Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Ăn cắp đồ đến bán hộ chiếu: Không thể tưởng tượng!

Có hai chuyện mình muốn nói thêm: 1) Thời xuất khẩu lao động sang các nước Đông Âu, không hiểu cơ quan nhà nước, nhất là Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính, kí kết thế nào mà người lao động làm ra tiền nhưng không được phép mang tiền về nước (nhà nước cấm mang tất cả các loại tiền nước ngoài về VN). Do đó họ buộc phải mua hàng, đóng thùng gửi về; vất vả, khốn nạn vô cùng nhưng chính quyền mặc kệ. Dù vậy, mình chưa từng nghe nói có chuyện người Việt Nam ăn cắp bên các nước đó. Trước năm 1985, ở các nước này, trước khi vào các siêu thị, cửa hàng, bạn có thể để túi đồ của mình ngoài cửa, vào mua hàng rồi ra lấy túi đồ mà không sợ bị ăn cắp. 2) Chuyện bán hộ chiếu thời nay: Thử hỏi có sứ quán nào ở Việt Nam không bán hộ chiếu ? Quy định lệ phí thu ví dụ 100USD / hộ chiếu nhưng họ nghĩ ra muôn cách gây khó khăn để đòi gấp mấy lần; đó có hợp pháp không ? Có phải là bán hộ chiếu không ? Có phải là những nhà ngoại giao đại diện chính thức cho quốc gia, có học cao gấp nhiều lần những người lao động xuất khẩu, nhưng đang là những kẻ làm nhục quốc gia lớn nhất không ? Gần đây ở Genève nhiều người nói chuyện có vị tham tán trước khi kết thúc nhiệm kỳ đã bán ra ào ạt các hộ chiếu để thu tiền; giờ vị đó có vấn đề, nên những người mua hộ chiếu của vị đó bán ra đang lo ngại không biết những quyển hộ chiếu mình đang cầm có giá trị không, họ đang lo về đến nước nhà sẽ bị an ninh cửa khẩu chặn lại không cho nhập cảnh.
Ăn cắp đồ đến bán hộ chiếu: Không thể tưởng tượng!
 Kẻ bán và người mua hộ chiếu phải biết rằng họ đang vi phạm pháp luật cả trong và ngoài nước một cách nghiêm trọng. Tiếp viên là nghề phụ, đi buôn mới là... chính?
"...Nhưng đó là cái thời bao cấp đói kém, ra nước ngoài chỉ chăm chăm mua hàng gửi về giúp đỡ gia đình trong nước, mà cũng chỉ mua đồ cũ thôi chứ ăn cắp thì ít lắm. Vậy mà ngày nay khi đất nước ngày một lớn mạnh, vị thế của Việt Nam đang lớn dần lên, những chuyện “mất mặt” lại xuất hiện ở mức độ nghiêm trọng, lan rộng hơn..."


Kẻ bán và người mua hộ chiếu phải biết rằng họ đang vi phạm pháp luật cả trong và ngoài nước một cách nghiêm trọng.

Câu chuyện bắt đầu từ hôm 2/4/2014, khi tôi nhận được mail từ con trai một anh bạn đang du học tại Nhật Bản hỏi về vấn đề mất hộ chiếu. Vốn từng là phóng viên VOV thường trú tại Tokyo, tôi nắm rõ thủ tục và tư vấn cho cháu đầy đủ.

Ngay sau đó tôi nhận được mail trả lời và nội dung khiến tôi giật mình. “Dạ, cháu thì không mất bác ạ. Bạn cháu bị mất, đã báo với cả cảnh sát nhưng bây giờ bên này phát sinh vấn đề người Việt mình bán hộ chiếu nên họ bảo phải điều tra thủ tục này khác. Có khi nửa năm vẫn chưa được cấp lại bác ạ “.

Tôi giật mình, vì tôi mới về nước được vài năm, mà hồi còn ở bên đó, lưu học sinh và người lao động Việt Nam vẫn được đánh giá rất cao. Giờ đến mức bán cả hộ chiếu của mình thì thật không tưởng tượng nổi!

Ăn cắp

Đang lúc băn khoăn, thì một chị chuyên gia hiệu đính người Nhật đến. Không ngồi ngay vào bàn làm việc, chị đến bàn tôi nhờ giải nghĩa cho từ “cảnh cáo” trong tiếng Việt. Tôi đang say sưa giải thích thì chị ngắt lời: “Thế, trong ảnh này thì nghĩa là gì?” và chìa cho tôi xem bức ảnh chụp tấm bảng có cả tiếng Việt và tiếng Nhật với nội dung: “Cảnh cáo: ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt sẽ bị phạt tù dưới 10 năm…

Chị nói thêm: “Gần đây tại nhiều siêu thị, cửa hàng Nhật Bản nơi có người Việt Nam sinh sống người ta niêm yết những bản này đấy. Chả là người Việt…” rồi chị ngắt ngang câu, chắc là do nhìn thấy nét mặt sững sờ của tôi lúc đó hoặc cảm thấy ngại ngùng.

