Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Người Việt Nam “chặt chẽ” trong văn hóa tiền “boa”?

Người Việt Nam “chặt chẽ” trong văn hóa tiền “boa”?
(Dân trí) - Trong một cuộc khảo sát cấp độ khu vực về việc người dân nước nào hay tặng tiền “boa” nhất, người Thái đã đứng đầu danh sách với 84%, Việt Nam đứng gần cuối với 20%. Nhưng có thật người Việt Nam “chặt chẽ” trong văn hóa tiền “boa”?
Người Việt Nam không hào phóng trong khoản “boa”?
Theo một cuộc điều tra khảo sát được tiến hành bởi MasterCard đối với 8.000 người sống ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong khoảng thời gian từ tháng 10-11/năm 2013, kết quả cho thấy người Thái Lan hiện đang đứng đầu khu vực về mức độ hào phóng tặng tiền “boa” khi sử dụng các dịch vụ tại nhà hàng, khách sạn…
Khoảng 84% người Thái được phỏng vấn trả lời rằng họ có để lại tiền “boa” sau khi được phục vụ một bữa ăn ngon miệng. Con số này ở Bangladesh là 80%. Ấn Độ đứng thứ 3 với 74%. Philippines 73%. Hồng Kông 56%. Myanmar 42%. Indonesia 33%. Malaysia 31%. Singapore và Việt Nam 20%. Trung Quốc 15%. Hàn Quốc 10%. Nhật Bản đứng chót bảng với… 4%.
Kết quả cuộc khảo sát được thể hiện dưới dạng biểu đồ.
Kết quả cuộc khảo sát được thể hiện dưới dạng biểu đồ.
Cuộc khảo sát này không hỏi người được phỏng vấn về số tiền “boa” họ để lại mà chỉ nhằm thống kê về một thói quen, một cách hành xử tại những quốc gia khác nhau. Tìm hiểu về văn hóa tiền “boa” đem lại cho chúng ta một góc nhìn độc đáo về nền văn hóa bản địa.
Ngoài ra, cũng theo điều tra này, Thái Lan hứa hẹn là một thị trường năng động cho ngành công nghiệp dịch vụ khi người dân thường xuyên chia sẻ hình ảnh về bữa ăn của mình trên mạng xã hội. Trung bình cứ 2 người được phỏng vấn thì có 1 người thường đăng ảnh chụp lại cảnh dùng bữa của mình lên mạng.
Văn hóa tiền “boa” không tồn tại ở nhiều nước
Tiền “boa” là một vấn đề văn hóa thú vị, ở những nước khác nhau, quan niệm về tiền “boa” cũng rất khác nhau. Ví dụ: Ở Đức, bạn nên đưa tiền “boa” cho người phục vụ một cách tế nhị thay vì để lại trên mặt bàn trước khi rời khỏi quán; ngược lại, ở Nhật, người phục vụ sẽ cảm thấy bị sỉ nhục nếu bạn đưa tiền “boa” cho họ.
Kết quả cuộc khảo sát được thể hiện dưới dạng biểu đồ.
Thực tế, văn hóa tiền “boa” không phổ biến ở tất cả các nước. Thậm chí, ở nhiều quốc gia, người ta còn dị ứng với chuyện trao - nhận tiền “boa”.
Ở Úc và New Zealand, người phục vụ không chờ đợi nhận tiền “boa” bởi các chi phí đã được tính toán kỹ càng để cân đối với mức lương cơ bản, việc trả lương làm ngoài giờ cũng được thực hiện rất nghiêm túc… Nếu bạn sử dụng dịch vụ vào dịp cuối tuần hay vào các ngày nghỉ lễ, chi phí dịch vụ sẽ được tự động nâng lên cao hơn. Người Úc chỉ chi tiền “boa” khi vào những nhà hàng thực sự sang trọng, đắt tiền.
Ở Bỉ, hóa đơn tại các nhà hàng, khách sạn, cửa tiệm… đều đã tính phí dịch vụ, ngoài ra, nhân viên phục vụ ở Bỉ cũng được trả lương khá tốt nên họ không chờ đợi nhiều vào việc được tặng tiền “boa” để cải thiện thu nhập.
Ở Trung Quốc, không ai cần phải “boa” cho ai, đặc biệt là người trong nước với nhau, ngoại trừ một trường hợp, đó là những hướng dẫn viên du lịch và lái xe khách phục vụ cho những đoàn khách tham quan người nước ngoài, những người này thường trông đợi vào tiền “boa”.
Ngoài hai đối tượng kể trên, những người phục vụ trong các lĩnh vực dịch vụ khác ở Trung Quốc không chờ nhận tiền “boa”. Trước hết, đây không phải một nét văn hóa quen thuộc đối với họ. Thứ hai, ở một số nơi còn đề rõ quy định không “boa” cho nhân viên. “Boa” còn có thể bị coi là bất lịch sự, đánh giá thấp người phục vụ.
Ở Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, “boa” không phải một nét quen thuộc trong văn hóa bản địa. Thường người dân nơi đây chỉ vui vẻ cầm số tiền dư - những khoản tiền lẻ không lớn - mà người sử dụng dịch vụ từ chối nhận lại.
Ở Nhật, tiền “boa” hoàn toàn không được coi trọng. Người Nhật tự hào về bản thân mình khi họ có thể đưa ra những dịch vụ tốt, chuẩn mực, việc để lại tiền “boa” vì họ đã làm tốt phần việc của mình không khác gì một sự sỉ nhục.
Ở Singapore, dù là một quốc gia có nhiều người nước ngoài tới kinh doanh, du lịch và học tập nhưng văn hóa tiền “boa” vẫn không thâm nhập sâu rộng vào đời sống của người dân bản địa. Thực tế, ở nhiều khách sạn và điểm tham quan du lịch, người phục vụ không nhận tiền “boa”.
Bích NgọcTổng hợp

Quoc Khanh
(4/22/2014 10:20:00 AM)
Theo tôi, "boa" tiền không chỉ phụ thuộc vào độ hào phóng, thói quen...của khách hàng mà còn phụ thuộc nhiều vào cung cách phục vụ của nhà hàng và nhân viên phục vụ tại đó.
Tư râu
(4/22/2014 10:10:00 AM)
Mình chỉ bồi dưỡng khi thật sự hài lòng về dịch vụ được cung cấp, việc gì phải "boa" khi bị phục vụ kém nhỉ!!!
Nguyen Anh Nam
(4/22/2014 10:09:00 AM)
Tôi nghĩ văn hóa tiền bo không phù hợp với người Việt Nam. Vì các yếu tố sau: 1. Đi ăn nhà hàng giá cả đều đắt, nếu cầm theo đồ uống thì họ đã tận thu bằng công phục vụ 2. Kinh tế còn nghèo, cho cả gia đình đi ăn đã mất vài ba triệu, bằng cả tháng lương 3. Nếu bo ít thì bị chê là bủn xịn có khi còn bị chửi, thà không bo còn hơn
nguyenvu
(4/22/2014 9:29:00 AM)
Việt Nam ta văn minh quá. Văn hóa tiền "boa" rất thấp chỉ có văn hóa tiền "lại quả" có lẽ cao nhất thế giới. Vui thật
khánh trường
(4/22/2014 9:29:00 AM)
Nói thật là người Việt Nam còn nghèo lắm. 20% số người được hỏi chắc là người giàu thôi. nếu VN đạt 100% khi đó đất nước ta đã thành 1 cường quốc.
lê anh Tuấn
(4/22/2014 9:27:00 AM)
Việt nam là nước mới thoát nghèo nên việc Boa cho người phục vụ mình là chưa có tiền lệ. với những người cho tiền người phục vụ mình thì có 2 loại 1 là mình là người có tiền thích thì cho, 2 là những người đã từng làm việc với người nước ngoài ( những nước có văn hóa boa) có câu CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH chữ KIỆM ở đây đã đủ nói lên việc TIẾT KIỆM mới là văn hóa VIỆT
Linh Vo
(4/22/2014 8:40:00 AM)
Mình thích quan niệm của người Nhật nhất: "người phục vụ sẽ cảm thấy bị sỉ nhục nếu bạn đưa tiền “boa” cho họ". Đúng vậy, nếu là một xã hội văn minh, mọi ngành nghề đều bình đẳng, những người phục vụ đã được trả lương xứng đáng với công việc của mình. Vậy nên nếu khách hàng tặng họ tiền boa sẽ tạo ra cảm giác như khách hàng đang có vị thế cao hơn người phục vụ vậy, và điều đó hoàn toàn không nên.
Thành
(4/22/2014 8:11:00 AM)
Ở VN các chế độ chính sách làm việc ngày lễ, tết của các cty tư nhân hầu như ko có . Lương của phục vụ, hướng dẫn viên ... Lại rất thấp bởi vậy bỏ ra 100, 200 trong bua tiệc cả triêu để bo cho phục vụ là điều nên làm
Lê Nguyên
(4/22/2014 8:00:00 AM)
Nói thật ở quốc gia chặt chém như VN trả đúng tiền ăn còn chết chứ nói gì tới boa
Nguyễn Hùng
(4/22/2014 7:57:00 AM)
Điều này là sự thật, Mình đi Thailand và mọi người ngạc nhiên khi người bồi trả lại tiền và mình cầm lại tất cả.(khi đó mình ko biết về thói quen tip ở đây). Ở VN mình, giá chi phí cho bữa ăn đã cao hơn giá thực của nó rồi, tiền lãi, tiền nọ tiền kia, nên không ai muốn bỏ thêm đồng nào nữa, tại vì ngon là đã đắt rồi, độ hài lòng về giá chưa bao giờ có... Văn hóa từng nơi thôi :)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét