Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Bỏ lỡ 20.000 tỷ USD trốn và lách thuế

(CafeF) Một xã hội chỉ có thể văn minh nếu như những người thừa hưởng những lợi ích của nền văn minh đó sẵn sàng bỏ ra chi phí tạo dựng. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các thiên đường thuế luôn là mục tiêu công kích của công chúng.Ở châu Âu, sự giận dữ tập trung vào các doanh nghiệp lớn. Amazon và Starbucks bị người tiêu dùng tẩy chay vì sử dụng các thủ thuật kế toán để chuyển lợi nhuận về các thiên đường thuế. Mới đây, Thủ tướng Anh David Cameron đã đặt việc giải quyết tình trạng trốn thuế làm mục tiêu hàng đầu trong chương trình nghị sự của nhóm G8. 
Trong khi đó, Mỹ tấn công vào các công ty trốn thuế và những ngân hàng đứng đằng sau chúng. Quốc hội Mỹ vừa thông qua đạo luật FATCA buộc các công ty tài chính nước ngoài phải tiết lộ thông tin về các khách hàng Mỹ. Các tài sản ở nước ngoài cũng trở thành gánh nặng chính trị. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm ngoái, ứng viên đảng Cộng hòa Mitt Romney đã bị đảng Dân chủ chỉ trích gay gắt vì có tài sản ở đảo Cayman. Giờ đây, Jack Lew – người được Tổng thống Barack Obama đề cử làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ - cũng đang bị chỉ trích vì có liên quan đến một quỹ ở Cayman.
Buộc những người giàu có phải trả thêm tiền thuế là một tham vọng đáng được hoan nghênh. Tuy nhiên, đòn tấn công này đang đi sai hướng. Các vị lãnh đạo nên tập trung vào việc làm trong sạch bộ máy và cải cách hệ thống thuế thay vì tận dụng điều này với các mục tiêu chính trị. Nếu như bạn định nghĩa thiên đường thuế là nơi thu hút các quỹ của người không phải dân cư bằng các luật lệ lỏng lẻo, mức thuế suất thấp (hoặc bằng 0) và tính bảo mật cao, có khoảng 50 đến 60 thiên đường thuế trên khắp thế giới. Đây là nơi trú ngụ của hơn 2 triệu công ty cùng với hàng nghìn ngân hàng, quỹ và công ty bảo hiểm. Không ai thật sự biết được số tiền thất thoát là bao nhiêu. Con số ước tính cao nhất lên đến hơn 20.000 tỷ USD. 

Tuy nhiên, không phải tất cả các thiên đường thuế đều ở nước ngoài. Tổng thống Obama đã ví Ugland House (tòa nhà nằm trên đảo Cayman và là nơi đặt chi nhánh của 18.000 công ty) là hình ảnh thu nhỏ của cả 1 hệ thống. Trong khi đó, ở Delaware có tới 945.000 công ty và rất nhiều trong số đó là những “kẻ lươn lẹo”. Miami là trung tâm ngân hàng thu hút người gửi tiền từ các nước mới nổi. London cũng chẳng hơn gì đảo Cayman trong việc kiểm soát rửa tiền. Các nước châu Âu khác như Luxembourg, Ireland và Hà Lan cũng được coi là các thiên đường thuế.

Cải cách nên tập trung vào các trung tâm tài chính ở các nước giàu có cũng như những hòn đảo của vùng biển Caribbe. Đồng thời, họ phải phân biệt được giữa các hoạt động bất hợp pháp (rửa tiền và trốn thuế) với những hoạt động hợp pháp (tránh thuế bằng những kẽ hở về kế toán).

Vũ khí tốt nhất để chống lại các hoạt động phi pháp chính là sự minh bạch về thông tin. Nhờ vào đạo luật FATCA, các dữ liệu được thu thập tốt hơn. Tuy nhiên, người Mỹ vẫn chần chừ trong việc chia sẻ thông tin về người gửi tiền ở Miami với các nước Mỹ Latinh. Điều này cần được thay đổi.

Tính minh bạch có thể giúp hạn chế các hình thức trốn thuế. Trường hợp của Starbuck đã chỉ ra rằng danh tiếng của các công ty sẽ bị đe dọa nếu họ cố gắng trốn thuế. Tuy nhiên, áp lực về đạo đức không phải là liều thuốc có thể trị bệnh tận gốc. Người tiêu dùng chán ngán với các chiến dịch và các chính phủ cũng không nên kìm kẹp các công ty bằng những mệnh lệnh hành chính.
Điểm mấu chốt ở đây là các hệ thống thuế phải được cải cách. Các công ty nên hạch toán doanh thu ở nơi mà hoạt động kinh doanh thực sự diễn ra. Một số nền kinh tế hoạt động theo thể chế liên bang (như Mỹ) đã có thể ngăn không cho các công ty khai thác sự khác nhau giữa luật lệ của các bang. Điều này có thể được nhân rộng trên toàn thế giới.

Các chính phủ cũng nên hạ thấp mức thuế suất. Ban đầu, biện pháp này có thể làm giảm nguồn thu. Tuy nhiên, mức thuế suất thấp hơn cùng với sự thận trọng của các cơ quan thuế có thể tạo nên hiệu quả cao hơn và cuối cùng là tăng nguồn thu. Một ví dụ điển hình : Mỹ là một trong những nước có mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất trên thế giới và cũng là nước có nhiều doanh nghiệp trốn thuế nhất.

Chắc chắn là những cải cách này không thể được thực hiện 1 cách dễ dàng. Các nước giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ bị chỉ trích và những trung tâm tài chính sẽ chống lại các nỗ lực thắt chặt luật lệ. Tuy nhiên, nếu muốn đánh thuế vào 20.000 tỷ USD bị thất thoát, các chính trị gia nên bắt đầu với “đầu mối” này.

Thu Hương
Theo Economist
http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/cafef.vn/Bo-lo-20000-ty-USD/10397962.epi

Các tài khoản tiền gửi của công dân Anh tại các ngân hàng Thụy Sĩ sẽ bị đánh thuế từ 27-48% trên tổng số tiền gửi gốc, sau đó số tiền thuế này sẽ được gửi thẳng về Bộ Tài chính Anh.

Các nhà chức trách Thụy Sĩ khẳng định đã chuyển 500 triệu franc Thụy Sĩ (340 triệu bảng Anh) sang Anh theo thỏa thuận hỗ trợ kiểm soát thuế giữa hai nước mà dự kiến sẽ mang lại cho Anh hàng tỷ bảng trong sáu năm tới.

Thụy Sĩ đã nhất trí với Anh về việc khai báo tài khoản của người dân nước này ở các ngân hàng Thụy Sĩ và theo thỏa thuận này.

Các tài khoản tiền gửi của công dân Anh tại các ngân hàng Thụy Sĩ sẽ bị đánh thuế từ 27-48% trên tổng số tiền gửi gốc, tùy thuộc vào kỳ hạn tiền gửi, sau đó số tiền thuế này sẽ được gửi thẳng về Bộ Tài chính Anh.

Bộ Tài chính Thụy Sĩ khẳng định nước này đã hoàn toàn tuân thủ các nghĩa vụ theo thỏa thuận thuế song phương.

Số tiền trên đã được các ngân hàng Thụy Sĩ trả thẳng cho Cục Thuế Liên bang và sau đó được chuyển giao cho giới chức trách Anh.

Các ngân hàng Thụy Sĩ từ lâu được biết đến như một nơi trú ẩn an toàn cho các khách hàng châu Âu muốn trốn thuế do luật pháp liên quan đến bí mật ngân hàng của quốc gia này khiến cơ quan thuế vụ nước ngoài rất khó tiến hành điều tra.

Tuy nhiên, từ năm 2009, do tác động của khủng hoảng tài chính, các khoản gian lận thuế khổng lồ trở thành mục tiêu thu hồi cho ngân khố của nhiều quốc gia, buộc Thụy Sĩ lâm vào tình cảnh đối đầu với nhiều nước.

Để giảm bớt áp lực quốc tế, từ tháng 3/2009, Thụy Sĩ phải ký nhiều hiệp ước hỗ trợ kiểm soát thuế với những nước có yêu cầu.

Hồi tháng 3/2012, Thụy Sĩ và Anh đã đạt được thỏa thuận sẽ áp thuế thu nhập cá nhân tới 48% đối với khoản tiền gửi của các khách hàng người Anh trong hệ thống ngân hàng Thụy Sĩ và thỏa thuận này có hiệu lực từ ngày 1/1/2013.

Bộ Tài chính Anh ước tính nước này có thể thu thêm 2 tỷ bảng mỗi năm trong vòng hai năm tới từ công ty đa quốc gia và tỷ phú có tài khoản ở nước ngoài.

Cải cách quy tắc quốc tế về thuế doanh nghiệp cũng là một trong những vấn đề lớn mà Anh với tư cách Chủ tịch nhóm các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới (G8) phải giải quyết trong năm nay./.

Theo Tố Uyên
TTXVN


Xem thêm

Thụy Sĩ chuyển 500 triệu franc tiền thuế cho Anh

Các tài khoản tiền gửi của công dân Anh tại các ngân hàng Thụy Sĩ sẽ bị đánh thuế từ 27-48% trên tổng số tiền gửi gốc, sau đó số tiền thuế này sẽ được gửi thẳng về Bộ Tài chính Anh.

Yahoo, Dell và thiên đường thuế 13 nghìn tỷ USD

(CafeF) Bị hấp dẫn bởi các chính sách hào phóng của Hà Lan cùng với hệ thống các ưu đãi về thuế, các công ty lớn như Yahoo, Google, Merck và Dell đã chuyển lợi nhuận sang đây để trốn thuế.

Nokia bị nghi trốn thuế ở Ấn Độ

Các quan chức thuế Ấn Độ hôm 8.1 đã bất ngờ "đột kích" một nhà máy sản xuất của Nokia ở thành phố Chennai, theo tin tức từ Reuters.

Apple, Google, Amazon… giở chiêu né thuế

Các ông lớn Apple, Google, Ebay, Amazon, D&G đã dùng cùng một chiêu thức giống nhau để né thuế. Đó là chuyển lợi nhuận sang một công ty con ở nước ngoài nơi có mức đánh thuế thấp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét