Tâm người dạy sử
Ai bảo học môn sử nhàm chán, thiếu hứng thú? Nếu được học thầy Nguyễn Viết Đăng Du, giáo viên dạy môn sử Trường THPT Lê Quý Đôn quận 3 TPHCM thì câu trả lời hoàn toàn khác. 18 năm đứng trên bục giảng, thầy luôn tìm tòi tư liệu, làm mới bài giảng để truyền đam mê học sử, dẫn dắt học sinh vào những cuộc phiêu lưu khám phá bề dày lịch sử dân tộc lẫn thế giới.Mơ ước được học với thầy
Nghe các thế hệ học sinh của Trường THPT Lê Quý Đôn khen thầy Đăng Du và ao ước được học với thầy. Mới đây, tôi xin nhà trường cho phép tham dự một tiết dạy sử của thầy. Tiết học có nội dung “Ấn Độ thời phong kiến”. Bài giảng được thực hiện bằng giáo án điện tử, không khí lớp học rộn ràng với nền nhạc truyền thống. Dõi theo những hình ảnh minh họa sinh động về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, tôn giáo đặc trưng Ấn Độ, học sinh lớp 10 được dẫn dắt vào nội dung bài giảng, khám phá những điều chưa biết về đất nước có nền văn hóa lâu đời, đặc biệt này.
Thoát khỏi nội dung sách giáo khoa, thầy Du mở rộng thêm kho tàng kiến thức về truyền thống văn hóa, tôn giáo đặc trưng của Ấn Độ thời phong kiến. Những câu hỏi kích thích sự động não, sáng tạo của học sinh được khơi gợi như Ấn Độ thờ các loại thần tiêu biểu nào, ai sáng lập ra đạo Phật không chỉ giúp học sinh nhận thức được kiến thức sâu rộng về nền văn hóa Ấn Độ, tầm ảnh hưởng của nó đối với thế giới, trong đó có Việt Nam, thầy còn lồng ghép, dạy học trò cách hấp thụ tinh hoa văn hóa, tôn giáo của họ. Đó cũng là cách giáo dục học trò hoàn thiện nhân cách, sống tốt, sống có ích cho xã hội. Kết thúc giờ học, học sinh trao đổi theo nhóm để làm bài tập trắc nghiệm những kiến thức đã học. 45 phút của tiết học môn sử trôi qua thật nhanh và học sinh cảm thấy nhẹ nhàng tựa như vừa tham quan một chuyến khám phá, tìm hiểu đất nước Ấn Độ với nhiều điều thú vị, hấp dẫn.
Đổi mới để không tụt hậu
Cũng theo thầy Đăng Du, việc đầu tư công sức soạn giáo án điện tử là cần thiết. Trong thời đại công nghệ số phát triển như vũ bão, học sinh tiếp cận nhanh với các phương tiện thông tin hiện đại nên giáo viên phải chủ động đổi mới, sáng tạo để không tụt hậu về kiến thức, tri thức. Từ kinh nghiệm thực tế, thầy Đăng Du cho rằng, nếu giáo viên muốn đổi mới cách giảng dạy môn sử thông qua công nghệ thông tin thì không có gì khó. Giáo án điện tử được chuẩn bị kỹ kết hợp hình ảnh, phim, âm nhạc sẽ góp phần mềm hóa, sinh động những sự kiện lịch sử khô khan vốn ám ảnh học sinh ở các cấp học.
Như thế, vai trò chủ động dẫn dắt, lôi cuốn học sinh vào đam mê khám phá từng sự kiện lịch sử rất quan trọng. Nếu giáo viên không có sự đam mê và truyền cảm hứng sang học sinh thì làm sao các em có động lực, yêu thích môn sử? Hơn nữa, nếu bản thân người thầy không có nhu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy, làm hấp dẫn từng sự kiện lịch sử thì họ chỉ đóng vai thợ dạy, tải hết kiến thức theo chương trình. Kết cục học sinh chán chường, thậm chí tẩy chay môn học này là đều dễ hiểu.
Không chỉ cố gắng làm mới từng tiết học, truyền đam mê học sử đến nhiều thế hệ học sinh, thầy Đăng Du còn kết nối, gần gũi với học sinh thông qua facebook. Những điều gì thu thập, gặt hái từ những chuyến đi trải nghiệm, du lịch, khám phá cuộc sống trong nước lẫn ngoài nước, thầy đều chia sẻ với học trò của mình. Những “comment” mang tính định hướng, giáo dục nhưng lại rất teen của thầy trên “phây” luôn khiến học trò thích thú vì nó làm giàu thêm hành trang, kỹ năng sống cho giới trẻ. Không dừng ở đó, từ những bộc bạch, chia sẻ của học sinh, thầy Du còn nắm bắt tâm tư, suy nghĩ của học sinh, giới trẻ hiện nay. “Có thể trên lớp học, nhiều học sinh e ngại hoặc không có thời gian thể hiện chính kiến, suy nghĩ riêng nhưng qua mạng cá nhân, các em dễ thổ lộ tâm tư, quan điểm của mình. Thậm chí có học sinh còn góp ý kiến để tôi điều chỉnh nội dung, cách giảng bài tốt hơn”, thầy Đăng Du tâm sự như thế.
Cũng như nhiều giáo viên khác, thầy cũng có nhiều trăn trở, mong muốn sớm đổi mới căn bản chương trình, sách giáo khoa về môn sử và trả môn học này về đúng vị thế của nó. Theo thầy Đăng Du, kiến thức lịch sử trong sách giáo khoa hiện bao la và học trò không có nhu cầu am hiểu, ghi nhớ quá nhiều. Vì thế, nên lược bớt nội dung, chú trọng đến sử Việt Nam và một số sự kiện thế giới nổi bật như thế chiến, các nền văn minh lớn nhất. Việc chú trọng dạy kỹ lịch sử Việt Nam sẽ bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, hướng về cội nguồn của giới trẻ…
Đổi mới để không tụt hậu
Cũng theo thầy Đăng Du, việc đầu tư công sức soạn giáo án điện tử là cần thiết. Trong thời đại công nghệ số phát triển như vũ bão, học sinh tiếp cận nhanh với các phương tiện thông tin hiện đại nên giáo viên phải chủ động đổi mới, sáng tạo để không tụt hậu về kiến thức, tri thức. Từ kinh nghiệm thực tế, thầy Đăng Du cho rằng, nếu giáo viên muốn đổi mới cách giảng dạy môn sử thông qua công nghệ thông tin thì không có gì khó. Giáo án điện tử được chuẩn bị kỹ kết hợp hình ảnh, phim, âm nhạc sẽ góp phần mềm hóa, sinh động những sự kiện lịch sử khô khan vốn ám ảnh học sinh ở các cấp học.
Như thế, vai trò chủ động dẫn dắt, lôi cuốn học sinh vào đam mê khám phá từng sự kiện lịch sử rất quan trọng. Nếu giáo viên không có sự đam mê và truyền cảm hứng sang học sinh thì làm sao các em có động lực, yêu thích môn sử? Hơn nữa, nếu bản thân người thầy không có nhu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy, làm hấp dẫn từng sự kiện lịch sử thì họ chỉ đóng vai thợ dạy, tải hết kiến thức theo chương trình. Kết cục học sinh chán chường, thậm chí tẩy chay môn học này là đều dễ hiểu.
Không chỉ cố gắng làm mới từng tiết học, truyền đam mê học sử đến nhiều thế hệ học sinh, thầy Đăng Du còn kết nối, gần gũi với học sinh thông qua facebook. Những điều gì thu thập, gặt hái từ những chuyến đi trải nghiệm, du lịch, khám phá cuộc sống trong nước lẫn ngoài nước, thầy đều chia sẻ với học trò của mình. Những “comment” mang tính định hướng, giáo dục nhưng lại rất teen của thầy trên “phây” luôn khiến học trò thích thú vì nó làm giàu thêm hành trang, kỹ năng sống cho giới trẻ. Không dừng ở đó, từ những bộc bạch, chia sẻ của học sinh, thầy Du còn nắm bắt tâm tư, suy nghĩ của học sinh, giới trẻ hiện nay. “Có thể trên lớp học, nhiều học sinh e ngại hoặc không có thời gian thể hiện chính kiến, suy nghĩ riêng nhưng qua mạng cá nhân, các em dễ thổ lộ tâm tư, quan điểm của mình. Thậm chí có học sinh còn góp ý kiến để tôi điều chỉnh nội dung, cách giảng bài tốt hơn”, thầy Đăng Du tâm sự như thế.
Cũng như nhiều giáo viên khác, thầy cũng có nhiều trăn trở, mong muốn sớm đổi mới căn bản chương trình, sách giáo khoa về môn sử và trả môn học này về đúng vị thế của nó. Theo thầy Đăng Du, kiến thức lịch sử trong sách giáo khoa hiện bao la và học trò không có nhu cầu am hiểu, ghi nhớ quá nhiều. Vì thế, nên lược bớt nội dung, chú trọng đến sử Việt Nam và một số sự kiện thế giới nổi bật như thế chiến, các nền văn minh lớn nhất. Việc chú trọng dạy kỹ lịch sử Việt Nam sẽ bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, hướng về cội nguồn của giới trẻ…
Vì sao giờ học sử của thầy Đăng Du luôn hấp dẫn học trò? Chia sẻ điều này, thầy cho biết phương châm “biết 10 dạy 1” luôn đúng và để mỗi tiết dạy hấp dẫn học trò cần phải thu thập, sưu tầm rất nhiều tài liệu, tư liệu. Những kiến thức trong sách giáo khoa đơn thuần là sự kiện và giáo viên phải biết biến hóa sự kiện khô cứng đó thành những câu chuyện lịch sử sống động. Như thế, mỗi bài giảng mới hấp dẫn học sinh. Ngoài việc đọc nhiều sách, kể cả sách nước ngoài để nắm bắt thông tin, đánh giá phân tích sự kiện lịch sử đa chiều, giáo viên còn phải xem phim để có thêm cảm xúc, tư liệu hay bổ sung vào bài giảng.
|
(Theo Sài Gòn Giải Phóng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét