Kiev quá yếu, Ukraine đang rơi dần vào tay Nga
Cảnh sát chống lệnh, Kiev cầu cứu quân sự của NATO, cầu cứu kinh tế EU… Trước chính quyền nhu nhược, Nga chỉ cần đợi để đất nước này tự tan rã.Chính quyền theo kiểu mạnh ai nấy làm:
Vietnam+ của TTXVN dẫn thông tin theo truyền thông Ukraine ngày 11/4 cho biết các chỉ huy lực lượng cảnh sát đặc nhiệm Alpha của Ukraine đã từ chối tuân lệnh chính quyền Kiev về việc tấn công các tòa nhà tại Donetsk và Lugansk.
Một chỉ huy Alpha được dẫn lời nói: “Chúng tôi sẽ làm việc chỉ trong khuôn khổ luật pháp. Các đơn vị của chúng tôi được thành lập để giải phóng con tin và chống khủng bố. Họ không phải khủng bố và không ai là con tin”
Các sỹ quan đã thông báo về quyết định được đưa ra trong các cuộc họp của lực lượng an ninh tại Donetsk và Lugansk, đáp lại yêu cầu trước đó của Phó Thủ tướng tạm quyền thứ nhất Vitaly Yarema và quyền Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia (NSDC) Andrey Parubi do Verkhovna Rada (Quốc hội) chỉ định.
Trong khi trước đó, chính phủ tạm quyền tại Ukraine đã quy kết những phần tử biểu tình tại miền đông nước này là khủng bố và đe dọa sẽ mạnh tay để kết thúc sự căng thẳng và những nỗ lực đòi tự trị tại đây.
Hôm 9/4, quyền Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov tuyên bố trong vòng 48 tiếng sẽ giải quyết dứt điểm tình hình tại Lugansk, Kharkov và Donetsk thông qua đàm phán hoặc bằng vũ lực.
Trưa 11/4 (3 giờ - giờ Hà Nội) là hạn chót mà quyền Bộ trưởng Nội vụ Ukraine đề ra với người biểu tình ở Đông-Nam nước này.
Có thể nói, cảnh sát đặc biệt của Ukraine đã tự làm theo ý mình, và họ cũng tự cho mình quyền tự quyết định đâu là khủng bố, đâu là biểu tình, và hành động theo ý nghĩ của mình. Một chính quyền thiếu thống nhất, khi bản thân mệnh lệnh từ trung ương đến địa phương đã không còn hiệu lực.
Cõng rắn cắn gà nhà
Trong khi nội tại đất nước còn đầy bất ổn, chính quyền Kiev còn lo ngại hơn nhiều về việc một ngày Nga sẽ xua lực lượng quân đội hùng hậu đóng ở biên giới vào lãnh thổ Ukraine để bảo vệ những người biểu tình nói tiếng Nga.
Việc lo sợ này đã khiến Ukraine nhanh chóng dùng đến phương pháp cầu viện nước ngoài để mong rằng mượn sức mạnh của người để bảo vệ mình. Hưởng ứng sự kêu gọi của Kiev, NATO cũng nhanh chóng đưa quân đến xung quanh Ukraine để làm cái gọi là “sứ mệnh quốc tế” hoặc “phòng thủ chủ động”…
Ngày 10/4, khu trục hạm USS Donald Cook của Hải quân Mỹ và tàu trinh sát Dupuy de Lome của Pháp tiến vào Biển Đen nâng số vũ khí phương Tây triển khai tại khu vực này đông nhất trong thời gian qua.
Một chỉ huy Alpha được dẫn lời nói: “Chúng tôi sẽ làm việc chỉ trong khuôn khổ luật pháp. Các đơn vị của chúng tôi được thành lập để giải phóng con tin và chống khủng bố. Họ không phải khủng bố và không ai là con tin”
Các sỹ quan đã thông báo về quyết định được đưa ra trong các cuộc họp của lực lượng an ninh tại Donetsk và Lugansk, đáp lại yêu cầu trước đó của Phó Thủ tướng tạm quyền thứ nhất Vitaly Yarema và quyền Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia (NSDC) Andrey Parubi do Verkhovna Rada (Quốc hội) chỉ định.
Trong khi trước đó, chính phủ tạm quyền tại Ukraine đã quy kết những phần tử biểu tình tại miền đông nước này là khủng bố và đe dọa sẽ mạnh tay để kết thúc sự căng thẳng và những nỗ lực đòi tự trị tại đây.
Hôm 9/4, quyền Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov tuyên bố trong vòng 48 tiếng sẽ giải quyết dứt điểm tình hình tại Lugansk, Kharkov và Donetsk thông qua đàm phán hoặc bằng vũ lực.
Trưa 11/4 (3 giờ - giờ Hà Nội) là hạn chót mà quyền Bộ trưởng Nội vụ Ukraine đề ra với người biểu tình ở Đông-Nam nước này.
Có thể nói, cảnh sát đặc biệt của Ukraine đã tự làm theo ý mình, và họ cũng tự cho mình quyền tự quyết định đâu là khủng bố, đâu là biểu tình, và hành động theo ý nghĩ của mình. Một chính quyền thiếu thống nhất, khi bản thân mệnh lệnh từ trung ương đến địa phương đã không còn hiệu lực.
Cõng rắn cắn gà nhà
Trong khi nội tại đất nước còn đầy bất ổn, chính quyền Kiev còn lo ngại hơn nhiều về việc một ngày Nga sẽ xua lực lượng quân đội hùng hậu đóng ở biên giới vào lãnh thổ Ukraine để bảo vệ những người biểu tình nói tiếng Nga.
Việc lo sợ này đã khiến Ukraine nhanh chóng dùng đến phương pháp cầu viện nước ngoài để mong rằng mượn sức mạnh của người để bảo vệ mình. Hưởng ứng sự kêu gọi của Kiev, NATO cũng nhanh chóng đưa quân đến xung quanh Ukraine để làm cái gọi là “sứ mệnh quốc tế” hoặc “phòng thủ chủ động”…
Ngày 10/4, khu trục hạm USS Donald Cook của Hải quân Mỹ và tàu trinh sát Dupuy de Lome của Pháp tiến vào Biển Đen nâng số vũ khí phương Tây triển khai tại khu vực này đông nhất trong thời gian qua.
USS Donald Cook đã có mặt tại Biển Đen
Đại diện của Hải quân Mỹ khẳng định tàu khu trục USS Donald Cook có khả năng tác chiến hiệu quả với những công nghệ hiện đại và trang bị tên lửa Tomahakw. Sự xuất hiện của tàu chiến này với mục đích “thực hiện công tác hỗ trợ” cho đồng minh.
Ngoài ra, NATO cũng đã gửi thêm nhiều chiến đấu cơ đến các căn cứ quấn sự sát Ukraine hoặc lãnh thổ các nước giáp Nga. Đồng thời, lực lượng quân đội đồn trú tại các địa điểm này cũng tăng lên đáng kể. Ngay lập tức, Nga đã chỉ trích NATO lợi dụng vào sự bất ổn của Ukraine nhằm tranh thủ triển khai quân đội đe dọa an ninh Nga.
Hành động mượn quân, cầu ngoại binh của Kiev chỉ khiến cho chính quyền này thành cái gai trong mắt người dân Ukraine và bộc lộ rõ sự bất lực trước thời cuộc.
Không chỉ kêu gọi hỗ trợ quân sự, Kiev cũng gửi đi những thông điệp kêu gọi EU cứu trợ kinh tế cho mình, nhằm đối phó với tình trạng suy thoải trầm trọng và những biện pháp về năng lượng mà Moscow áp đặt lên Kiev để đòi nợ.
Và khi không kêu gọi được sự hỗ trợ cụ thể nào, Kiev chơi trò hoãn binh với Moscow bằng cách trao thêm quyền cho các tỉnh miền đông. Đồng nghĩa với việc hỗ trợ khả năng ly khai, tự trị của các tỉnh này.
Nếu sự cứu trợ không đến kịp thời, rất có thể Ukraine sẽ thực thi một hành động đáng xấu hổ hơn, đó là công nhận quyền hợp pháp của Nga với Crimea để đối lấy những ưu đãi về kinh tế. Khi Bộ trưởng Thương mại Nga đã mách nước hôm 11/4, nếu Kiev công nhận Crimea như một bộ phận lãnh thổ của Nga, Moscow sẵn sàng hỗ trợ nhiều vấn đề, đặc biệt là kinh tế.
Chiến lũy được dựng lên tại Donetsk, miền đông Ukraine
Một chính phủ không có sự nhất thống, đoàn kết, không đạt được quyền lực để dẫn dắt đất nước. Đồng thời phải xin sự trợ giúp từ các thế lực bên ngoài từ quân sự cho đến kinh tế. Một chính phủ như vậy khó có thể tạo dựng được niềm tin trong nhân dân, đặc biệt, Ukraine vốn là một quốc gia mâu thuẫn sâu sắc về sắc tộc và dễ bị chia rẽ.
Sớm muộn, chính phủ này cũng rơi vào cảnh bất lực,và sự ly khai, chia năm sẻ bảy của quốc gia này là một kết cục nhãn tiền nếu vẫn duy trì một Kiev nhu nhược và kém cỏi.
Nga vẫn đang khẳng định không can dự vào vấn đề Kiev, nhưng trên thực tế, việc Nga kiên quyết đòi nợ, làm khó dễ về năng lượng đã đủ để Kiev khốn đốn và phải xuống nước trước Moscow. Nếu như Ukraine rơi vào cảnh ly khai, thì sớm muộn những phần thơm ngon khác của quốc gia này cũng sẽ thuộc về Nga mà không cần tốn một hòn tên mũi đạn.
Khi đó, Moscow chỉ cần làm hai cuộc trưng cầu dân ý, một là người dân khu vực đó của Ukraine muốn về Nga, hai là dân Nga muốn nhận khu vực đó.
Để xảy ra kết cục như ngày hôm nay, lỗi không phải của chính phủ tạm quyền Kiev, mà bởi một hệ thống quyền lực của Ukraine kéo dài từ năm này qua năm khác, với tư tưởng bòn rút, tham nhũng và không hề quan tâm đến mệnh hệ của dân tộc, chủ quyền của đất nước.
Đỗ Minh Tú
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét