Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Hiểu thế nào khi Obama nói Bắc Triều Tiên là "pariah state"

Obama says North Korea is a 'pariah state'
Báo chí thế giới đưa tin khá nhiều về phát ngôn ấn tượng trên của ông Barack Obama; vào google là thấy. Báo Việt Nam cũng đã dịch sang tiếng Việt và đưa tin. Tôi đã lưu trên Blog này và viết thêm ít bình luận. Không ngờ là có những bạn đọc không tin, cho là báo Việt Nam dịch không đúng: "Báo VN dịch không đúng, từ Etat Paria (Pariah tiếng Anh) ở đây nghĩa là: nhà nước loạn , nhà nước bị loại ra khỏi cuộc chơi không ai nhìn nhận (exclut), nhà nước mafia v.v"...
Video phát biểu của ông Obama. Nếu Youtube 
lo ngại và xóa video này thì tìm trên mạng, ví dụ ở đây.
Thậm chí có bạn cho là bịa đặt, viết "Sau khi đọc bài này tôi tìm trên AFP chẳng có câu nào nói như vậy. Bài này tui thấy mang tính kích động dư luận vô lý. Có ai tìm được chính xác địa chỉ nào trên AFP có câu này đăng lên xem". Thấy vậy, tôi đã tìm bài gốc xem họ viết thế nào và đưa lên blog này. Xem các bài này: Obama gọi Triều Tiên là “quốc gia hạ đẳng” và "Đúng là AFP đã đưa tin Obama gọi Triều Tiên là “quốc gia hạ đẳng". Trên đây là video phát biểu của ông Obama.

Rõ ràng là ông Obama có phát ngôn, nhưng dịch sang tiếng Việt thế nào cho đúng ? Tôi đã vào thử trang "Tiếng nói Hoa Kỳ", VOA tiếng Việt (http://www.voatiengviet.com) xem người Mỹ dịch sang tiếng Việt thế nào, nhưng không thấy. Thêm nữa, báo chí mạng thế giới đưa tin khá nhiều, nhưng các hãng thông tấn lớn có vẻ lảng tránh chuyện này, không đưa tin, kể cả trang VOA tiếng Anh đến giờ cũng chưa đưa tin này. Có lẽ họ cũng cho rằng ông Obama quá lời. Qua đây cũng có thể thấy báo chí phương Tây không phải là tự do đưa tin; họ cũng không muốn đưa tin làm mất mặt chính quyền.

Từ điển Ah - Pháp - Việt để dịch câu nói của ông Obama thì rất nhiều, nhưng bản thân từ điển cũng không thể chuyển tải hết rất nhiều nghĩa của từ này sang tiếng Việt; phải là những chuyên gia ngôn ngữ về chính trị quân sự mới hiểu và chọn được từ "đắt nhất" để chuyển sang tiếng Việt.

Tôi nhớ hồi gặp giáo sư toán học Hoàng Tụy (lúc đó là giám đốc của tôi) xin phép dịch cuốn "lý thuyết hệ thống" từ tiếng Anh sang tiếng Việt (năm 1984), giáo sư bảo không được dịch vì hiện nay ở Việt Nam, người giỏi ngoại ngữ thì không hiểu toán, người giỏi toán thì không đủ trình độ tiếng Anh để dịch.

Để thuận lợi cho việc kiểm tra của các bạn, tôi chọn từ điển thông dụng nhất là http://vdict.com. Bạn có thể kiểm tra lại những thông tin dưới đây bằng cách vào trang này.



1. Tiếng Anh: "pariah state"

Theo từ điển trực tuyến Vdict, "pariah" có thể dịch sang tiếng Việt theo 3 cách chính sau:

(1) Người hạ đẳng (ở Ân-độ). Đ
ược gán là ô uế ngay từ khi lọt lòng mẹ, một phần sáu dân số Ấn Độ phải chịu cảnh sống dưới đáy tầng của xã hội trong hệ thống đẳng cấp của đạo Hindu. Họ thuộc tầng lớp tiện dân (Dalit). Tại Ấn Độ các tiện dân là tầng lớp hạ đẳng nhất.

(2) Người cùng khổ, người cùng đinh
(3) Nghĩa bóng: người bị xã hội bỏ rơi, người cầu bơ cầu bất

"State" thì có rất nhiều nghĩa, nhưng trong trường hợp này có 2 nghĩa:

(1) Quốc gia, bang,
(2) Nhà nước, chính quyền

Như vậy, nếu theo từ điển này, cụm từ ông Obama nói có thể được hiểu Nhà nước hay quốc gia, đất nước Triều Tiên là cơ quan, người, dân tộc hạ đẳng, cùng đinh, cùng khổ, bị xã hội thế giới bỏ rơi và đang cầu bơ cầu bất. Tuy nhiên không thể hiểu ông Obama muốn nói Triều Tiên là nước nghèo, hèn vì bối cảnh và nội dung quân sự, chiến tranh khi ông nói và nếu muốn nói vậy, ông sẽ dùng cụm từ khác. Thế giới có thể bỏ rơi người nghèo, nhưng không bao giờ được phép bỏ rơi một đất nước nghèo... Do vậy theo tôi nghĩ báo Việt dịch ra là “quốc gia hạ đẳng” là đúng.

2. Tiếng Pháp: "Etat paria"

Theo từ điển trực tuyến Vdict, "paria" có thể dịch sang tiếng Việt theo 3 cách chính sau:

(1) (sử học) tiện dân (ấn Độ)
(2) người cùng khổ; 
(3) người bị khinh miệt, người bị ruồng bỏ

Tương tự từ State trong tiếng Anh, từ "Etat" trong tiếng Pháp có thể dịch sang tiếng Việt theo rất nhiều nghĩa, nhưng những nghĩa chính là:

(1) Tình trạng, trạng thái, tình huống
(2) Nước, bang (Les grands états : những nước lớn / état fédéral : liên bang)
(3) Nhà nước (Conseil d'Etat : Hội đồng Nhà nước)
(4) (sử học) đẳng cấp (Tiers état: đẳng cấp thứ ba)
(5) (sử học) hội đồng, quốc hội

Như vậy, nếu theo từ điển này, cụm từ ông Obama nói có thể được hiểu Nhà nước hay quốc gia, đất nước Triều Tiên là nhà nước, đất nước bần tiện, hạ đẳng, cùng khổ, đang bị thế giới khinh miệt, ruồng bỏ. Cũng có thể hiểu đó là Nhà nước, đất nước thuộc đẳng cấp thấp hèn, cùng khổ, bị thế giới khinh miệt, ruồng bỏ. Nếu vậy thì báo Việt dịch ra là “quốc gia hạ đẳng” cũng đúng.

Nhân đây tôi xin nói thêm là dưới các bài đăng phát biểu trên của ông Obama có khá nhiều bình luận phê phán. 

Có người cho rằng Bắc Hàn là một nhà nước dân tộc mạnh mẽ. Họ phải đối mặt với vô vàn khó khăn do chính sách chống họ quyết liệt của Liên Hợp Quốc và Mỹ, nhưng họ vẫn còn tồn tại và phát triển qua suốt 60 năm 1954-2014. Nhìn đất nước họ thấy có rất nhiều công trình tráng lệ; người dân không phải da bọc xương hay chết đói như bộ máy tuyên truyền phương Tây vẫn ngày đêm bịa đặt ra... Nhìn người Nam Hàn xem, cùng chủng tộc Hàn nhưng có phải họ kém so với các quốc gia lớn khác không ?

Không phải là thích hay không thích chế độ Bắc Triều Tiên, con đường phát triển của họ, quan điểm an ninh quốc phòng của họ..., vấn đề nhiều người bình luận nêu ra là không thích những người, những quốc gia ở ngoài luôn luôn cho rằng chế độ Bắc Triều Tiên sai, lên mặt dạy dỗ họ, kết án họ là mất dân chủ, nhân quyền..., rồi cấm vận, trừng phạt họ.

Trong Blog này tôi đã từng viết học thuyết quân sự của phương Tây là chạy đua vũ trang trong khi học thuyết quân sự của khối Liên Xô cũ là chung sống hòa bình. Phương Tây quan niệm rằng tay không, vũ khí thô sơ... đều dẫn tới bạo lực và chiến tranh; chỉ khi các bên có vũ khí hùng mạnh, có thể hủy diệt được lẫn nhau, thì hai bên mới không dám đánh nhau và mới không có chiến tranh. Dĩ nhiên, ngoài chuyện đó ra, chạy đua vũ trang cũng là cách làm giầu siêu cấp của giai cấp tư bản vì không có gì lãi hơn là bán vũ khí, phương tiện chiến tranh.

Nếu theo học thuyết quân sự của phương Tây, Triều Tiên chạy đua vũ trang có phần đúng. Họ không mạnh, không tự bảo vệ được mình thì chắc chắn bằng nhiều cách khác nhau, Mỹ đã lật đổ được chế độ gia đình trị ở Triều Tiên để đưa lực lượng thân Mỹ nên nắm quyền. Lưu ý, ở đây không bàn tới chuyện chế độ gia đình trị ở Triều Tiên là đúng hay sai; nước Triều Tiên cần thống nhất hay không, cần có chính quyền thân Mỹ, thân phương Tây hay không...

7 nhận xét:

  1. Ở đây không có gì là hạ đẳng đâu Bác ơi, thuộc về chính trị ý nói một quốc gia đi ra ngoài khuôn khổ luật pháp quốc tế ..A pariah state is a nation whose conduct is considered to be out of line with international norms of behavior by either the rest of the international community (such as the United Nations), or by some of its most powerful states. A pariah state may face International isolation, sanctions or even an invasion by nations who find its policies or actions unacceptable. The term is closely related to the phrase "Rogue state".

    http://en.wikipedia.org/wiki/Pariah_state

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Definitions: There is no definitive definition of a pariah state, the term has been applied to different states at different times, and is often a designation made for political purposes.

      Xóa
    2. Hiện nay Israel cũng là nước pariah, dù thân Mỹ nhất thế giới.
      At various times in the past, the following states have been labeled or treated as pariahs in the international system. Some of them are still labeled as such at present:
      Abkhazia[1]
      Belarus[2]
      Eritrea[3][4][5]
      Equatorial Guinea[6][dead link]
      Iran[7]
      Israel[8]
      http://en.wikipedia.org/wiki/Pariah_state

      Xóa
  2. Anh ơi, em nghĩ là pariah state trong trường hợp này có thể dịch là ngoài vòng pháp luật. Dịch là hạ đẳng sai hẳn về ngữ nghĩa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cách dịch của bạn hoàn toàn đúng. Tôi không thạo tiếng Anh chính trị nên không rõ; nhất là pariah state có nghĩa mới mà từ điển không có: Nhà nước ngoài vòng pháp luật.

      Cùng một cụm từ, có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhưng hiểu đúng nhất là phải căn cứ vào nội dung cả bài phát biểu và bối cảnh phát biểu. Căn cứ vào đó và so với những phát biểu hiếu chiến, ngang ngược, áp đặt, coi thường, khinh bỉ các nước khác (như đối với Nga hiện nay) của ông Obama trước đây, vẫn hoàn toàn có thể hiểu ông Obama đang miệt thị người Triều Tiên.

      Báo chí lớn ở phương Tây hầu như lảng tránh không nói gì tới phát biểu này của ông Obama, chỉ có báo nhỏ đưa tin và báo chí các nước đang phát triển đưa tin. Điều này chứng tỏ có vấn đề văn hóa trong cách nói của ông ta.

      Báo chí Việt Nam tiếp tục đưa tin chuyện này và vẫn dùng cách dịch "hạ đẳng" và nhấn mạnh ông Obama đã lỡ lời miệt thị người Triều Tiên. Chẳng nhẽ họ đều dịch sai hết à ? Chắc chắn nhiều báo phải kiểm tra lại thông tin gốc chứ không thể sao chép hoàn toàn của nhau.

      Rất cám ơn bạn đã bình luận một cách dịch khác, có thể là đúng nhất, ngoài những cách dịch đúng thứ hai, thứ ba... của các báo.

      Xóa
  3. Em nghĩ là sự miệt thị của Obama đối với Bắc Triều Tiên là rõ như ban ngày. Nhận xét của anh về việc các hãng truyền thông lớn tránh trích dẫn lời Obama cũng khá xác đáng anh ạ.

    Một mặt, nói Bắc Triều Tiên là một quốc gia ngoài vòng luật pháp quốc tế nghĩa là Obama/chính phủ Mỹ không coi chính phủ Bắc Triều Tiên là chính nghĩa. Mặt khác, em cho là chính phủ Mỹ cũng đã ít nhiều không muốn các hãng thông tấn lớn đổ thêm dầu vào lửa, gây scandale chính trị đặc biệt trước việc Kim Jong-Un đã rất hiếu chiến tuyên bố sẽ thử nguyên tử dưới một hình thức mới ngay trước thềm chuyến thăm Hàn Quốc của Obama. Tuy nhiên các báo lớn như The Guardian, The Telegraph, The New York Times ... cũng có đưa tin này.

    Về chuyện báo chí Việt Nam copy bài viết của nhau, đáng tiếc là việc này xảy ra như cơm bữa. Em cũng không rõ thông tấn xã VN có dịch và sử dụng thông tin "Obama gọi Bắc Triều Tiên là quốc gia hạ đẳng" không nữa. Về chuyện dịch ra tiếng Việt các từ vựng về chính trị hay luật, đôi khi em nghĩ là sử dụng từ điển Anh-Việt hay Pháp-Việt sẽ không chính xác bằng sử dụng từ điển Anh-Anh (Merriam-Webster) hay Pháp-Pháp (Le Petit Robert) để hiểu đầy đủ ngữ nghĩa của từ rồi chuyển ngữ sang tiếng Việt.

    Trả lờiXóa
  4. tôi đồng ý là Obama đã miệt thị nhà nước triều tiên. Trước giờ vẫn vậy, các đời tổng thống cũ của Mỹ đã từng nói những câu miệt thị nặng nề tương tự.

    Tuy nhiên ở đây là có hay không miệt thị nhân dân triều tiên là hạ đẳng. Hay nói cách khác là có tính phân biệt chủng tộc không. Vì điều này rất vô văn hóa.

    Tôi cho rằng báo chí VN đã không làm việc chính xác khi viết lại tin. Các hãng thông tấn lớn trên thế giới có thể thiên vị nhưng cũng có truyền thống tự do ngôn luận ít nhiều không phụ thuộc chính phủ. Ngoài ra còn báo chí của Nga, TQ dễ gì bỏ qua nếu Obama nói câu liên quan phân biệt chủng tộc. Chưa kể báo chí Hàn Quốc nữa. Chẳng lẻ Hàn Quốc không có tự ái dân tộc. Rồi báo chí Triều tiên chủ yếu là phản ứng lại vì Obama miệt thị chính quyền Triều tiên.

    Do không tách bạch vấn đề, nên làm người đọc VN hiểu là Obama nói câu miệt thị dân tộc triều tiên. Còn liên quan đến chính quyền Triều triên thì miễn bàn đúng hay sai.

    Trả lờiXóa