Tại Nhật, các niêm yết chỉ dẫn (tạm gọi là chính thống và lành mạnh, không phân biệt đối xử) chủ yếu là bằng tiếng Nhật và tiếng Anh. Vài năm lại đây để thu hút thêm khách du lịch Hàn Quốc, ở một vài nơi mới sử dụng cả tiếng Hàn.

Còn niêm yết (tạm gọi là cực đoan) bằng tiếng Việt như thế này là ngoại lệ đầu tiên. Nó cho thấy mối bức xúc thực sự của người Nhật – những người vốn tính biết nhẫn nhịn, thông cảm và rất ít khi tỏ thái độ kỳ thị.

canhcaonguoiviet01
Tấm biển cảnh báo tại siêu thị Nhật viết cả tiếng Việt


Tìm hiểu thêm qua truyền thông Nhật Bản, tôi mới biết là gần đây xảy ra hàng loạt vụ bắt giữ người Việt Nam tại Nhật Bản do ăn cắp tại siêu thị. Nghiêm trọng hơn là vụ cảnh sát Tokyo tạm giữ một nữ tiếp viên Vietnam Airlines vì tình nghi cô này buôn lậu đồ ăn cắp, đồng thời khám xét văn phòng của VNA tại Tokyo.

Chỉ cần có khả năng tư duy ở mức “nhị đoạn luận” cũng có thể suy ra cảnh sát Nhật Bản sẽ đặt giả thuyết là có một tổ chức tội phạm khép kín, liên hoàn của người Việt Nam tại Nhật Bản trong việc ăn cắp, tiêu thụ hàng hóa từ các siêu thị và mở rộng điều tra theo hướng này.

Chuyện nghiêm trọng hơn

Ngay trong chiều 2/4, tôi lại được nghe một câu chuyện khiến tôi tự thấy có trách nhiệm phải viết bài này như một hồi còi báo động.

Chị bạn tôi có 2 con đang du học Nhật, kể lại con trai cả đã tốt nghiệp đại học tại Nhật và hết hạn Visa. Đáng lẽ phải về nước nhưng cháu trốn ở lại với mục đích làm việc kiếm thêm tiền rồi mới về.

Sau đó em gái cháu cũng sang du học. Tại Nhật, cháu gặp và yêu một nam sinh viên VN. Qua một thời gian, thấy tính cách và nhiều thứ không hợp nhau, cháu muốn chia tay thì anh chàng kia quay ra đe dọa: “Nếu mày không yêu tao, không cho tao nữa, tao sẽ báo cảnh sát bắt anh trai mày v.v… và v.v…“.

Từ câu chuyện trên tôi rút ra hai dữ kiện. Một là, ở Nhật Bản đã xuất hiện người VN cư trú bất hợp pháp và coi chuyện đó là thường tình. Hai là, ngay trong cộng đồng người Việt tại Nhật Bản cũng có lối hành xử như anh chàng người yêu cũ của con chị bạn tôi – đi tìm bạn đời bằng phương pháp… “cưỡng hiếp”.

Móc nối dữ kiện đầu với việc có người bán cả hộ chiếu như lời kể của con trai anh bạn tôi, tôi thấy chúng thật logic. Người cư trú bất hợp pháp thì hộ chiếu làm gì còn hạn, vả lại, có muốn gia hạn cũng không được. Có cầu thì có cung. Đó là quy luật.

Theo thống kê mới nhất của Bộ Tư pháp Nhật Bản, tính đến cuối tháng 3/2013, có tới 1.110 người Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp tại nước này và còn chưa rõ tung tích.

Cả kẻ bán và người mua hộ chiếu phải biết rằng họ đang vi phạm pháp luật cả trong và ngoài nước một cách nghiêm trọng. Bởi, hộ chiếu không chỉ là giấy tờ tùy thân của một cá nhân, mà còn là tài sản quốc gia. Điều này được ghi rất rõ trong các loại hộ chiếu mà nước ta phát hành hiện nay.

Hệ lụy

Trước tiên, phải khẳng định, những hiện tượng nêu trên chỉ là “con sâu bỏ rầu nồi canh”. Và một vài vụ ăn cắp, tham nhũng, vi phạm pháp luật thông thường không thể gây đoạn tuyệt quan hệ ngoại giao, nhưng ảnh hưởng xấu là chắc chắn.

Như chúng ta đều biết, mối quan hệ Việt – Nhật đang ở trong giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay. Người dân hai nước dành những tình cảm thân thiện cho nhau.

Hai nước cũng vừa tổ chức kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao một cách thành công rực rỡ, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng các bạn Nhật. Thế nhưng chỉ sau chưa đầy ba tháng đã xảy ra hàng loạt sự kiện nhức nhối. Chẳng lẽ những người vi phạm không lường trước hậu quả?

Thiệt hại đầu tiên và trực tiếp là: nếu bị phát hiện, người vi phạm sẽ chịu những hình phạt thích đáng của pháp luật hai nước. Tiếp theo là những thiệt hại về kinh tế cho cả cộng đồng. Nếu tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản tiếp tục vi phạm pháp luật và hiện tượng này lan rộng ra thì hậu quả chắc chắn là Nhật Bản sẽ dừng tiếp nhận lao động Việt Nam để đảm bảo an toàn cho người dân trong nước. “Cái ổ mà đổ thì trứng làm gì còn”.

Và, trên hết là những ảnh hưởng tới hình ảnh của người Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế. Chắc nhiều người trong số chúng ta còn nhớ những câu chuyện tiếu lâm, hò vè về những lao động xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu cách đây hai ba mươi năm, đại loại như: “Ăn nhanh đi chậm hay cười, chuyên mua đồ cũ là người Việt Nam“…

Nhưng đó là cái thời bao cấp đói kém, ra nước ngoài chỉ chăm chăm mua hàng gửi về giúp đỡ gia đình trong nước, mà cũng chỉ mua đồ cũ thôi chứ ăn cắp thì ít lắm. Vậy mà ngày nay khi đất nước ngày một lớn mạnh, vị thế của Việt Nam đang lớn dần lên, những chuyện “mất mặt” lại xuất hiện ở mức độ nghiêm trọng, lan rộng hơn.

Thay lời kết

Khi viết bài viết này, tôi quyết định sẽ nhờ một tờ báo điện tử đăng tải với mục đích là để các bạn trẻ, vốn thông thạo Internet, dù có ở Nhật Bản hay sắp đi nước ngoài đọc được và rút ra những điều bổ ích cho mình. Từ “quốc sỉ” không hề xa xôi, viển vông hay giáo điều, mà nó nằm ngay trong tay các bạn, trong những hành vi nhỏ nhất của bạn, những “Đại sứ nhân dân” của Việt Nam.

Cũng đã đến lúc các cơ quan chức năng cần có những biện pháp tuyên truyền giáo dục, những quy định cụ thể đối với công dân Việt Nam khi ra nước ngoài, bao gồm cả khách du lịch ngắn ngày để giúp mọi người ý thức được đầy đủ hơn hai từ “Quốc sỉ”.

Tuấn Nhật
Nguồn: vietnamnet.vn

nguyên minh Toan04:57 Chủ nhật
Tu thoi còn phe XHCN , nguoi VN o Dông Âu cūng dã sông nhu vây rôi. Chuyên này không có gì là moi më . Tu thê hê này qua thê hê khác và māi māi cūng vân nhu vây thôi . Tai sao??? Ôi Viet nam !!!.
Phan Văn Đát05:28 Chủ nhật
Nên gửi bài này đến báo "Người đại biểu Nhân dân" để Quốc hội biết và bàn biện pháp, không thì nhục quá !
h2p07:18 Chủ nhật
Vấn đề bài viết rất cần thiết cho nhưng người Việt cả trong và ngoài nước. Thật xấu hổ và phhaanx nộ với nhưng việc làm xấu xa làm ảnh hưởng tới quốc thể. Nhà nươc Việt nam cần co biện pháp sớm để bảo vệ hình ảnh và uy tín quốc gia. Đừng để đến lúc quá muộn.
Anh 09:10 Chủ nhật
Ko chỉ ở Nhật, bất cứ nước nào có dân Việt sang làm ăn sinh sống thì sau một thời gian đều nảy sinh vấn đề như buôn lậu, ăn cắp, sinh hoạt lộn xộn... làm hình ảnh của VN trong con mắt bạn bè quốc tế xấu dần đi. Nhiều khi ra đường, vào cửa hàng chúng tôi (những người VN có tự trọng) cảm nhận rõ việc họ (nhân viên, bảo vệ cửa hàng) có những động thái rất cảnh giác với người Việt, làm cho chúng tôi nhiều lúc rất khó chịu, nhưng rồi cũng phải thông cảm với họ bởi "tiên trách kỷ, hạ trách nhân" ... than ôi! 
tranhungdung09:21 Chủ nhật
Vậy mà ngày nay khi đất nước ngày một lớn mạnh, vị thế của Việt Nam đang lớn dần lên???
Binh nhì09:38 Chủ nhật
Bài báo có giá trị, có sự thức tỉnh người Việt xa quê không vi phạm pháp luật, giữ gìn quốc thể. Cám ơn Tuấn Nhật.
Nguyễn Văn Pha10:00 Chủ nhật
Tôi tưởng anh là phóng viên đã công tác ở nước ngoài thì phải biết nhiều về những chuyện như anh nêu ra. Việc người Việt ăn cắp vặt ở nước ngoài, việc bán hộ chiếu vv đã diễn ra từ lâu rồi nhưng ít được truyền thông đề cập, qua mấy vụ xảy ra ở Nhật vừa rồi dư luận mới rộ lên. Rất tiếc là ngay từ khi xuất hiện những hiện tượng tiêu cực này, công tác tuyên truyền giáo dục, biện pháp răn đe chưa làm mạnh để bây giờ nhiều nước lên tiếng chúng ta mới giật mình về văn hóa người Việt. Tất cả những thói hư tật xấu này người Việt mang từ trong nước ra chứ không phải do môi trường nước ngoài tạo lên. Nếu không có biện pháp mạnh thì đến lúc nào đó những hiện tượng xấu này sẽ thay thế những hình ảnh đẹp của VN trong mắt bạn bè quốc tế. 
vu quang trung10:47 Chủ nhật
bai viet hay qua
Lê Kế sơn10:09 Chủ nhật
Cần làm rõ trách nhiệm quản lý của một số cơ quan có liên quan trong lĩnh vực này.
Phan Tiến10:53 Chủ nhật
Tôi đồng tình với quan điiểm của tác giả bài viết. Tuy nhiên, cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để xử lý tận gốc những tiêu cực này, các cơ quan chức năng cần vào cuộc khẩn trương và quyết liệt đê tránh những vụ việc đáng tiếc xảy ra trong thời gian tới. Theo tôi đây có phần trách nhiệm của Đại sứ quán Việt nam tại Nhật! 
nguyễn cương12:00 Chủ nhật
ừ ăn cắp vặt bị bắt là đáng rồi nhưng đi tìm nguồn gốc của nó từ đâu ? Thế còn quốc sỉ thì sao ? những kẻ ăn cắp lớn thì làm mãi không ra,chứng cứ không thuyết phục,rồi cũng không biết làm sao mà lấy lại tiền dân bị mất.Vậy nên mấy chú trẻ con tự bào chữa bằng câu "đói ăn vụng túng làm liều" thôi
Cố Nhân12:18 Chủ nhật
Nếu như các học sinh, sinh viên được học như thế hệ chúng tôi thì chắc chắn không bao giờ có cái chuyện như thế này. Nếu họ được uốn nắn và kỷ luật thường xuyên từ khi còn nhỏ ( ít nhất từ cấp 2 - cấp 3 ) thì khi họ bắt đầu nhận thức được, họ sẽ không làm như thế. Hồi xưa tôi học thế này: Sáng 5h bắt buộc phải dậy tập thể dục, sau đó vệ sinh cá nhân và ăn uống, sau đó lên lớp học chính khóa đến 11h30, chiều 13h tự học có sự quản lý của nhà trường đến 16h30, sau đó hoạt động ngoại khóa ( thể thao, văn nghệ...) có sự quản lý của giáo viên, sau đó được nghỉ ngơi vệ sinh cá nhân và ăn uống đến 19h lại buộc phải lên lớp tự học đến 22h thì được về nghỉ ( giáo viên và nhà trưởng quản lý ), nếu ai chạy ra khỏi trường sẽ bị phạt nặng. ... Thế hệ trẻ bây giờ tôi hi vọng họ sẽ có được sự kỷ luật như tôi tóm tắt ở trên, chắc chắn sau này họ sẽ trưởng thành và ý thức hơn. 
dfbth13:58 Chủ nhật
du học sinh đa phần con nhà khá giả mà còn trộm cắp thì nhà nghèo hợp tác lao động sẽ ra sao???
anh16:37 Chủ nhật
Nói chung chi giáo dục thôi thì chưa đủ, phải có chế tài rõ ràng, đủ mạnh đối với các trường hợp nêu trên để khỏi xấu hổ dân tộc Việt, khỏi làm thiệt hại người Việt lương thiện

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét