Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Làm chủ hay làm thuê? Tiếng nói của một công dân 7X

Chúng ta hay dạy đạo lý cho nhau, bắt nhau phải thực hiện trách nhiệm mà người ta không muốn; ví dụ bố mẹ (và nhà trường, xã hội)  không phải là khuyên bảo mà luôn cố gắng bắt trẻ em phải học đủ thứ, thứ nào cũng phải giỏi, rồi phải lên đại học, ra học nước ngoài, rồi về làm lãnh đạo, ông chủ... trong khi quan trọng nhất là trẻ em cần được học và phát triển theo năng lực, năng khiếu của bản thân chúng; lớn lên chúng được làm đúng cái mà chúng thích; được như vậy thì chúng sẽ làm rất tốt và cống hiến cho xã hội tốt hơn nhiều so với làm theo chỉ dẫn, ép buộc của bố mẹ. Xã hội rất đa dạng, bao giờ cũng có những người thích làm ông chủ và có năng lực làm ông chủ, hãy để họ phấn đấu theo con đường này; xã hội hỗ trợ, khuyến khích họ, đồng thời đừng bắt những người không thích làm ông chủ và không có năng lực làm ông chủ cũng phải cố gắng đi theo con đường này.
Làm chủ hay làm thuê? Tiếng nói của một công dân 7X
Gần đây, ông Trần Xuân Giá - cựu ủy viên trung ương đảng, cựu bộ trưởng có tâm sự với báo giới về những điều ông khuyên con cháu trong đó có lời khuyên: “Không làm ông chủ. Hãy làm thuê mà sống. Nhưng muốn sống tốt thì phải giỏi chuyên môn để là người làm thuê giỏi, để được tôn trọng”.

Ở góc độ cá nhân, tôi hiểu có thể là ông đang chán chường, mệt mỏi vì mọi sự, ông thấy mình đang phải trả giá cho việc trót một lần làm “ông chủ” để rồi bị liên quan đến tụng đình, nên muốn khuyên con cháu không đi lại “con đường mòn đau khổ” mà ông (vô tình hay hữu ý) đã đi qua.

Thực ra đó là việc riêng của ông, nhưng ông lại chia sẻ những điều riêng tư đó với báo chí trong khi ông từng là một nhà lãnh đạo cao cấp, từng là người của công chúng nên ông buộc phải đứng trước phán xét của dư luận, của công luận, e đó cũng là chuyện thường tình.

Câu hỏi được đặt ra lúc này là tuổi trẻ nước nhà nên có tâm thế làm chủ hay làm thuê?

Tôi ủng hộ diễn đàn này của báo Một Thế Giới vì rõ ràng đây là vấn đề vô cùng cấp thiết nhưng cũng mang tính lâu dài không những cho mỗi bạn trẻ mà cho cả tương lai của dân tộc.

Thế hệ 7X của chúng tôi đang được coi là nòng cốt của đất nước. Và chúng tôi luôn nhìn lên phía trước là thế hệ đi trước như những tấm gương lớn để noi theo với nhiều hoài bão và hy vọng.


Đạo diễn Nguyễn Mạnh Hà tại Nghĩa trang Bát Xát, Lào Cai - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nhưng có 1 thực tế đáng buồn là mỗi ngày khi ánh bình minh đánh thức tôi dậy, tôi nhìn quanh nhà và nhiều lần giật mình chợt hỏi: Tôi đi xe máy và ô tô của người Nhật, tôi dùng đồ gia dụng như tủ lạnh, ti vi, máy giặt, máy lạnh, nồi cơm điện, lò nướng, điện thoại di động… của Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan... Tôi dùng máy tính của Mỹ, tôi uống nước ngọt và ăn đồ ăn nhanh của các nước phương Tây, rồi một đất nước đất đai trù phú, khí hậu ôn hòa tôi phải ăn cả thực phẩm thậm chí không an toàn của Trung Quốc.
Một con người không thích và không biết làm chủ (suy nghĩ và hành động của mình) thì cần phải xem tồn tại để làm gì? 

Một quốc gia không biết tự trọng và không biết làm chủ vận mệnh của mình thì phải xem lại tồn tại để làm gì?

Nhìn rộng ra một chút, tôi thấy gần như tất cả đồng bào của mình cũng như vậy và tôi buồn bã hiểu rằng, với một nền kinh tế chủ yếu là gia công đã biến hàng chục triệu người Việt chúng ta thành những kẻ làm thuê, dẫn đến điều tất yếu phần lớn mồ hôi công sức của người Việt bỏ ra lao động từ sáng tới đêm để cuối cùng không ít những đồng tiền chân chính và khó khăn đó lại “khăn gói quả mướp” xếp hàng lũ lượt chui tọt vào túi các ông chủ ngoại quốc hoặc túi của bọn sâu mọt bầy đàn tham nhũng, ăn chặn, ăn cướp.



Thân phận làm thuê bị chà đạp, hàng ngàn công nhân ở các xí nghiệp phải đình công

Nước Việt đang trở thành một hình thức thuộc địa kiểu mới của các tập đoàn nước ngoài cấu kết với những “nhóm lợi ích” trong nước. Tức là chúng ta đang đứng trước nguy cơ bị mất chủ quyền về kinh tế, tức là mất vai trò làm chủ cuộc sống của mình, sâu xa hơn mất chủ quyền quốc gia.

Tôi nghĩ câu hỏi "Làm chủ hay làm thuê?" trong bối cảnh thực tiễn lúc này của đất nước phải được mở biên tầm nhìn như thế.

Khi đặt câu hỏi trong toàn cảnh quốc gia, mỗi người trẻ tuổi tùy theo năng lực và khát vọng của mình sẽ nhận thức đầy đủ hơn những bước đi và đích đến của mình khi đứng trước câu hỏi: Làm chủ hay làm thuê? 

Và tôi tin với một người trẻ tuổi có học hành tử tế, có năng lực thực sự, có nhiệt huyết với đất nước sẽ thấy xấu hổ khi mình chọn lựa con đường tầm thường nhất là làm thuê để đủ ăn mà chẳng rủi ro, chẳng phải mệt óc, chẳng phải chịu trách nhiệm gì hết. 

Tức là chỉ lo lợi ích cho riêng mình và cho gia đình riêng của mình còn nhân dân đói nghèo, dân tộc bị khinh rẻ, quốc gia bị tụt hậu, bị phụ thuộc thì đó không phải là việc của mình.

Một con người không thích và không biết làm chủ (suy nghĩ và hành động của mình) thì cần phải xem tồn tại để làm gì? 

Một quốc gia không biết tự trọng và không biết làm chủ vận mệnh của mình thì phải xem lại tồn tại để làm gì?

5 Bình luận
  • Nguyễn Trường Giang
    0:54 - Ngày 25/4/2014

    Theo tôi, làm gì cũng tốt cả - miễn là phù hợp với khả năng của bản thân. Nếu ai cũng muốn làm chủ thì tất cả mọi công ty đều chỉ có một nhân viên. Tôi đồng ý một phần với quan điểm chính của tác giả là con người khi có đủ sức, đủ tầm thì phải dám đảm đương trọng trách đưa gia đình, dân tộc tiến lên. Tuy nhiên tôi không tán thành cách nhìn nhận Việt Nam như là thuộc địa kiểu mới do tính chất của nền kinh tế sản xuất gia công cho nước ngoài. Điều này theo tôi diễn ra đúng với thực tiễn khách quan khi sự phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục và con người của chúng ta còn hạn chế. Liệu có thể mong đợi một nước xếp hàng thứ 1xx trong số 200 quốc gia đứng lên làm chủ - không phụ thuộc vào nước khác về mặt hàng hóa? Nên thực chất vấn đề mà tác giả nêu ra chỉ là cố gắng làm đất nước phát triển hơn, chứ không phải là chủ hay thuê. Hàn Quốc cũng từng gia công cho các nước khác và điều đó là vô cùng cần thiết để tạo ra những tập đoàn mạnh mẽ như ngày nay. Trên thực tế mà nói, hiện tại chúng ta đang mong đợi các công ty công nghệ như Samsung (FaceBook, Google,..) tới đầu tư tại Việt Nam để tạo công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy trình độ nhân lực mà người ta còn chưa đến. Lấy đâu ra tư thế mà chê với từ chối vị trí của nền sản xuất gia công? Thậm chí với ngành sản xuất ô tô thì đến gia công chúng ta cũng chưa đủ trình độ nên doanh nghiệp chuyển hết sang các nước khác. Cái chúng ta cần là cố gắng thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực, rồi mới đến thế giới. Mà đây là câu chuyện nói thì dễ mà làm thì rất khó.
  • Noithat
    21:27 - Ngày 24/4/2014

    Nghèo có ý chí làm chủ, trước tiên phải làm thợ giỏi. Giàu tự dung được làm chủ, muốn giữ được bền lâu, cũng phải là thợ giỏi. Kính thưa các cụ muốn "làm chủ nhanh", Ở đời, không đủ tư cách đạo đức, không đủ tài năng, không đủ kinh nghiệm quán xuyến hơn người thì chỉ là con rối vài ngày rồi "mèo lại hoàn mèo" mà thôi Câu chuyện, làm chủ hay làm thuê, không có lien quan gì tới long tự hào dân tộc gì hết, nó lien quan đến tài năng của một con người cụ thể. Người tài năng sẽ biết tập hợp, xây dung và được xung quanh tôn vinh. Vậy nên đừng ngồi mà mơ hão các bạn nhé. Hay xắn tay nên mà lao vào thực tế cuộc song ngay đi. Khởi đầu bang công việc gì mà chẳng được, mien là tuân thủ pháp luật và đạo đức. Nhé!
  • Van Trong
    16:46 - Ngày 24/4/2014

    CỤ Phan từ thế kỷ trước đã nói: "Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh" với dân tộc này rồi nhưng nhìn lại chúng ta làm được tới đâu để mà đòi hỏi tự cường với tự lực, không thể lấy cảm xúc cá nhân và bằng vài lời để nói nên làm chủ hay làm thuê, mà hãy xem ta đang được định vị ở đâu trên bản đồ thế giới và phải tiếp tục thực hiện câu nói cụ Phan khi xưa và ai làm, ai muốn, ai không muốn, ai muốn ngu dân để trị, ai không muốn dân mở miệng nói thật lòng.Ôi đất nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con! Cụ Trứ nói không sai chút nào.
  • Huỳnh Thế Tân
    15:42 - Ngày 24/4/2014

    Tôi đề nghị, Tòa soạn vẫn tiếp tục mở Diễn đàn này thật dài, lâu nhưng đề nghị bỏ phần dẫn luận là câu chuyện của ông Trần Xuân Giá, bởi lẽ : 1. Chuyện tâm sự là chuyện cá nhân, không nên can thiệp hay lợi dụng để làm 1 việc khác, với bất kỳ lý do gì. 2. Ông Giá đã là 1 người già, đang có trọng bệnh, đang phải đối mặt với việc đáo tụng đình, nên càng không thể làm đau thêm nữa 1 con người. 3. Không ai biết trước, thân phận cuối cùng của ông Giá trong phiên tòa sắp tới, có thể vẫn bị kết tội, cũng có thể sẽ là người vô tội, mà cá nhân thì khẳng định ông Giá vô tội, nên không ai có quyền và có thể được phán xét ông ấy, ngay từ bây giờ với tâm trạng ông Giá đang bị pháp luật xử lý, nên có quyền chém gió. 4. Cũng gần đây, có vụ lùm xùm của Nghệ sỹ piano Nguyễn Ánh 9, cũng xuất phát từ 1 lời tâm sự với 1 người viết báo, đã làm khổ, làm khó cho người Nghệ sỹ đó và bao nhiêu người khác. 5. Nếu ai đủ bản lĩnh, hãy nói ra hết tới tận cội nguồn của vấn đề thuộc về nhân cách xã hội này, chứ đừng nói bóng gió. Nếu không làm được điều đó, thì cũng đừng vin vào câu chuyện của ông Giá, khi nói lên suy nghĩ của mình.
  • người ở tuổi xế chiều
    11:22 - Ngày 24/4/2014

    Tôi rất thích bài viêt này. Vươn lên làm chủ, tạo dựng cơ đồ hãy là mục đích mà tuổi trẻ ngày nay cần vươn tới dù ở thời điểm nào đó ta chưa thực hiện được, nhưng ta nung nấu nó, tìm hiểu nó, chuẩn bị thật tốt cho nó... thì nhất định nếu ta có năng lực và đam mê sẽ thành công.
    Không thành công nào mà không phải trả giá. Hãy đừng oán trách cuộc đời, vẫn tiến bước vượt trùng chông gai đó là bản chất của dân tộc ta.Nếu ta dừng lại đất nước sẽ mãi lầm than. Cả một thế hệ đi trước đã xả thân, biết chết vẫn tiến bước để có đất nước là của dân tộc ta, để nay một kẻ nào lăm le ý đồ xâm lược cũng phải chùn bước...Hãy dẫn thân, dẫu có cam go, để cuộc đời có ý nghĩa; và cái ý nghĩa lớn nhất là mang lại hạnh phúc cho đồng bào ta.
    Thời nào cũng có kẻ thấp hèn, thậm chí nhiều là đằng khác, vì lợi ích một nhóm có thể bán mình, có thể bán nước, thời nào thì nhứng người tiên phong cũng ít ỏi và phải trả giá cho cái tiến bộ ban đầu. Nhưng cuốc sỗng vẫn tiến lên đấy chứ, tức nhứng người tiên phong đã chiến thắng! Hãy lạc quan, tin tưởng vào mình, khôn ngoan, kiên nhẫn, sắc sảo mà tiến bước!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét