Cuống cuồng chỉnh kế hoạch đăng cai ASIAD 18?
Trước khi báo cáo lên Thủ tướng, Bộ VHTT&DL đã tiến hành chỉnh sửa kế hoạch tổ chức Asiad.
Sân Mỹ Đình được xây dựng để phục vụ SEA
Games 2003 tại VN nay cũng đã xuống cấp.
Chỉ xây dựng 3 công trình mới?
Tuổi trẻ đưa tin, quán triệt tinh thần triệt để tiết kiệm và quyết tâm không vượt quá kinh phí dự kiến ban đầu là 150 triệu USD, kế hoạch tổ chức ASIAD 18 mới đã loại bỏ rất nhiều công trình dự định xây mới được đánh giá là không cần thiết như nhà thi đấu 10 ngàn chỗ ngồi trong khu LHTTQG Mỹ Đình, làng VĐV…
Chỉ có duy nhất 3 công trình được chấp nhận xây mới trong kỳ ASIAD tới, nhưng cũng đều bằng nguồn vốn xã hội hóa, đó là: Trường đua ngựa tại Lâm Đồng, sân tennis tại Mỹ Đình (do tập đoàn T&T đầu tư) và sân đua xe đạp lòng chảo tai Mỹ Đình (nhà đầu tư Hàn Quốc).
Số lượng các tỉnh, thành vệ tinh xung quanh Hà Nội nằm trong kế hoạch được tổ chức các môn thi đấu của đại hội cũng giảm đi, cụ thể ngoài Hà Nội chỉ còn Đà Nẵng, Nha Trang, Nam Định, Hà Nam, và địa phương xa nhất là Lâm Đồng.
Điều này là nhằm tránh tình trạng “ăn theo” ASIAD để đầu tư dàn trải, khiến kinh phí phình to ra. Quyết định không xây làng VĐV, BTC đại hội sẽ tận dụng các khách sạn tại địa phương hoặc số lượng phòng có thể ở tại các trung tâm thể thao, làng sinh viên…
Tất cả các nhà thi đấu hiện có, nhất là của các quận, huyện và các ngành trung ương đóng tại Hà Nội sẽ được tận dụng triệt để sau khi được sửa chữa.
Một điểm mới là việc đầu tư, sửa chữa sẽ được tập trung vào các nhà thi đấu có sẵn ở các trường đại học (như ĐH TDTT Từ Sơn, ĐH Sư phạm Hà Nội, một số trường đại học khác…), nhà thi đấu Bộ Công an, các TTHLTTQG, để sau ASIAD, các công trình này vẫn tiếp tục được sử dụng có hiệu quả.
Sẽ không vượt quá kinh phí dự trù 150 triệu USD?
Bên cạnh đó, VOV đưa tin, ông Vương Bích Thắng - Tổng Cục trưởng Tổng cục TDTT cho biết: "Trong Đề án tổng thể chuẩn bị và tổ chức Đại hội thể thao châu Á lần thứ 18 năm 2019 tại Việt Nam để lãnh đạo Bộ VHTTDL báo cáo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tới đây có nhiều điểm mới".
Ông Thắng cũng khẳng định thêm, việc tổ chức ASIAD 18 - 2019 dựa trên tổng kinh phí dự toán là 150 triệu USD với tinh thần tiết kiệm, sửa chữa nâng cấp các công trình thể thao sẵn có là chính. Do vậy, dự liệu sẽ không bội chi vượt con số 150 triệu USD.
Hiện lãnh đạo Bộ VHTT&DL vẫn chờ thông báo từ Văn phòng Chính phủ để có cuộc làm việc với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Asiad 18 dự kiến có 36 môn thi, với sự tham gia của khoảng 12.000 VĐV, quan chức đến từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ. Qua khảo sát của ngành thể thao, các công trình hiện nay của Việt Nam có thể đáp ứng được 80% công tác tổ chức Asiad 2019.
Sau khi phục vụ cho sự kiện SEA Games hay AIG 3, những công trình này hầu như rất ít được đưa vào sử dụng. Chính vì thế, tất cả bắt buộc phải có sự nâng cấp theo tiêu chuẩn của OCA. Theo báo cáo mới đây của Bộ VH, TT&DL, để phục vụ thi đấu được cần khoảng 2.600 tỉ đồng nâng cấp, sửa chữa.
Tuổi trẻ đưa tin, quán triệt tinh thần triệt để tiết kiệm và quyết tâm không vượt quá kinh phí dự kiến ban đầu là 150 triệu USD, kế hoạch tổ chức ASIAD 18 mới đã loại bỏ rất nhiều công trình dự định xây mới được đánh giá là không cần thiết như nhà thi đấu 10 ngàn chỗ ngồi trong khu LHTTQG Mỹ Đình, làng VĐV…
Chỉ có duy nhất 3 công trình được chấp nhận xây mới trong kỳ ASIAD tới, nhưng cũng đều bằng nguồn vốn xã hội hóa, đó là: Trường đua ngựa tại Lâm Đồng, sân tennis tại Mỹ Đình (do tập đoàn T&T đầu tư) và sân đua xe đạp lòng chảo tai Mỹ Đình (nhà đầu tư Hàn Quốc).
Số lượng các tỉnh, thành vệ tinh xung quanh Hà Nội nằm trong kế hoạch được tổ chức các môn thi đấu của đại hội cũng giảm đi, cụ thể ngoài Hà Nội chỉ còn Đà Nẵng, Nha Trang, Nam Định, Hà Nam, và địa phương xa nhất là Lâm Đồng.
Điều này là nhằm tránh tình trạng “ăn theo” ASIAD để đầu tư dàn trải, khiến kinh phí phình to ra. Quyết định không xây làng VĐV, BTC đại hội sẽ tận dụng các khách sạn tại địa phương hoặc số lượng phòng có thể ở tại các trung tâm thể thao, làng sinh viên…
Tất cả các nhà thi đấu hiện có, nhất là của các quận, huyện và các ngành trung ương đóng tại Hà Nội sẽ được tận dụng triệt để sau khi được sửa chữa.
Một điểm mới là việc đầu tư, sửa chữa sẽ được tập trung vào các nhà thi đấu có sẵn ở các trường đại học (như ĐH TDTT Từ Sơn, ĐH Sư phạm Hà Nội, một số trường đại học khác…), nhà thi đấu Bộ Công an, các TTHLTTQG, để sau ASIAD, các công trình này vẫn tiếp tục được sử dụng có hiệu quả.
Sẽ không vượt quá kinh phí dự trù 150 triệu USD?
Bên cạnh đó, VOV đưa tin, ông Vương Bích Thắng - Tổng Cục trưởng Tổng cục TDTT cho biết: "Trong Đề án tổng thể chuẩn bị và tổ chức Đại hội thể thao châu Á lần thứ 18 năm 2019 tại Việt Nam để lãnh đạo Bộ VHTTDL báo cáo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tới đây có nhiều điểm mới".
Ông Thắng cũng khẳng định thêm, việc tổ chức ASIAD 18 - 2019 dựa trên tổng kinh phí dự toán là 150 triệu USD với tinh thần tiết kiệm, sửa chữa nâng cấp các công trình thể thao sẵn có là chính. Do vậy, dự liệu sẽ không bội chi vượt con số 150 triệu USD.
Hiện lãnh đạo Bộ VHTT&DL vẫn chờ thông báo từ Văn phòng Chính phủ để có cuộc làm việc với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Asiad 18 dự kiến có 36 môn thi, với sự tham gia của khoảng 12.000 VĐV, quan chức đến từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ. Qua khảo sát của ngành thể thao, các công trình hiện nay của Việt Nam có thể đáp ứng được 80% công tác tổ chức Asiad 2019.
Sau khi phục vụ cho sự kiện SEA Games hay AIG 3, những công trình này hầu như rất ít được đưa vào sử dụng. Chính vì thế, tất cả bắt buộc phải có sự nâng cấp theo tiêu chuẩn của OCA. Theo báo cáo mới đây của Bộ VH, TT&DL, để phục vụ thi đấu được cần khoảng 2.600 tỉ đồng nâng cấp, sửa chữa.
Các Bộ: nên dừng tổ chức ASIAD 18
Ông Nguyễn Thế Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư nhận định đầu tư 150 triệu USD để đăng cai Asian Games 18 là không khả thi. Ông cho biết: "Theo tôi, số tiền đó là chưa đủ".
Hơn nữa, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT, Bùi Quang Vinh khẳng định: “Nói chung là Bộ KH-ĐT không ủng hộ làm việc này”.
Trước đó, ngày 29/3, sau khi nghe ý kiến từ một số bộ ngành, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã đưa ra ý kiến nên cân nhắc rút lui không tổ chức Asiad 18.
Trường hợp không thể rút được thì phải đề nghị OCA hỗ trợ tối đa cho VN, phải tính cách tổ chức thật sự tiết kiệm và không đặt nặng vấn đề phải có nhiều thành tích khi VN là nước chủ nhà.
|
Thái Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét