Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

(13) Chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam

Bài viết cũ của tôi:
Chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam
MỤC 3: DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CỦA NỀN KINH TẾ NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015
I- Dự báo các chỉ tiêu hợp thành chỉ tiêu chất lượng tăng trưởng tổng hợp
Như đã trình bày ở trên, có nhiều phương pháp khác nhau để dự báo các chỉ tiêu kinh tế, xã hội; song ở tầm dài hạn, quá trình tăng trưởng và phát triển thường chịu sự chi phối của một số rất ít các chỉ tiêu khác và thường gắn với tốc độ phát triển tiềm năng, thể hiện qua xu thế phát triển. Điều này càng đúng đối với các chỉ tiêu kinh tế, xã hội phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế vì quá trình thay đổi chất lượng thường rất chậm so với sự thay đổi về số lượng.
Do vậy, để dự báo các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế, trong đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp ngoại suy với mô hình cơ bản là:
                      Yt  = f (Yt-1, Yt-1, ..., t)
Trong đó Y là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tăng trưởng; t là biến thời gian. Các phương trình hồi quy được ước lượng theo phương pháp bình phương cực tiểu nguyên gốc.
1) Chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp
Chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp được đưa vào dự báo là tỷ lệ đóng góp của TFP trong tốc độ tăng trưởng GDP. Số liệu giai đoạn 1991-1995 dựa vào nghiên cứu của Nguyễn Thị Cành và Trương Thị Minh; số liệu giai đoạn 1996-2005 dựa vào nghiên cứu của Tăng Văn Khiên.
Mô hình chấp nhận được được lưu trong phụ lục 1, trong đó TFP phụ thuộc vào chính giá trị năm trước của nó. Tuy nhiên, kết quả dự báo cho thấy TFP trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 cơ bản ổn định ở mức đã đạt được năm 2005 là 28,4% chứ khó có thể tăng lên nhanh. Tỷ lệ này cao hơn của Malaixia (20,52%), Hồng Kông (27,53%), Singapo (23,76%), Đài Loan (27,55%) và Thái Lan (14,23%) đều trong giai đoạn 1990-2003 và Việt Nam 19,38% trong giai đoạn 1996-2005; song thấp hơn của Hàn Quốc (36,61%) cũng trong giai đoạn 1990-2003. Theo so sánh này và căn cứ trình độ phát triển của nước ta so với các nước nêu trên, kết quả dự báo nêu trên có thể chấp nhận được.
Dựa trên kết quả dự báo này, chúng ta sẽ xây dựng chỉ số với năm gốc 1990 là 100% để đưa vào tính toán chỉ tiêu chất lượng tăng trưởng tổng hợp. Kế quả được trình bày trong bảng 17.
2) Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các nguồn lực
(1) Năng suất lao động:
Năng suất lao động của nước ta tăng lên khá đều đặn trong suốt hai thập kỷ qua; do đó có thể dễ dàng dự báo theo xu thế. Phương trình dự báo được trình bày trong phần phụ lục. Kết quả dự báo được trình bày trong bảng 17 cho thấy tính theo giá cố định 1994, năng suất lao động của nước ta sẽ tăng nhanh từ 9,2 triệu đồng/người/năm năm 2005 lên 12,1 triệu đồng/người/năm vào năm 2010 và 15,5 triệu đồng/người/năm năm 2015.
Đáng lưu ý là nếu như tốc độ tăng năng suất lao động khá cao trong giai đoạn 1991-1995 (5,7%/năm) và giảm dần trong 2 giai đoạn tiếp theo là 1996-2000 (4,73%/năm) và 2001-2005 (4,39%/năm) thì giai đoạn 2006-2010 tăng lên khá mạnh là 5,57% nhờ tốc độ tăng trưởng những năm đầu khá cao và lực lượng lao động tăng chậm lại. Trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng năng suất lao động giảm nhẹ chỉ còn 5,10%/năm.
Như vậy, năng suất lao động nước ta sẽ tiếp tục tăng khá trong những năm tới và đóng góp tích cực tới chất lượng tăng trưởng kinh tế.
(2) Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư:
Về nguyên tắc, có thể dự báo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư theo xu thế do bản chất khá ổn định một chiều của nó. Tuy nhiên, đối với nền kinh tế đang chuyển đổi và có quy mô còn khá nhỏ bé như nền kinh tế nước ta, hệ số ICOR vẫn có thể có nhiều biến động nên có thể giải thích theo một số cách khác nhau.
Tuy nhiên, trên thực tế, ICOR của chúng ta liên tục tăng lên trong thời kỳ đổi mới và hiện nay đã ở mức khá cao. Vì vậy, nếu dự báo theo xu thế, ICOR có thể tăng lên khá nhanh, từ khoảng 5 hiện nay lên 5,56 năm 2010 và 6,48 năm 2015. Kết quả dự báo này cho thấy nếu cứ tiếp tục dựa nhiều vào vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư kém hiệu quả như hiện nay thì sức ép để ICOR tiếp tục tăng lên là rất lớn.
Do vậy, cần có những giải pháp tích cực hơn để đưa hệ số ICOR về mức hợp lý như kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Chúng tôi cho rằng các dự báo như đề ra trong mục 2 chương này là khả thi hơn cả, đặc biệt là theo phương án tăng trưởng theo xu thế.
Chính vì vậy trong dự báo này, dự kiến hệ số ICOR sẽ tiếp tục giữ như hiện nay trong giai đoạn 2008-2010 sau (ICOR = 4,8) và giảm nhẹ trong những năm tiếp sau (ICOR = 4,6). Điều này có nghĩa là hiệu quả vốn đầu tư tăng lên, làm cho chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng tăng lên.
(3) Hiệu quả sử dụng tổng hợp các chi phí đầu vào
Trong chương 3 đã phân tích tình hình sử dụng tổng hợp các chi phí đầu vào đại diện là chỉ tiêu tỷ lệ tiêu dùng trung gian trong quá trình sản xuất. Thử nghiệm kinh tế lượng cho thấy tỷ lệ tiêu dùng trung gian có tính tự tương quan khá cao; phương trình xác định tỷ lệ này gồm biến tiêu dùng trung gian của năm trước và biến thời gian với hệ số tương quan lên đến 99,8%.
Bảng 17: Chỉ số hiệu quả các nguồn lực (1990 = 100%)

TFP
Hiệu quả sử dụng các nguồn lực
Chỉ số phát triển
Chỉ số HQNL
Chỉ số TFP
NSLD
ICOR
CI
NSLD
1/ICOR
1/CI
1990
5
4,487
3,55
40,82
100
100
100
100
100
1991
10
4,634
3,02
42,1
103,3
117,5
97,0
105,9
200
1992
15
4,919
2,58
43,27
109,6
137,6
94,3
113,9
300
1993
25
5,195
3,82
44,77
115,8
92,9
91,2
100,0
500
1994
30
5,527
3,62
45,97
123,2
98,1
88,8
103,3
600
1995
35
5,921
3,32
47,52
132,0
106,9
85,9
108,3
700
1996
31,01
6,334
3,44
48,89
141,2
103,2
83,5
109,3
620.2
1997
23,93
6,705
4,24
49,82
149,4
83,7
81,9
105,0
478.6
1998
-6,95
6,942
5,63
50,47
154,7
63,1
80,9
99,5
-139.0
1999
-19,68
7,123
6,87
51,11
158,7
51,7
79,9
96,8
-393.6
2000
19,74
7,456
5,04
52,26
166,2
70,4
78,1
104,9
394.8
2001
17,08
7,764
5,14
53,45
173,0
69,1
76,4
106,2
341.6
2002
19,21
8,094
5,28
54,93
180,4
67,2
74,3
107,3
384.2
2003
27,47
8,287
5,31
56,51
184,7
66,9
72,2
107,9
549.4
2004
28,85
8,715
5,22
57,35
194,2
68,0
71,2
111,1
577.0
2005
28,42
9,241
4,84
58,51
206,0
73,3
69,8
116,4
568.4
2006
28,42
9,815
4,8
59,66
218,7
74,0
68,4
120,4
568.4
2007
28,42
10,446
4,8
60,81
232,8
74,0
67,1
124,6
568.4
2008
28,42
10,973
4,8
60,72
244,6
74,0
67,2
128,6
568.4
2009
28,42
11,532
4,8
61,85
257,0
74,0
66,0
132,3
568.4
2010
28,42
12,119
4,8
62,98
270,1
74,0
64,8
136,3
568.4
2011
28,42
12,737
4,60
64,10
283,9
77,2
63,7
141,6
568.4
2012
28,42
13,385
4,60
65,23
298,3
77,2
62,6
146,0
568.4
2013
28,42
14,067
4,60
66,35
313,5
77,2
61,5
150,7
568.4
2014
28,42
14,784
4,60
67,48
329,5
77,2
60,5
155,7
568.4
2015
28,42
15,537
4,60
68,61
346,3
77,2
59,5
161,0
568.4

Dự báo theo mô hình cho thấy tỷ lệ tiêu dùng trung gian trên giá trị sản xuất (viết tắt là CI) sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới nếu như không có những thay đổi lớn về mặt cơ chế chính sách. Cụ thể, tỷ lệ này sẽ tăng từ 60,7% hiện nay lên xấp xỉ 63% vào năm 2010 và 68,6% vào năm 2015.
Với biến động này, chất lượng sử dụng tổng hợp các chi phí đầu vào sẽ giảm xuống, ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế trong thời gian tới.
(4) Hiệu quả sử dụng chung các nguồn lực (HQNL)
Để gộp chung tác động của nhóm chỉ tiêu này tới chất lượng tăng trưởng kinh tế, chúng tôi xây dựng chỉ số tổng hợp[1], gọi chung là chỉ số sử dụng chung các nguồn lực, viết tắt là HQNL.
Trong các chỉ tiêu trên, có 2 chỉ tiêu ý nghĩa trái chiều với khái niệm hiệu quả sử dụng chung các nguồn lực là tăng lên nếu hiệu quả tăng lên. Cụ thể khi hệ số ICOR hoặc tỷ lệ tiêu dùng trung gian tăng lên thì hiệu quả sử dụng chung các nguồn lực giảm đi và ngược lại. Do đó, để xây dựng chỉ số tổng hợp, chúng tôi dùng tỷ lệ nghịch đảo của chúng (1/ICOR và 1/CI). Trọng số của mỗi chỉ tiêu là 1/3, Kết quả tính toán được trình bày trong bảng 17.
Theo kết quả tính toán, hiệu quả sử dụng chung các nguồn lực đã tăng lên khá chậm trong thập kỷ 90, thậm chí giảm sút đáng kể trong 2 năm 1998-1999. Điều này đã hạn chế đóng góp tới tăng chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế kinh tế.
Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, hiệu quả sử dụng chung các nguồn lực đã tăng lên rất nhanh; đặc biệt dự báo trong thời gian từ nay đến năm 2015, hiệu quả này sẽ tiếp tục tăng mạnh. Do vậy, nó sẽ đóng góp rất tích cực làm tăng chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế kinh tế.
So với năm 2007, hiệu quả sử dụng chung các nguồn lực năm 2010 sẽ tăng thêm 9,4% và năm 2015 sẽ tăng thêm 29,2%.
3) Nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh và tính ổn định trong tăng trưởng của nền kinh tế
(1) Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (viết tắt là CN):
Chỉ tiêu tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có thể được đo bằng một số mô hình khác nhau song nhìn chung đều rất phức tạp vì nói phải tổng hợp sự tăng lên và giảm xuống về cơ cấu của ít nhất 2 trong 3 khu vực kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Để đơn giản, chúng ta chọn ra một khu vực tiêu biểu cho giai đoạn phát triển hiện nay để xem xét quá trình chuyển dịch cơ cấu của nó trong tổng thể nền kinh tế.
Rõ ràng thời đại ngày nay là thời đại công nghiệp hóa. Điều này càng rõ ở nước ta như đã phân tích trong mục II chương này. Vì vậy, một cách tự nhiên, chúng ta chọn thay đổi tỷ trọng khu vực công nghiệp (gồm cả xây dựng) trong GDP làm chỉ tiêu đại diện cho tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Dự báo theo mô hình (xem trong phụ lục) cho thấy tỷ trọng khu vực công nghiệp trong GDP sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Điều này hoàn toàn phù hợp với giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa để sớm cơ bản trở thành nước công nghiệp, Tỷ lệ này sẽ tăng từ 41% năm 2005 lên xấp xỉ 43,7% vào năm 2010 và 46,8% vào năm 2015 (xem bảng 19).
Do vai trò của nhân tố cơ cấu đối với chất lượng tăng trưởng, việc tỷ trọng khu vực công nghiệp trong GDP tiếp tục tăng lên sẽ đóng góp tích cực vào việc làm tăng chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế trong thời gian tới.
(2) Chỉ tiêu tỷ lệ xuất khẩu trên GDP để đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu (viết tắt là EX):
Tỷ lệ xuất khẩu trên GDP được dự báo theo xu thế trong đó biến này phụ thuộc vào xu thế trong quá khứ (thể hiện bằng biến trễ) và những nhân tố hiện tại (đại diện bằng yếu tố thời gian), Mô hình và kết quả dự báo hoàn toàn chấp nhận được.
Theo kết quả từ mô hình, dự báo tỷ lệ xuất khẩu trên GDP sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới, từ 61% năm 2005 lên 77,3% năm 2010 và 94% năm 2015 (xem bảng 19). Điều này có nghĩa là năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu nước ta tăng lên sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào việc làm tăng chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế trong thời gian tới.
(3) Chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia (viết tắt là GCI):
Bác cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu đã đưa Việt Nam vào so sánh từ năm 1997 song dường như trong những năm đầu chưa công bố các số liệu thống kế chi tiết, Hiện nay chúng tôi chỉ có được điểm cạnh tranh toàn cầu của nước ta năm 2001 là 3,06; năm 2002 là 3,23; năm 2003 là 3,4; năm 2004 là 3,47; năm 2005 là 3,9; năm 2006 là 3,89 và năm 2007 là 4,04.
Mặt khác, thông tin về xếp hạng cạnh tranh của Diễn đàn kinh tế thế giới hàng năm trong giai đoạn trước cho thấy thứ hạng của Việt Nam rất thấp. Năm 1997, Việt Nam đứng thứ 49 trong 53 nước xét theo năng lực cạnh tranh quốc gia. Năm 1998, Việt Nam được xếp thứ 39 trong 53 nước. Chỉ số khả năng cạnh tranh của nước ta được đánh giá khá hơn, nhưng chủ yếu là do sự sút giảm mạnh của nhiều nền kinh tế khác bị khủng hoảng trong khu vực. Năm 1999, thứ tự xếp hạng nền kinh tế Việt Nam lại bị đẩy lùi về 48 trong số 59 nước được phân hạng. Khả năng cải thiện và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây tuy có tiến bộ, song chưa cao, đòi hỏi phải có những cải cách quan trọng trong nhiều lĩnh vực.
Bảng 18: Xếp hạng về khả năng cạnh tranh của Việt Nam trước năm 2000
Nước
1997 (53 nước)
1998 (53 nước)
1999 (59 nước)
Singapore
1
1
1
Hongkong
2
2
3
Đài Loan
8
6
4
Malaysia
9
17
16
Indonesia
15
31
37
Thái Lan
18
21
30
Hàn Quốc
21
19
22
Trung Quốc
29
28
32
Philippines
34
33
33
Việt Nam
49
39
48
Nguồn: Tổng hợp từ WEF, Global Competitiveness Report (1997, 1998, 1999)
Vì vậy, có thể tin rằng chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia của nền kinh tế nước ta có xu hướng tăng lên trong thời kỳ đổi mới. Trên cơ sở nhận xét này, chúng tôi đã xây dựng phương trình (xem phụ lục) về chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2007, sau đó mô phỏng quá khứ để kiểm tra, thấy chất lượng mô phỏng quá khứ rất tốt. Mặt khác, những dự báo (ex-post) ngược lại cho thời kỳ trước năm 2001 cho thấy thông tin có thể chấp nhận được. Trên cơ sở này, chúng tôi sử dụng số dự báo quá khứ và sử dụng mô hình trên để dự báo tương lai đến năm 2015 để làm 1 kịch bản về khả năng phát triển của chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia của nền kinh tế nước ta.
Kết quả được trình bày trong bảng 19 cho thấy chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia của nền kinh tế nước ta sẽ tiếp tục tăng lên nhanh trong thời gian tới; do vậy, sẽ đóng góp tích cực làm chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế tăng lên.
Bảng 19: Năng lực cạnh tranh và tính ổn định trong
    tăng trưởng của nền kinh tế (1990 = 100%)


Giá trị
Chỉ số phát triển


CN
EX
GCI
DB
PR
CN
EX
GCI
DB
PR
NLCT
1990
22,67
40,85
1,19
6,71
67,4
100
100
100
100
100
100
1991
23,79
39,39
1,36
1,91
67,6
104,9
96,4
114,3
351,3
59,7
145,3
1992
27,26
25,08
1,53
2,43
17,5
120,2
61,4
128,6
276,1
50,8
127,4
1993
28,90
22,93
1,7
4,89
5,2
127,5
56,1
142,9
137,2
48,3
102,4
1994
28,87
24,89
1,87
1,55
14,4
127,3
60,9
157,1
432,9
42,2
164,1
1995
28,76
25,93
2,04
4,07
12,7
126,9
63,5
171,4
164,9
37,4
112,8
1996
29,73
29,40
2,21
3,00
4,5
131,1
72,0
185,7
223,7
35,8
129,7
1997
32,08
36,87
2,38
4,05
3,6
141,5
90,3
200,0
165,7
34,6
126,4
1998
32,49
35,77
2,55
2,50
9,2
143,3
87,6
214,3
268,4
31,7
149,0
1999
34,50
40,25
2,72
4,70
0,1
152,2
98,5
228,6
142,8
31,6
130,7
2000
36,73
47,30
2,89
4,10
-0,6
162,0
115,8
242,9
163,7
31,8
143,2
2001
38,13
46,17
3,06
5,30
0,8
168,2
113,0
257,1
126,6
31,6
139,3
2002
38,49
47,60
3,23
4,90
4
169,8
116,5
271,4
136,9
30,4
145,0
2003
39,47
50,51
3,4
5,50
3
174,1
123,6
285,7
122,0
29,5
147,0
2004
40,21
58,42
3,47
5,40
9,5
177,4
143,0
291,6
124,3
26,9
152,6
2005
41,02
61,00
3,9
5,20
8,4
180,9
149,3
327,7
129,0
24,8
162,4
2006
41,54
65,43
3,89
4,98
6,6
183,2
160,2
326,9
134,7
23,3
165,7
2007
41,58
67,25
4,04
4,92
12,6
183,4
164,6
339,5
136,4
20,7
168,9
2008
42,29
70,59
4,25
4,95
23
186,6
172,8
357,1
135,6
16,8
173,8
2009
43,00
73,93
4,42
4,91
9,1
189,7
181,0
371,4
136,7
15,4
178,8
2010
43,69
77,27
4,59
5,09
9,6
192,7
189,2
385,7
131,8
14,1
182,7
2011
44,35
80,61
4,76
5,27
10,0
195,6
197,3
400,0
127,3
12,8
186,6
2012
45,00
83,96
4,93
5,45
10,5
198,5
205,5
414,3
123,1
11,6
190,6
2013
45,62
87,30
5,1
5,62
11,0
201,2
213,7
428,6
119,4
10,4
194,7
2014
46,23
90,64
5,27
5,80
11,4
203,9
221,9
442,9
115,7
9,4
198,7
2015
46,82
93,98
5,44
5,98
11,9
206,5
230,1
457,1
112,2
8,4
202,9

(4) Chỉ số ổn định tài chính, đại diện bằng tỷ lệ giảm bội chi ngân sách (viết tắt là DB).
Tỷ lệ bội chi ngân sách được dự báo theo xu thế. Mô hình dự báo có hệ số tương quan tương đối thấp (0,63) song hoàn toàn chấp nhận được vì ý nghĩa giải thích của các biến số rất cao đồng thời kiểm tra sai số chuẩn cho thấy chúng phân tán rất đều. Kết quả dự báo cho thấy đến năm 2010, tỷ lệ bội chi ngân sách sẽ lên đến 5,09%, tức là tăng nhẹ so với giai đoạn gần đây (gần đây xấp xỉ 5%). Tuy nhiên, theo đà công nghiệp hóa, đặc biệt là khẩn trương phát triển kết cấu hạ tầng, chi ngân sách nhà nước sẽ tăng nhanh hơn, làm cho tỷ lệ bội chi ngân sách sẽ tăng dần lên và đạt xấp xỉ 6% vào năm 2015.
Vì ý nghĩa của biến động của chỉ tiêu này đi ngược với chỉ tiêu chất lượng tăng trưởng tổng hợp, tức là khi tỷ lệ bội chi ngân sách tăng lên thì chất lượng tăng trưởng giảm xuống. Do vậy, để đưa tỷ lệ bội chi ngân sách vào mô hình tính toán chất lượng tăng trưởng, chúng tôi sử dụng chỉ tiêu nghịch đảo của nó; trên cơ sở đó tính toán chỉ số phát triển với năm 1990 là gốc. Kết quả được trình bày trong bảng 19.
Kết quả tính toán cho thấy trong thời gian tới tỷ lệ bội chi ngân sách sẽ tiếp tục tăng lên; điều này sẽ làm giảm chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, do mức độ tăng lên của tỷ lệ bội chi ngân sách không lớn và trong tầm chấp nhận được nên ảnh hưởng tiêu cực này không đáng lo ngại.
 (5) Chỉ số ổn định tiền tệ, đại diện bằng tốc độ giảm tỷ lệ lạm phát (PR).
Mô hình dự báo xu thế biến động của tỷ lệ lạm phát có chất lượng khá tốt. Hai biến giải thích là tỷ lệ lạm phát năm trước (phản ánh xu thế, sức ép của quá khứ) và thời gian. Từ mô hình xu thế này, dự báo tỷ lệ lạm phát sau khi tăng mạnh đến 23% năm 2008 sẽ trở lại ngay quỹ đạo bình thường của nó từ năm 2009 với tỷ lệ lạm phát là 9,1% (điều này xảy ra khi chính sách thắt chặt tài chính, tiền tệ và tăng trưởng kinh tế được thực hiện rất mạnh). Tuy nhiên, cùng với đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, nhu cầu trong nước sẽ tăng nhanh hơn, làm cho tỷ lệ lạm phát sẽ không giảm xuống mà tiếp tục tăng nhẹ. Tỷ lệ lạm phát trong suốt giai đoạn 2011-2015 sẽ nằm trong khoảng 10-11%/năm.
Để đưa nhân tố tỷ lệ lạm phát vào mô hình tính toán chất lượng tăng trưởng, chúng tôi tính toán chỉ số lạm phát với năm 1990 làm gốc; sau đó lấy nghịch đảo của chỉ tiêu này. Khi đó, sự tăng lên của tỷ lệ lạm phát sẽ tương ứng với sự giảm đi của chỉ tiêu nghịch đảo của nó, từ đó làm giảm chất lượng tăng trưởng. Kết quả được trình bày trong bảng 19 (chỉ tiêu PR).
Tương tự như chỉ tiêu tỷ lệ bội chi ngân sách, việc tỷ lệ lạm phát tăng lên cũng sẽ làm giảm chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, do mức độ tăng lên của tỷ lệ lạm phát không lớn và trong tầm chấp nhận được nên ảnh hưởng tiêu cực này không đáng lo ngại.
(6) Chỉ tiêu chung đánh giá năng lực cạnh tranh và tính ổn định trong tăng trưởng của nền kinh tế (viết tắt là NLCT):
Tương tự như tính toán hiệu quả sử dụng chung các nguồn lực, chỉ tiêu chung đánh giá năng lực cạnh tranh và tính ổn định trong tăng trưởng của nền kinh tế được tính bằng trung bình với trọng số bằng nhau của 5 chỉ tiêu thành phần. Kết quả tính toán được trình bày trong cột cuối cùng của bảng 19 (chỉ tiêu NLCT).
Kết quả dự báo cho thấy năng lực cạnh tranh và tính ổn định trong tăng trưởng của nền kinh tế sẽ tăng lên khá trong giai đoạn tới. So với năm 2007, năng lực cạnh tranh và tính ổn định trong tăng trưởng của nền kinh tế năm 2010 sẽ tăng thêm 8,2% và năm 2015 sẽ tăng thêm 20,1%. Nếu so với chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chung các nguồn lực, chất lượng tăng trưởng xét theo chỉ tiêu năng lực cạnh tranh và tính ổn định trong tăng trưởng sẽ tăng lên chậm hơn.



[1] Gi là ch s vì ly năm gc là 100%.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét