Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Chiến lược hoàn hảo của Nga ở đông Ukraine

Chưa biết Nga đối đầu với Mỹ, với NATO đúng hay sai; Nga sáp nhập Crimea và can thiệp vào miền Đông Ukraine đúng hay sai... nhưng riêng việc Nga, một nước chỉ có 140 triệu dân, gấp rưỡi Việt Nam (90 triệu dân), phải quản lý một lãnh thổ rộng mênh mông cha ông để lại, nhưng họ đã làm được vô số việc từ nhỏ đến lớn, chẳng kém gì Mỹ (dân số hơn gấp đôi) và đồng minh đang làm, thì thật đáng khâm phục họ. Một số bình luận trên blog này nói là Nga ngố, Nga vô văn hóa... mình rất không tán thành. Ngày xưa họ rất tốt với người Việt Nam, muốn và đã giúp Việt Nam thực lòng; họ tử tế quá, tin người Việt quá, người Việt thấy lừa họ dễ quá nên gọi họ là Nga ngố. Ngày xưa chúng ta sử dụng vũ khí, hàng hóa Liên Xô viện trợ lãng phí quá, đi đâu cũng có câu cứ phá đi, mọi chi phí có Liên Xô chịu. Bao giờ người Việt làm được như người Nga ?
Chiến lược hoàn hảo của Nga ở đông Ukraine
Theo nhiều chuyên gia quân sự, Nga đã thể hiện một sức mạnh quân sự hoàn toàn mới và ‘ghê gớm’ qua hành động sáp nhập Crimea và những gì đang diễn ra tại Đông Ukraine, khiến Mỹ và phương Tây không kịp trở tay.

Lực lượng ủng hộ Nga ở Đông Ukraine.
Theo thời báo New York, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cáo buộc Nga hành xử theo "phong cách thế kỷ 19" trong sự kiện sáp nhập bán đảo Crimea. Nhưng các chuyên gia quân sự phương Tây lại có một cái nhìn rất 'ngưỡng mộ' đối với chiến lược quân sự của Nga.

Dõi theo sự thành công của các lực lượng Nga khi tiến hành các chính sách của Tổng thống Vladimir V. Putin ở Crimea và Đông Ukraine, các chuyên gia quân sự phương Tây đã phát hiện ra một sức mạnh quân sự mới, vô cùng mạnh mẽ của Nga.

Họ thấy rằng quân đội Nga đã áp dụng rất tài tình những chiến thuật của thế kỉ 21, kết hợp chiến tranh ảo (cyberwarfare) và những đội quân đặc nhiệm được đào tạo bài bản để đối đầu với những kế sách của phương Tây. Cựu Tư lệnh tối cao của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) James Stavridis nhận định: "Các lực lượng bộ binh Nga đã có thay đổi đáng kể trong cách thức giải quyết các vấn đề. Họ đã chơi các quân bài trong tay một cách khéo léo”.

Những khả năng mà quân đội Nga đã thể hiện trên không chỉ các tác dụng rất lớn đối với tình hình hiện nay ở Ukraine, mà còn có thể áp dụng đối với các quốc gia Trung Á, Moldova, Georgia và thậm chí cả các quốc gia Trung Âu là thành viên của NATO.

Sự khéo léo mà người Nga đã thể hiện tại Đông Ukraine khác xa với những gì đã xảy ra khi quân đội Nga sử dụng không kích, tên lửa để chiếm lại Grozny, thủ phủ của Chechnya năm 2000. Trong cuộc xung đột đó, việc tránh gây thiệt hại về tài sản cho dân thường và các cơ sở hạ tầng dân sự là điều không thể.

Ông Roger Mcdermott, nhà nghiên cứu cấp cao ngành Á-Âu học của Quỹ Jamestown, và là nhà quan sát quân sự Nga từ nhiều năm nay cho rằng, kể từ sau đó, Nga đã tìm cách phát triển những phương thức hành động có hiệu quả hơn ở những vùng lãnh thổ gần với Nga. Nga đã nâng cấp quân đội, ưu tiên các lực lượng đặc biệt, những vũ khí và lực lượng hải quân có khả năng phản ứng nhanh. Và khả năng này đã chứng tỏ có hiệu quả ở Crimea.

Nga đã thể hiện được cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm trong những hành động ở Crimea. Chính quyền Obama và phương Tây đã không kịp trở tay với những ‘bước cờ’ nhanh lẹ và khôn khéo của điện Kremlin.


Hành động của Nga tại Ukraine khiến chính quyền Obama và phương Tây hông kịp trở tay

Ông Stephen Blank, cựu chuyên gia về quân sự Nga của Hội đồng chính sách ngoại giao Mỹ cho biết: "Chiến lược này phức tạp hơn nhiều, và phản ánh sự phát triển của quân đội Nga cũng như quá trình đào tạo và tư duy của Nga về các hoạt động và chiến lược trong những năm qua".

Khi can thiệp vào Crimea, người Nga đã sử dụng cái gọi là tập trận quân sự để đánh lạc hướng sự chú ý và che dấu sự chuẩn bị của mình. Sau đó, các đội quân được đào tạo đặc biệt, không hề đeo phù hiệu, đã nhanh chóng được điều động ở những vị trí quan trọng. Khi chiến dịch đang được tiến hành, các lực lượng Nga đã cắt các cáp điện thoại, thông tin liên lạc hay sử dụng chiến tranh ảo để cắt đứt liên lạc của các lực lượng quân sự Ukraine trên bán đảo Crimea.

Chỉ huy tối cao của NATO, Tướng không quân Mỹ Philip Breedlove, cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng: "Họ (lực lượng ủng hộ Nga) đã ngắt thông tin liên lạc giữa lực lượng quân sự Ukraine tại Crimea với trung tâm chỉ huy”.

Theo các quan chức Mỹ, khi đã kiểm soát được tình hình, điện Kremlin đã áp dụng một chiến dịch truyền thông không ngừng để củng cố lập luận rằng sự can thiệp của những lực lượng ủng hộ Nga là cần thiết để bảo vệ những người dân nói tiếng Nga khỏi những kẻ cực đoan và tình trạng hỗn loạn.

Cùng lúc với việc chính quyền Obama yêu cầu Nga rút khỏi Crimea thì điện Kremlin cũng đã điều động một số lượng lớn lực lượng tới biên giới phía đông Ukraine.

Theo các quan chức Mỹ, sau đó, Nga cũng đã cử các đội quân nhỏ được trang bị tốt vượt qua biên giới để tiến vào chiếm giữ các tòa nhà chính phủ ở Đông Ukraine, rồi chuyển giao cho các lực lượng dân quân địa phương ủng hộ Nga.

Các đồn cảnh sát và tòa nhà Bộ Nội vụ, là những nơi có chứa vũ khí, cũng trở thành mục tiêu.

Daniel Goure, một chuyên gia về quân sự thuộc Học viện Lexington, cho biết: "Vì họ đã có được sự hỗ trợ của những người dân ở địa phương nên họ chỉ cần sử dụng một lượng binh lính rất nhỏ”.

Bên cạnh đó, Nga vẫn tiếp tục duy trì một số lượng lớn quân số ở biên giới Đông Ukraine để hạn chế chiến dịch đàn áp của Ukraine ở Đông Ukraine và hỗ trợ quân sự từ Mỹ. Ngoài ra, hành động này cũng giúp Nga có lợi thế hơn trong các chiến lược ngoại giao.

Các chuyên gia quân sự cho rằng loại chiến lược mà điện Kremlin đã sử dụng ở Đông Ukraine sẽ có tác dụng tốt nhất ở những khu vực có nhiều người nói tiếng Nga để Nga dễ dàng có được sự hỗ trợ của địa phương. Chiến lược này cũng được cho là nguy hiểm khi tiến hành ở những vùng lãnh thổ gần Nga để Nga có thể triển khai một số lượng lớn các lực lượng và quân đội Nga có thể dễ dàng triển khai các đội quân đặc biệt.

Chris Donnelly, một cựu cố vấn cấp cao của NATO cho biết: "Chiến thuật trên có thể áp dụng trên toàn không gian thuộc Liên Xô cũ". Ông cũng cho rằng Georgia, Moldova, Armenia, Azerbaijan và các quốc gia Trung Á, Trung Âu cũng sẽ gặp nguy hiểm nếu Nga áp dụng chiến thuật này.

Ông Stavridis cũng cho rằng chiến lược của Nga sẽ có hiệu quả nhất khi sử dụng chống lại một quốc gia có một số lượng lớn người ủng hộ Nga. Nhưng ông cho rằng việc sử dụng khéo léo chiến tranh ảo kết hợp với các lực lượng đặc biệt và quân đội thông thường là một cách thức mà NATO cần phải học tập và đưa vào trong các kế sách quân sự của mình.

PHẠM KHÁNH (lược dịch)
http://infonet.vn/chien-luoc-hoan-hao-cua-nga-o-dong-ukraine-post128218.info

1 nhận xét:

  1. Nga có một chiến dịch hoàn hảo tại Crime nhưng không thể nói Nga có một chiến lược hoàn hảo tại Ucraina.

    Vì đáng lẻ Nga phải giử được toàn bộ Ucraina trong ảnh hưởng của mình Như Belarus. Mỹ và Châu âu không thể ảnh hưởng được. Nay Nga thực hiện chiến dịch hoàn hảo chiếm Crime và quấy rối phía đông Ucraina thì không gọi là chiến lược hoàn hảo được.

    Nga vừa phải sức mẻ tình anh em với dân Ucraina, sau cú này, khó hình dung Ucraina nuốt được cục tức vừa ít nhiều mất nguyên tắc không can thiệp nội bộ các nước trên thế giới mà Nga thường nêu. Châu âu giờ đây đề phòng và tăng cường vũ trang cho Nato. Các nước đông âu khẩn cầu Mỹ đưa quân vào nước mình cứ như đi rước vua.

    Thực hiện một chiến dịch hoàn hảo ở Crime nhưng chiến lược là thất bại. Kiểu như Mỹ chi 5 tỷ đô ủng hộ dân chủ đến một ngày phe thân phương tây chiếm chính quyền. Ucraina xung đột với Nga mới gọi là chiến lược (có thể không hoàn hảo).

    gọi 1 chiến dịch quân sự hoàn hảo ngắn ngày là một chiến lược là lấp liếm cho thất bại của Nga.

    Trả lờiXóa