc họ Dương đắc được chân truyền sau này đều cúng bái Cửu Thiên Huyền Nữ làm tổ sư.

Nhưng trong giới Phong Thủy có một cái tên được cho là vị Thầy Phong Thủy đầu tiên: “Thanh Đảo Tử”. Có ghi chép nói rằng thời kỳ hoàng đế đại thần, hồng truyền văn minh phương đông đã thuật lại như vậy, Phong Thủy cũng là bắt đầu từ thời đó.

2. Tại sao Phong Thủy có tác dụng

Hiện nay không ít người cho rằng Phong Thủy là mê tín. Ví dụ như qua việc chọn một địa huyệt tốt để chôn cất hài cốt tổ tiên sẽ ảnh hưởng đến họa phúc của con cháu sau này. Mặc dù các sự việc như thế trong lịch sử đã được ghi chép lại, nhưng rất nhiều người hiện đại vẫn cảm thấy khó mà tưởng tượng được, không biết nguyên lý ở chỗ nào ? Họ cảm thấy thật không thể nào có chuyện như vậy. Kỳ thực khoa học vật lý hiện đại đã phát hiện rằng giữa vật chất với nhau có một loại liên đới vượt qua thời gian và không gian, trong vật lý học lượng tử gọi đó là làm nhiễu động lượng tử.

Nói ra thì rất dài, bởi sự ra đời của khoa học kỹ thuật tại Tây phương ngày nay là có hình thức bề ngoài đối lập với các tôn giáo của người Tây phương cổ đại, đối lập với triết học và thuật luyện kim, nhưng trong mối liên hệ nội tại thì tuyệt nhiên không thể phân tách được. Trong Thánh Kinh viết Thượng Đế tạo ra vũ trụ, ngày thứ nhất, cần có ánh sáng. Từ đó ánh sáng được tạo ra, dần dần Thượng đế vì con người mà tạo ra vạn sự vạn vật, chuẩn bị cho con người một hoàn cảnh sống đầy đủ, đến ngày thứ sáu thì bắt đầu tạo ra con người. Ngày thứ bảy thượng đế bắt đầu nghỉ ngơi, kỳ thực ông đã tạo ra sự nghỉ ngơi cho con người, cho con người có được phúc khí của sự nghỉ ngơi. Con người đã sống trong môi trường mà Thượng Đế tạo ra để mà tu dưỡng và sinh sôi cho đến tận ngày nay

Thuận theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay, con người ngày càng hiểu rõ hơn về vũ trụ, những người được sinh ra vào ngày thứ sáu đang nghiên cứu ánh sáng làm thế nào được sinh ra vào ngày thứ nhất, từ đó xuất hiện một loại vật lý học rất lạ gọi là vật lý lượng tử. Đối với vật lý đương thời, triết học và tôn giáo có một ảnh hưởng cực kỳ lớn.

Căn cứ vào giải thích của vật lý lượng tử, ánh sáng là một loại sóng, đồng thời cũng là một loại hạt. Loại đặc tính này gọi là lưỡng tính sóng hạt. Nhưng mà ánh sáng lại là loại vật chất không xác định rõ tính, có nghĩa là bạn có xác định được vị trí của nó thì không thể đo được tốc độ của nó, còn nếu bạn đo được tốc độ của nó thì lại không có cách nào xác định được vị trị của nó. Các khoa học gia từ góc độ vật lý học truyền thống nhìn những thứ lừa chẳng phải lừa, ngựa chẳng phải ngựa này gọi là lượng tử, vì để nghiên cứu nó, các khoa học gia đã tạo ra một môn học vấn mới gọi là vật lý học lượng tử.

Giới vật lý học lượng tử xuất hiện rất nhiều cao nhân, những lý luận thần kỳ của họ khiến con người ngày càng không thể phân biệt rõ ai là khoa học gia, ai là triết học gia … ví dụ một nhà khoa học gia người Anh là Penrose đã đề xuất lý luận về “Đa vũ trụ”, ông cho rằng, vũ trụ mà chúng ta đang ở đang không ngừng phân tách, mỗi lần chúng ta “quan sát” (đây là từ trong chủ nghĩa duy tâm) nó thì nó phân tách một lần, tất cả các vũ trụ được phân tách đều tồn tại ở cũng một chỗ, vì tất cả các trường hợp xảy ra cũng đều đồng thời tồn tại. Nhưng chúng ta chỉ sinh sống tại một trong các vũ trụ đó và không thể cảm giác được các vũ trụ khác. Tại các vũ trụ khác, Hitler có thể tạo ra bom nguyên tử trước Mỹ, Kennedy có thể không bị thích sát, cha mẹ của bạn có thể không yêu nhau, có lẽ bạn cũng không tồn tại ….

Trong vật lý học lượng tử có một hiện tượng thu hút rất nhiều người quan tâm, gọi là hiện tượng liên đới lượng tử. Các nhà khoa học nói rằng: giữa hai hoặc nhiều lượng tử với nhau có tồn tại một vùng không xác định, có một sự liên hệ rất cường mạnh. Nói trắng ra thì là: bất luận hai lạp tử có khoảng cách bao xa, nếu như một lạp tử xảy ra biến hóa thì lạp tử còn lại cũng bị ảnh hưởng. Hai lạp tử ấy bất luận có cách xa nhau bao nhiêu, đều không chịu ảnh hưởng của không gian và thời gian, nó cũng không cần một sự liên kết nào, chúng vẫn có thể “hiểu được lòng nhau”. Hiện tượng này thật sự là Thiên Phương Địa Đàm, chẳng trách nhà lượng tử học Pauli đã nói: “Vật lý học lượng tử là khoa học thoát thai từ thuật luyện kim, hiện nay so với thuật luyện kim nó càng trở nên thần bí hơn”.

Những điều được đề cập ở trên nghe như hoang đường nhưng nó lại là những thành quả kỹ thuật tồn tại một cách thực sự. Không chỉ vậy rất nhiều người đều từ những lý luận kỳ lạ này mà đạt được giải Nobel. Đọc đến đây, bạn chắc hẳn vẫn chưa nhận thức được ý nghĩa của những lí luận đó là gì, nói thẳng ra, nếu như hiện tượng liên đới lượng tử được nghiên cứu thấu triệt, thì con người chúng ta hôm nay có thể thông qua những sự việc ngày nay mà xuyên việt thời không để thay đổi những sự việc trong quá khứ cũng như tương lai … cho nên từ góc độ lý luận lượng tử, những thần tích của các thuật sỹ thần tiên thời cổ đại là không kỳ lạ chút nào.

Tại hải ngoại còn có học giả tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm đối với Phong Thủy, giới Phong Thủy cho rằng, con người là do máu huyết của cha mẹ kết tinh mà thành và có mối liên hệ tiềm tại về huyết mạch thể hệ. Căn cứ vào một thực nghiệm như sau: họ lấy tinh trùng của một vài người, sau đó đặt nó tại những nơi cách rất xa những người đó, rồi từ phía sau họ bất ngờ đánh một cái thật mạnh vào một trong những người tham dự thực nghiệm, điều này đã khiến người đó giật mình. Kết quả là tại phòng thí nghiệm đặt ở rất xa, người ta thấy rằng, tinh trùng của người đó cũng có biểu hiện giật mình y như vậy.

Thực nghiệm này tại hải ngoại đã được phát sóng trên đài truyền hình chủ lưu, rất nhiều người cũng đã xem nó. Cho nên có thể nói, khoa học nghiên cứu ngày nay cũng đã đột phát được rất nhiều rào cản, vô luận là từ lý luận hay là từ thí nghiệm thực tiễn, từ góc độ khoa học đã có thể chứng minh được tác dụng của Phong Thủy.

Văn hóa truyền thống Trung Quốc đã đi theo một con đường khoa học hoàn toàn khác, là trực tiếp nghiên cứu vũ trụ, nhân thể, thời không. Việc đả tọa tu luyện, khai mở tiềm năng nhân thể cũng là một con đường khoa học để phát triển, điều này so với con đường của khoa học chứng thực Tây phương là hoàn toàn không giống nhau. Thực sự là thế, hiện nay dùng những lý luận và kiểm chứng của khoa học thực chứng Tây phương cũng có thể kiểm nghiệm được độ chính xác của văn hóa Trung Quốc. Những nhà hiền triết Trung Quốc đối với sự kỳ diệu của đại tự nhiên và sự huyền ảo của vũ trụ đã đưa ra rất nhiều tinh hoa luận thuật. Ví dụ tại 《Kinh Dịch – Hệ Từ》 đã nói: “Vô hữu viễn cận u thâm, toại tri lai vật. Phi thiên hạ chi chí tinh, kỳ thục năng dự ư thử”, nói về sự ứng nghiệm của chiêm tinh đoán quẻ, bất luận là thời gian địa điểm xa hay gần, đều có thể biết được sự việc trong tương lại. Cho con người biết “tán thán dịch đạo chi chí tinh, tán thán thánh nhân chi đại đạo”.

“Dịch vô tưởng dã, vô vi dã, tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông thiên hạ chi cố. Phi thiên hạ chi chí thần, kỳ thục năng dự ư thử”. Dịch là vô phương giả. Nếu như hữu tưởng hữu vi, tắc hữu phương hĩ, cũng không phải là dịch. Cảm nghĩa là tâm thông tâm, từ đó mà thông hiểu tâm của thiên địa vạn vật. Vật chi kỉ phân động tĩnh giả dã, chí thần, vị sở phát giai động dĩ tự nhiên dã.

Qua đó có thể thấy, hiện nay đỉnh cao của khoa học nghiên cứu vật lý lượng tử đã vô tình trùng khớp với luật thuật trong 《Kinh Dịch》 từ hàng ngàn năm trước của Trung Quốc. Sự vận động và quy luật của lượng tử và quy luật được miêu tả trong 《Kinh Dịch》 là hoàn toàn tương đồng.

3. Phong Thủy có tác dụng gì ?

Đạo gia cho rằng vũ này là do âm dương cấu thành, giống như thái cực. Tam giới chỉ là một phạm vi cục bộ của vũ trụ do ngũ hành tạo nên. Vì thế vũ trụ diễn hóa ra Tam giới, âm dương diễn hóa thành ngũ hành. Ngũ hành chỉ phù hợp với tầng thứ thuộc trong Tam giới này, vượt quá phạm vi này thì chỉ sử dụng đạo lý về âm dương chứ không thể dùng đạo lý về ngũ hành làm chỉ đạo nữa.

Giống như các sinh mệnh tồn tại trên quả địa cầu là cần có “trọng lực”, nhưng nhận thức này của khoa học chỉ có thể là chân lý nội trong phạm vi quả địa cầu, vượt qua quả địa cầu mà tiến nhập vào phạm vi của thái dương hệ thì nó lại trở thành sai. Con người rơi vào không gian vũ trụ, khi đến các tinh cầu khác thì sẽ bị mất trọng lượng, có thể phiêu đãng bay lên.

Phong Thủy học tại Trung Quốc còn được gọi là Âm Dương học, thầy Phong Thủy tại nhân gian còn được gọi là thầy Âm Dương, vậy chúng ta có thể từ đó mà đoán ra được nguồn gốc của Phong Thủy là đến từ tầng rất cao, chẳng phải đạo lý của nó ít nhất cũng có thể dùng được trong phạm vi vũ trụ này sao ?

Thích Ca Mâu Ni đã từng nói về “tứ đại”: đất, nước, gió, lửa. Ông cho rằng vạn sự vạn vật trên thế giới này đều được cấu thành từ “tứ đại”. Lấy “con người” làm ví dụ: xương cốt thân thể chính là “địa”, là cơ sở chịu tải trọng của cả sinh mệnh, máu huyết lưu động dưới dạng lỏng được cho là “thủy”, nhiệt độ thân thể được điều hòa một cách tài tình ở 37 độ, tăng thêm 1 độ hoặc giảm đi 1 độ con người đều không chịu nổi, đó chính là “hỏa”, mà con người lại không thể sống được nếu không thở, như thế hô hấp chính là “phong”.

Từ nhận thức về biểu hiện của không gian tại thế gian này mà nhìn, Phong Thủy cũng có liên quan đến ba nhân tố phong, thủy, địa trong “tứ đại”. Cho nên từ nhận thức đối với phạm vi vũ trụ của Thích Ca Mâu Ni mà xét thì Phong Thủy cũng là rất cao rồi, ít nhất cũng chiếm được ba yếu tố, cũng là để nói nguồn gốc của Phong Thủy là rất cao, chí ít cũng phù hợp với phạm vi vũ trụ rộng lớn mà Thích Ca Mâu Ni nhận thức được.

Bất luận là Đạo gia hay là Thích Ca Mâu Ni, đều có giảng về quan hệ giữa người và vũ trụ. Phong Thủy tại Trung Quốc, bị liệt vào thế gian tiểu đạo của Đạo gia. Đạo gia tu luyện giảng “Chu Thiên”, giảng “Huyệt vị”, ngoài ra còn giảng thân thể người là một tiểu vũ trụ, rất nhiều người dù ít dù nhiều đều biết một chút tri thức về chu thiên và huyệt vị của con người, nhưng các loại chu thiên chân chính tồn tại trong cơ thể người, cùng các kinh mạch và huyệt vị, người thường rất khó để có thể biết được rõ ràng, bởi vì đây là những điều bí mật trong giới tu luyện , họ không muốn công khai nó ra một cách dễ dàng.

Trung Quốc cổ đại trực tiếp nghiên cứu các ảo bí về trời và đất, đề ra lý luận về “Thiên địa hợp nhất”, cũng là để nói: Thiên, Địa, Nhân – Tam tài đối ứng. Trong 《Đạo đức kinh》 có viết: “Nhân Pháp Địa, Địa Pháp Thiên …” như thế mọi người thử nghĩ xem, nếu thật sự là như vậy thì có phải là trên trời cũng có chu thiên và huyệt vị không ? Chỉ là lúc này huyệt vị không còn được gọi là huyệt vị nữa mà gọi là thần vị, cũng là điều Đạo gia thường nói về Chu Thiên tư chức thần, cách nói này cho rằng có 365 cái, họ phân biệt ra đối ứng với 365 huyệt vị trên thân người. Hai từ chu thiên có hàm ý chỉ sự tuần hoàn giữa trời và đất, con người có chu thiên, thì thiên địa tự nhiên cũng phải có chu thiên tồn tại.

Đồng dạng như vậy, “Địa” có khi nào cũng là một thể hệ, “Địa” liệu có phải là một thể sinh mệnh, “Địa” phải chăng cũng có mạch lạc, chu thiên và huyệt vị ? Kỳ thực nói thẳng ra, tại một góc độ nào đó mà nhận thức, địa cũng là thiên, cũng là nhân. Thiên cũng là địa, cũng là nhân. Nhân cũng đồng thời là địa, cũng là thiên. Ví dụ trong Trung Y, cơ thể người đồng thời có tồn tại ba bộ phận Thiên, Địa, Nhân. Bộ phận phía dưới con người là địa, bộ phận ở giữa chính là nhân, còn bộ phận bên trên là thiên.

Nếu như những luận thuật ở trên là đúng, vậy phải chăng chúng ta có thể nói rằng – Phong thủy, là một hoạt động ảo bí để tìm kiếm “địa”.

Bất luận gọi là Kham Dư cũng vậy, gọi là Địa Lý, gọi là Hình Pháp hay gọi là Phong Thủy cũng vậy. Mặc dù cách gọi không giống nhau, nhưng đều không cách ly với nguồn gốc, đều là quá trình chiểu theo vị trí sắp xếp của trời đất mà tìm kiếm “địa”.

Từ đây mà phát triển lý luận thêm, con người đã biến nó trở thành Phong Thủy học, và quá trình sử dụng các phương pháp cụ thể trong đó được gọi là thuật Phong Thủy. Từ ẩn nghĩa mà xét, quá trình này là hợp nhất với quá trình tu luyện phản bổn quy chân của sinh mệnh. Vì thế đây là một quá trình tu luyện đề cao của sinh mệnh. Trong quá trình tu luyện ấy có thể tu xuất ra được những điều thuộc về thể hệ “địa” cùng các thuật loại có liên quan đến hoạt động phong thủy hay các năng lực đặc biệt được người ta gọi là thuật Phong Thủy.


Trong lịch sử, Trương Tam Phong được vinh danh là thái cực tôn sư, võ lâm bắc đẩu, đạo gia tu luyện gọi là chân nhân, đồng thời ông cũng là một bậc thầy về Phong Thủy (Vẽ: Zhiqing)

Thầy Phong Thủy

Trong lịch sử, Trương Tam Phong được vinh danh là thái cực tôn sư, võ lâm bắc đẩu, đạo gia tu luyện gọi là chân nhân, đồng thời ông cũng là một bậc thầy về Phong Thủy. Trương Tam Phong trong Kham Dư Thiên thuộc “Thiên Khẩu Thiên” (Trương Tam Phong toàn tập) có nói: “Duy Thiên Phú Thiện Ác, Duy Địa Tải Thiện Ác, Duy Tiên Sư Vi Thiên Địa Mai Tàng Thiện Ác. Thiên Vô Tư Phú, Địa Vô Tư Tải, Tiên Sư Vô Tư Ân … ”. Từ đó cho thấy mục đích của các thầy phong thủy là thay trời hành sự, là có sự yêu cầu nghiêm khắc về tâm tính, Trương Tam Phong cũng phải kính nể họ ba phần, nên gọi họ là “Sư Tiên”

Thầy phong thủy bắt buộc phải được sự chân truyền của Sư Phụ, phải đạt được năng lực câu thông với thần, ngoài ra còn phải có khả năng quan sát “hình”. Trung Quốc cổ đại có một số nhà phong thủy sau khi tu luyện đến một trình độ nhất định, trên thân thể đều xảy ra những biến hóa rất lớn. Rất nhiều truyền thuyết kể rằng, một số cao nhân có khả năng đặc biệt, vào những thời kỳ nóng nhất trong hè họ không bị đổ một giọt mồ hôi nào, vào mùa đông họ chỉ mặc 1 chiếc áo cũng không cảm thấy lạnh, một số người còn có thể bay, có nhiều người đã tận mắt nhìn thấy. Ngoài ra thân thể của họ còn có thể tiến nhập sang không gian khác, cho nên có một số người thấy họ đang ở trước mặt trong chớp mắt bỗng biến mất không dấu vết. Các thầy phong thủy thường xuyên đi đến những nơi rừng sâu núi thẳm, một bước đi của họ có thể di chuyển được hàng mấy trăm mét, ở đó họ có thể tự do bay qua bay lại。 Trong kinh thơ Đại Nhã Lưu Công có nói về “Trắc cương”, “Giáng nguyên”, “Thệ thủy”, “Quan kinh” đều là để nói về những điều này, do vậy có người còn gọi các thầy phong thủy là “Địa Tiên”.

Tại nhân gian, người ta cho rằng thầy phong thủy là người chuyên xem phong thủy, bị gọi là âm dương tiên sinh hay phong thủy tiên sinh. Từ xưa đến nay có rất nhiều giang hồ thuật sỹ học được một ít kiến thức bề ngoài nông cạn của phong thủy đã treo biển xem phong thủy nhằm mục đích kiếm tiền. Thầy phong thủy và những giang hồ thuật sỹ đó có sự khác biệt rất lớn. Giang hồ thuật sỹ không tu luyện, họ bất quá chỉ hiểu được một chút kỹ năng, biết được một chút thủ thuật mà thôi. Những điều họ xem đều là thuộc về xem “hình”, dựa vào kinh nghiệm của những người xưa tổng kết lại mà tiến hành thực hiện những thủ đoạn mưu sinh ở xã hội. Họ chủ yếu là xem cho dân thường về địa thế, đất đai, thời hạn …

Mặc dù giang hồ thuật sỹ và thầy phong thủy có sự khác biệt rất lớn, thế nhưng từ xưa đến nay, tại xã hội Trung Quốc đều có những giang hồ thuật sỹ như thế tồn tại, đó là vì nguyên nhân gì ? Con người là có phân chia tầng thứ, bách tính phổ thông bình thường thì có hiểu biết rất nông cạn, thế nên năng lực của những thuật sỹ đó cũng đã đủ dùng rồi. Tại tình huống thông thường, trong phạm vi bán kính 100 dặm, ắt có dị nhân, hoặc là người biết phong thủy, hiểu kinh dịch, biết bói toán, v.v… năng lực lớn nhỏ không giống nhau. Các thuật sỹ mặc dù không hiểu nguyên lý cao thâm, nhưng cũng có thể giúp đỡ các thầy phong thủy truyền bá đạo lý tích đức hành thiện, chỉ cho con người biết thuận theo thiên thời địa lợi, biết được đạo lý phải tích đức cho con cháu đời sau, chỉnh thể là có tác dụng tích cực đối với việc duy hộ đạo đức cho xã hội.

Tiêu chuẩn đạo đức của người xưa là tuân theo các điển cố của thánh hiền, mọi người đều biết tích đức, chí ít thì cũng có xu hướng thủ đức, cho nên những giang hồ thuật sỹ đó mặc dù không có sư phụ chân truyền, những cũng có thói quen tĩnh tâm điều tức, nhắm mắt đả tọa, đối với thân tâm của họ đều có điểm tốt. Nếu như tâm họ thành khẩn, cũng có thể làm cảm động bề trên, họ có thể được một sư phụ chân chính nào đó điểm hóa, truyền đạo cho họ. Bên cạnh đó cũng có nhiều giang hồ thuật sỹ cầu danh cầu tài, đằng sau họ đều là phụ thể cáo chồn khởi tác dụng, đặc biệt ngày này có nhiều thầy xem bói, thầy phong thủy đều là như thế, họ không phải thực sự muốn sử dụng năng lực của những con cáo chồn phụ thể đó, mà đều là do cái tâm tham tiền không trọng đức chiêu mời đến, thực sự là rất đáng thương.

Có một số người có thể hiểu được một ít tác dụng của việc xem phong thủy thời cổ đại. Vì phong thủy tại xã hội công chúng đã bị thất truyền rất nhiều năm, cho nên đều không hiểu rõ nguyên lý của nó. Bình thường khi đi tìm một giang hồ thuật sỹ xem phong thủy cho bản thân, người ta toàn bị lừa. Những người trong giang hồ họ chỉ đi tham khảo giá cả, mảnh đất này bao nhiều tiền, các loại giá thành từ vài vạn đến vài trăm vạn họ đều biết, nhưng họ có thể nhìn được điều gì chân chính đây ?

Trương Tam Phong từng nói: những lớp người ngày nay tại thế nhân toàn nói mò về phong thủy, dám mạo phạm thần linh, lấy hài cốt của người thân để cầu tài lộc, tùy tiện đàm luận phúc họa vận mệnh, gạt người kiếm tiền, mong cầu người khác khen ngợi mình, nhân tâm như thế liệu có biết thiên lý là gì chăng ? Mười người biết phong thủy thì chín người là nghèo, cho nên cũng thật khó trách ! Chân nhân thanh tĩnh như Trương Tam Phong cũng đã đưa ra những lời phê bình như vậy đối với những kẻ giả mạo và những hành vi lừa người kiếm tiền bất chính.

Địa huyệt tốt xấu là có liên quan đến đạo đức. Nếu có thể tìm được huyệt tốt, chọn được huyệt như thế nào là có quan hệ với hành vi đạo đức của thầy phong thủy, nếu không có đạo hạnh cao thâm thì không thể nào làm được sự việc chân chính ấy. Rất nhiều giang hồ thuật sỹ lợi dụng một chút vỏ ngoài nông cạn của phong thủy, cũng dám thực hiện những hành vi xem phong thủy lừa đảo gạt người. Bọn họ có thể lừa người để kiếm tiền, kỳ thực là họ lợi dụng sự sơ hở của những người mà luôn coi trọng cái lợi trước mắt. Những người đi xem phong thủy ấy đa phần đều muốn dựa vào lực lượng của phong thủy để thăng quan phát tài, thậm chí sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để đạt được mục đích, nhưng thực sự họ đều đang thực hiện những việc làm vô ích. Từ trước đến nay sự hưng thịnh của một cá nhân hay một gia tộc là thuận theo quy luật tự nhiên của đất trời mà vận hành. Nguời vô đức mà tự nhiên đạt được những điều tốt thì sớm muộn cũng bị trời lấy lại.

Những người lấy tiền mua đất đa phần đều là người giàu có hoặc cao quan, tham nhũng tràn lan, đạo đức xuống cấp, tiền của họ đa phần đều là đến từ những việc làm bất chính, đầu cơ trục lợi, vi phạm pháp luật, ức hiếp dân lành. Những người không có thiện niệm, không có chính niệm làm sao có thể mua được đất tốt chứ ? Theo thiên lý, người có phúc đức sẽ mua được mảnh đất tốt, nếu sau đó họ làm những điều không tốt cho xã hội thì mảnh đất tốt ấy cũng sẽ dần dần biến thành xấu. Cho nên những kẻ giang hồ thuật sỹ bán đất đa phần là bán những mảnh đất không tốt, nếu mua vào sẽ làm cho phúc phần của người mua tiêu tan hết, cuối cùng chẳng còn gì.

Thầy phong thủy chân chính là có thiện tâm giúp người, không kể danh tiếng, không ham tiền bạc, họ làm việc gì cũng đều là thuận theo thiên mệnh, tất cả những mảnh đất mà họ chỉ điểm thông thường đều có liên quan rất lớn đến sự hưng thịnh của triều đại và sự biến đổi của lịch sử. Cho nên thường không phải chỉ là chọn một mảnh đất mà thực tế là vẽ ra một bối cảnh. Bởi vì những người đắc đạo, trên thân thể có mang năng lượng, họ có thể có năng lực “quyết định” các sự tình, giang hồ thuật sỹ không thể làm được điều này. Đương nhiên chữ “định” này cũng phải tuân theo sự biến hóa của thiên tượng và phúc đức cùng nhiều nhân tố khác nhau để xem xét.

Có một vài người thường không tin vào phong thủy, họ thường nói một câu như thế này: Phong thủy nếu lợi hại như thế, thì tại sao các thầy phong thủy vẫn nghèo khổ như vậy, tại sao chẳng có một ai phát tài ? Chúng tôi thấy những người có cách nghĩ như vậy đều là do không biết chân tướng sâu xa bên trong. Những thầy phong thủy có trình độ, rất nhiều những người giàu sang phú quý thậm chí làm quân vương thiên hạ, ví dụ như tổ tiên gia tộc của Chu Triều Cơ, hay rất nhiều người cổ đại, họ đều là những cao nhân tinh thông các chủng thuật loại. Từ nhiều năm trước họ đã bố trí phong thủy, vì hậu nhân triều Chu mà thiết lập cơ nghiệp 800 năm. Đương nhiên có thể làm như thế cũng là phải thuận theo thiên mệnh. Gia tộc này cũng là được trời cho phép nên mới có thể thực hiện thành công.

Nhân loại của chúng ta là một bộ phận của một hệ thống sinh thái tuần hoàn của quả địa cầu, là một tế bào của đại tự nhiên. Mà quả địa cầu lại là một lạp tử tinh cầu trong thái dương hệ, thái dương hệ lại là một bộ phận của hệ ngân hà, mà hệ ngân hà lại là một lạp tử, một bộ phận của vũ trụ. Cho nên có thể nói địa cầu là một tế bào của thể hệ. Điều này rất giống với thuyết di truyền của ngành sinh vật học hiện đại: mỗi một tế bào trong cơ thể đều bao gồm tín tức của toàn bộ cơ thể, mỗi một tế bào đều có quan hệ đối ứng với cả cơ thể. Cho nên dựa vào mối quan hệ này, ta có thể từ những cái nhỏ mà nhìn được những thứ to lớn, từ cục bộ mà suy ra được chỉnh thể.

Ví như thầy phong thủy, vì họ tu luyện có đạo, cho nên nhục thể của họ có mạch lạc chu thiên, có năng lượng lưu chuyển. Đất đai cũng như nhân thể, cũng có mạch lạc gọi là long mạch, cũng có năng lượng lưu chuyển. Cùng với cái lý ấy, tinh hệ vũ trụ cũng có mạch lạc chu thiên, cũng có năng lượng lưu chuyển. Chủng loại mạch lạc chu thiên này có thể không chỉ một loại, mà có rất nhiều loại. Chúng ta đều biết, các tinh cầu trong thái dương hệ chuyển động xoay quanh mặt trời đều có quy luật, mà thái dương hệ cũng đang chuyển động với một quy luật cố định, hệ ngân hà cũng đang chuyển động. Sự vận động biến hóa tương hỗ giữa các tinh cầu sẽ gây ra những sự thay đổi khí tượng. Các khoa học gia cũng đã phát hiện ra điều đó, Newton nói chỉ có thượng đế mới có thể tạo ra được những thứ ấy. Người Trung Quốc gọi sự vận hành này gọi là sự biến hóa của “Thiên tượng”. Sự biến hóa này là đại biểu cho thiên ý. Giả sử có thượng đế, có thần, có các sinh mệnh cao cấp tồn tại, thì đây chính là điều đại biểu cho những điều mà họ muốn truyền đạt.

Trong những thời kỳ khác nhau, các tinh hệ trong vũ trụ có sự vận hành biến hóa khác nhau, đại biểu cho những thiên ý khác nhau. Mà thiên ý trong các không gian khác nhau thì lại cần sự thúc đẩy vận hành khác nhau. Lấy một ví dụ: thiên tượng biến hóa muốn thay đổi một triều đại nào đó, thì ở phía dưới phải có một gia tộc hoặc một cá nhân nào đó hành thiện tích đức, đến khi phúc đức đầy đủ, thì có thể đăng cơ làm hoàng đế, nếu một thầy phong thủy nào đó có khả năng câu thông với trời đất, nhận được pháp chỉ, tìm được gia tộc này, vì gia tộc đó mà tìm long mạch và huyệt vị, sắp xếp long mạch cho tổ tiên của họ. “Nhân” và “Địa” tương hợp, đối ứng với “Thiên”, trời sẽ sắp xếp thiên thần (hoặc người tu luyện tích lũy được uy đức cực lớn) chuyển thế vào gia tộc đó, sau này sẽ trở thành hoàng đế, như thế gọi là tam tài hợp nhất, bảo đảm rằng thiên ý sẽ được thực hiện thành công.

Trên thực tế chúng ta phát hiện ra rằng, những gia tộc như thế đều là được trời chọn lựa, tổ tiên của họ rất nhiều đều là người tu luyện và tu luyện có thành tựu, đa số biết xem phong thủy, có thể sử dụng công năng hoặc thần thông để tìm ra huyệt vị.

Zheng Jianwang, Dajiyuan
http://vietdaikynguyen.com/v3/tech-science/khoa-hoc-huyen-bi/bi-mat-phong-thuy-phan-2-thay-phong-thuy/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét