Thụy sĩ: Số giấy bạc 1000 francs cao kỷ lục
Tờ 1000 frans Thụy Sĩ
Lại Trần Mai: Chúng ta đều biết, sau tờ 10.000 đô la Singapore, tờ 1000 francs Thụy Sĩ là loại giấy bạc thứ hai có giá trị lớn nhất thế giới. Theo tỷ giá hiện tại (22.2.2013), 1000 CHF giá trị tương đương 1100 USD hay 22,6 triệu VNĐ.
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ (BNS) phát ra ngày hôm qua, tính đến cuối năm 2012, đã có 37.420.800 tờ bạc mệnh giá 1000 CHF được đưa vào lưu thông, trong đó riêng năm 2012 đã đưa thêm vào lưu thông 4.145.600 tờ, tăng kỷ lục 12,5% so với năm 2011.
1. Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ cho rằng nguyên nhân chính là khủng hoảng kinh tế. Khủng hoảng làm người dân (Thụy Sĩ và nước ngoài) lo tích lũy tiền làm phương tiện dự trữ; tờ tiền mệnh giá càng cao càng tốt nên tờ 1000 CHF là đối tượng săn lùng nhiều nhất.
Caesar Lack, kinh tế gia của Ngân hàng UBS cũng chia sẻ: "Vì tiền gửi ngân hàng có lãi không đáng kể nên người có tiền càng ngày càng có xu hướng giữ tiền tiết kiệm của mình dưới dạng tiền mặt thay vì gửi ngân hàng.
Dĩ nhiên, trong trường hợp như vậy, các tờ bạc này không được đưa vào lưu thông mà được giữ lại trong các gia đình, nhất là trong đệm gường, ở văn phòng làm việc hay trong các két sắt. Số vụ trộm do đó cũng ngày càng tăng. Nếu như trước kia, trộm thích vào các gia đình người Á châu vì biết dân Á châu có tâm lý thích giữ vàng, kim cương, ngoại tệ, tiền mặt... tại nhà, thì nay chúng đã mở rộng sang cả các hộ người Âu châu. Còn cảnh sát thì đầy lo lắng và vất vả chạy theo các vụ trộm; các khuyến nghị của họ là người dân nên giữ tối thiểu tiền mặt ở nhà dường như không được dân chúng chú ý.
2. Không chỉ người có tiền khắp nơi thích giữ các tờ giấy bạc 1000 frans Thụy Sĩ. Những người trốn thuế, lậu thuế, những người muốn tránh bị lộ các bí mật ngân hàng (Thụy Sĩ đã ký với một số nước hiệp định trao đổi bí mật ngân hàng)... đều muốn giữ tiền mặt tại nhà.
3. Đối tượng cuối cùng là những kẻ tẩy rửa tiền. Dĩ nhiên, sau các phi vụ làm ăn lớn, thu nhập cao nhưng phi pháp và không chứng minh được nguồn tiền mới có là hợp pháp nên chúng chỉ còn cách giữ luôn lượng tiền mặt đó bên mình.
Sáu loại giấy bạc Thụy Sĩ thuộc xê ri thứ 8, phát hành lần đầu vào giai đoạn 1995-1998:
8e série de billets de banque suisses5 | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|
Image | Valeur | Dimensions | Couleur dominante | Figure au recto | Date d'émission | |
Recto | Verso | |||||
10 francs | 126 × 74 mm | Jaune | Le Corbusier | 8 avril 1997 | ||
20 francs | 137 × 74 mm | Rose | Arthur Honegger | 1er octobre 1996 | ||
50 francs | 148 × 74 mm | Vert | Sophie Taeuber-Arp | 3 octobre 1995 | ||
100 francs | 159 × 74 mm | Bleu | Alberto Giacometti | 1er octobre 1998 | ||
200 francs | 170 × 74 mm | Brun | Charles-Ferdinand Ramuz | 1er octobre 1997 | ||
1 000 francs | 181 × 74 mm | Violet | Jacob Burckhardt | 1er avril 1998 |
Nguồn: www.economie.20min.ch và wiki.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét