Thứ Tư, 20 tháng 12, 2023

Nên hay không nên từ bỏ Facebook ?

Nên hay không nên từ bỏ Facebook và mạng xã hội ?
Facebook đã trở thành nền tảng mạng xã hội nổi tiếng trên thế giới, là nơi chia sẻ thông tin và kênh quảng bá quan trọng của các cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp và thậm chí cả chính phủ, nó không chỉ tạo ra mối tương tác mới giữa các cá nhân mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống thực của mọi người. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy tác động tiêu cực của nền tảng xã hội nhiều hơn so với tác động tích cực.
1. Tác động tiêu cực

Facebook hiện là nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất thế giới. Vào ngày 7 tháng 1 năm 2016, công bố rằng có hơn 800 triệu người dùng Facebook. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các trang mạng xã hội có thể khiến con người rơi vào tình trạng nghiện, chiếm quá nhiều thời gian cá nhân và cũng khiến con người dễ cảm thấy chán nản. Một báo cáo nghiên cứu gần đây của Đại học Cambridge ở Anh cũng chỉ ra rằng, cuộc sống gia đình bị ảnh hưởng do cha mẹ và con cái sử dụng quá nhiều mạng xã hội.

Học sinh cũng bị ảnh hưởng bởi các trang mạng xã hội. Một nghiên cứu của Havas Media cho biết, mạng xã hội đang hình thành xu hướng 'ảo tưởng' của giới trẻ, một nửa số thanh niên thừa nhận rằng họ sẽ cố ý đăng bài viết và cập nhật thông tin, hy vọng nhận được phản hồi tích cực từ mọi người.

Mạng xã hội và Facebook quả thực đã xâm nhập quá nhiều vào đời sống cá nhân của chúng ta, nhiều người thậm chí cảm thấy không thể chịu nổi nếu không có điện thoại trong tay. Bài viết này tổng hợp 4 lý do bạn nên hạn chế sử dụng Facebook được tạp chí “Entrepreneur” của Mỹ liệt kê, độc giả có thể tham khảo.

1.1. Lãng phí thời gian quý báu

Nếu vào các ngày trong tuần, bạn dành 1 giờ mỗi ngày cho Facebook, 2 giờ mỗi ngày vào cuối tuần thì thời gian dành bạn dành cho Facebook là 9 giờ mỗi tuần. Cứ như vậy, bạn sẽ dành 468 giờ cho Facebook mỗi năm, xấp xỉ 20 ngày. Trên thực tế, bạn có thể làm được nhiều việc bổ ích hơn trong 20 ngày đó, chẳng hạn như dành thời gian cho gia đình, đọc sách, tập thể dục, giải trí ngoài trời hay đi du lịch.

Tuy nhiên, con số 1 giờ mỗi ngày chỉ là một con số nhỏ, nhiều người thậm chí sử dụng 5-6 giờ mỗi ngày để dùng Facebook. Qua đó, bạn có thể tưởng tượng ra rằng, Facebook đã lãng phí thời gian quý báu của chúng ta như thế nào.

Rất nhiều người thường bị cuốn vào các tin mới trên News Feed (bảng tin), khiến họ quên mất công việc quan trọng mình cần phải làm. Thay vì suốt ngày ôm điện thoại và lướt Facebook, bạn nên dành thời gian đó để chăm sóc bản thân, học hỏi một kỹ năng mới nào đó hoặc làm các công việc quan trọng hơn.

1.2. Không có quyền riêng tư cá nhân

Mọi người thường có xu hướng bày tỏ ý kiến hoặc bình luận trên Facebook, thậm chí còn liên tục chia sẻ các thông tin cá nhân trên mạng xã hội. Tuy nhiên, nhiều người dùng không biết rằng mọi động thái họ thực hiện trên Internet đều được các nhà điều hành trang web ghi lại.

Thông qua Facebook, bất kỳ ai cũng có thể theo dõi lịch sử trực tuyến hoặc lịch sử tìm kiếm của bạn, hành động cá nhân, các vấn đề bạn quan tâm, sở thích cá nhân,... tất cả đều có thể được tìm thấy trong nháy mắt.

Bên cạnh đó, Facebook là trang mạng xã hội đầu tiên trên thế giới có lượng lớn thông tin thực về người dùng. Thông tin riêng tư của người dùng trên Facebook tự động công khai, khi bạn đăng bài, bình luận, đăng ký hoặc nhấp vào "thích" trên các trang web khác, bạn đã bị theo dõi ở mọi nơi.

1.3. Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần

Một nghiên cứu mới tại Đại học Utah Valley ở Mỹ cho thấy, Facebook sẽ khiến cuộc sống của người dùng trở nên tiêu cực hơn.

Báo cáo nghiên cứu trên 400 sinh viên đã chỉ ra, người dùng Facebook càng lâu thì họ càng ít có cảm giác hạnh phúc và tin rằng cuộc sống thật bất công với họ, bởi họ thường so sánh với những người có cuộc sống tốt hơn họ trên Facebook.

Hậu quả của các thuật toán trên Facebook có thể khiến cuộc sống của bạn thêm tiêu cực, thông qua các bài đăng, bạn sẽ sinh ra cảm giác thua thiệt so với cuộc sống của những người khác, bạn cũng sẽ thường xuyên tiếp xúc với các cuộc tranh luận liên quan đến chính trị xã hội, xem những thông tin tiêu cực và những bình luận không hay,... Hết thảy những điều này đều có thể ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe tinh thần của bạn.

1.4. Facebook hạn chế kỹ năng giao tiếp của bạn

Lần gần đây nhất bạn thực sự đi ra ngoài cùng với bạn bè, dành thời gian cho người thân hoặc đồng nghiệp của mình trong cuộc sống thực là khi nào?

Mạng xã hội khiến con người trở nên ít ra ngoài hơn, hạn chế khả năng giao tiếp của con người, từ đó khiến chúng ta có những khó khăn trong việc giao tiếp thực tế, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ của chúng ta.


2. Tác động tích cực

Theo các nhà nghiên cứu, tương tác trên mạng xã hội dù không giống như tiếp xúc trực tiếp song cũng mang lại nhiều lợi ích tích cực trong việc duy trì kết nối và hỗ trợ sức khỏe.

2.1. Kết nối

Kết nối mọi người với nhau là một trong những lợi ích quan trọng nhất của mạng xã hội. Nó liên kết người dùng mọi lúc, ở mọi nơi bất chấp các rào cản về khoảng cách địa lý. Điều này đặc biệt quan trọng khi nhiều người muốn liên kết để cùng hành động vì một mục tiêu nào đó.

Thông qua Facebook, TikTok, Instagram… mọi người có thể tương tác với nhau một cách đơn giản. Bằng cách này, mạng xã hội không chỉ củng cố các mối quan hệ cũ mà còn giúp mở rộng mối quan hệ mới.

2.2. Cập nhật thông tin nhanh chóng

Sử dụng mạng xã hội là cách để cập nhật thông tin và các sự kiện đang xảy ra xung quanh mình một cách nhanh chóng. Bạn sẽ không sợ mình là người “tối cổ” hoặc không bỏ lỡ các sự kiện đáng chú ý.

2. 3. Giải trí, giải tỏa căng thẳng, nâng cao sức khỏe tinh thần

Bạn sẽ làm gì một khi căng thẳng, mệt mỏi? Sử dụng mạng xã hội là cách giải trí đơn giản để khiến bản thân trở nên vui vẻ hơn. Những thông tin, câu chuyện, scandal… thường xuyên được cập nhật trên mạng xã hội sẽ là liều thuốc tinh thần hiệu quả.

Bằng cách tham gia các hội nhóm, các cộng đồng có cùng chung sở thích, bạn không chỉ có cơ hội phát triển các mối quan hệ lành mạnh mà còn có những phút giây trao đổi thú vị, thoải mái, giúp nâng cao sức khỏe tinh thần.

2.4. Nâng cao nhận thức

So với các tác hại của mạng xã hội, thì cái lợi mà nó mang lại cũng không phải là ít. Một trong số đó là mạng xã hội có thể mang lại nhiều kiến thức bổ ích.

Sử dụng kênh thông tin này, bạn biết nâng cao nhận thức về an toàn giao thông, được trang bị kỹ năng xử lý các tình huống như bắt nạt học đường, biết tác hại của bao bì ni lông, ý nghĩa của tiết kiệm điện…

2.5. Biết tương trợ lẫn nhau, xây dựng cộng đồng đoàn kết

Nhiều người sử dụng mạng xã hội là nơi để quyên góp giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em nơi vùng lũ, trẻ em bị bệnh ung thư… Như vậy, thông qua mạng xã hội, chúng ta biết làm việc tốt giúp đỡ người khác, có nhiều cơ hội để làm việc có ý nghĩa cho đời.

2.6. Có cơ hội để chia sẻ, bày tỏ quan điểm và suy nghĩ

Sử dụng mạng xã hội hoặc tham gia các hội nhóm trên Facebook, bạn có cơ hội được truyền đạt cảm xúc và ý kiến của mình về một bài hát, bài thơ, tác phẩm nghệ thuật hay bất cứ thứ gì khác mà bạn quan tâm.

Bạn cũng có thể chia sẻ những điều tốt đẹp, món ăn, kiến thức nuôi dạy con cái… lên mạng xã hội để lan tỏa những điều tích cực tới người khác.

Bên cạnh những lợi ích trên, mạng xã hội còn có vô số tác dụng khác. Chẳng hạn, mạng xã hội giúp các doanh nghiệp kết nối với khách hàng, là kênh để quảng bá sản phẩm…

3. Cách khắc phục tác hại của mạng xã hội

Mạng xã hội là con dao hai lưỡi. Điều quan trọng là bạn phải biết cách sử dụng để nhận được các lợi ích và tránh tác hại mà nó mang lại. Một số gợi ý sau đây có thể hữu ích:

3.1. Giảm thời gian sử dụng mạng xã hội

Một nghiên cứu năm 2018 của Đại học Pennsylvania cho thấy việc giảm thời gian sử dụng mạng xã hội xuống còn 30 phút mỗi ngày giúp giảm đáng kể mức độ lo lắng, trầm cảm, cô đơn, khó ngủ…

Các chuyên gia đưa ra các phương án sau để hạn chế thời gian sử dụng mạng xã hội:

• Hãy sử dụng một ứng dụng để theo dõi thời lượng mà bạn dành cho mạng xã hội. Sau đó đặt mục tiêu bạn muốn giảm bao nhiêu.

• Cố gắng tắt điện thoại vào những thời điểm như lái xe, họp, tập thể dục…

• Không mang điện thoại lên giường ngủ.

• Tắt các thông báo không cần thiết của mạng xã hội.

• Nếu không cần thiết, có thể xóa bớt các ứng dụng mạng xã hội. Chỉ để lại ứng dụng thực sự cần.

3.2. Dành nhiều thời gian hơn với bạn bè, gia đình

Thay vì dành nhiều thời gian lướt smartphone và truy cập mạng xã hội, hãy chơi với con cái, giúp vợ (hoặc chồng) bạn làm việc nhà, cùng nhau chơi những trò chơi yêu thích hoặc tập thể dục cùng nhau. Những việc làm này không chỉ giúp bạn cai nghiện mạng xã hội mà còn khiến cho tình cảm gia đình thêm gắn kết.

4.3. Tham gia các hội nhóm

Không nhất thiết phải tương tác trên mạng xã hội với bạn bè hoặc người cùng chung sở thích. Bạn có thể gia nhập các câu lạc bộ hoặc sinh hoạt tập thể để tăng thời gian tiếp xúc, trò chuyện với mọi người.

3.4. Hướng dẫn giới trẻ biết cách sử dụng mạng xã hội

Giới trẻ thường bị ảnh hưởng tiêu cực bởi mạng xã hội, để tránh điều này, bố mẹ cần:

• Giám sát và hạn chế việc sử dụng mạng xã hội của con.

• Hạn chế sử dụng điện thoại vào những thời điểm nhất định trong ngày.

• Cài đặt quyền riêng tư trên các nền tảng mạng xã hội để hạn chế tình trạng con bị bắt nạt hoặc bị lừa đảo…

• Nói chuyện với con về các vấn đề trẻ có thể gặp phải khi sử dụng mạng xã hội.

• Thường xuyên tập thể dụng hoặc chơi cùng nhau để giảm thời gian sử dụng điện thoại.

Nguồn: Tổng hợp từ trên mạng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét