Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Ông Dương Trung Quốc ngộ nhận sai về mại dâm

Ông Dương Trung Quốc ngộ nhận sai về mại dâm
Lời dẫn: Tại buổi tọa đàm chủ đề “Mại dâm, đồng tính - những góc nhìn đa chiều” tại Cổng TTĐT Chính phủ chiều 15/8/2012, ĐB Quốc hội - nhà sử học Dương Trung Quốc phê phán “thói đạo đức giả” và đưa ra đề xuất “cần có một dự án luật để điều chỉnh vấn đề mại dâm”.
Ông Dương Trung Quốc cho rằng: “Cần bắt đầu bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, dù vẫn phải giữ gìn truyền thống. Cần bớt đi thói đạo đức giả. Bởi không thể nói bản chất xã hội chúng ta là không có chuyện đó. Các quốc gia khác, ở những trình độ phát triển khác nhau, nền tảng văn hóa khác nhau, cũng có những cách xử lý khác nhau, cái gì hợp nhất với mình thì làm theo. Đừng nói mình là biệt lập, là đặc thù. Tôi cho rằng nên coi đó là một hiện thực”. Và vì thế “cần có 1 bộ luật để công nhận và quản lý mại dâm” - ông nói.

Chúng tôi chẳng có thành kiến gì với ông Dương Trung Quốc nhưng rõ ràng đây là một nhận định cho thấy sự ngộ nhận rất sai lầm, không đáng có ở một vị Đại biểu Quốc hội. Dường như ông nói mà chả hiểu gì về tình hình mại dâm trên thế giới. Điều ngộ nhận sai lầm này được một ông Đại biểu Quốc hội khác là ông Hoàng Hữu Phước gọi là "nhất đại ngu" trong bài "Tứ Đại ngu" mà Google.tienlang đã đăng nguyên văn ở Đây. Theo chúng tôi, báo chí đã quá nuông chiều một con người hoạt ngôn, dẻo mỏ là ông Dương Trung Quốc để quay ra ném đá quá đà với ông Hoàng Hữu Phước. Bởi chúng tôi cho rằng nếu lược bỏ đi một vài từ ngữ, một vài câu chữ trong kỹ thuật trình bày thì bản chất quan điểm của ông Hoàng Hữu Phước là hoàn toàn đúng đắn.

Theo đề xuất của bạn đọc Công Bằng ở Đây, Google.tienlang xin gom những ý kiến của bác Nguyễn Thành Phúc thành một entrry độc lập này nhằm chỉ rõ những sai lầm của ông Dương Trung Quốc khi cho rằng Việt Nam không hợp pháp hóa mại dâm là "đạo đức giả", là "biệt lập" với thế giới văn minh...

***********

Bản đồ mại dâm thế giới & thực trạng ở một số nước

  Mời ông Dương Trung Quốc nhìn bản đồ:
 Màu đỏ: Mại dâm là bất hợp pháp. Trong số này có Hoa Kỳ (Bang duy nhất ở Mỹ là Nevada cho hợp pháp mại dâm), Nga, Trung Quốc và phần lớn các nước trên thế giới.

 Màu xanh lá cây: Mại dâm là hợp pháp và được quy định. Chỉ có 5 nước ở Bắc Âu là nước phát triển, 15 nước hợp pháp hóa mại dâm còn lại phần lớn đều là những nước ở Nam Mỹ, châu Phi, là những nghèo có pháp luật lỏng lẻo, tội phạm lũng đoạn chính quyền và nạn buôn người diễn ra công khai.


 Màu xanh nước biển: Mại dâm (trao đổi tình dục bằng tiền) là hợp pháp, nhưng các hoạt động có tổ chức (chẳng hạn như nhà thổ và môi giới) là bất hợp pháp, mại dâm không được quy định.


 Màu đen: Không có dữ liệu.

Vấn đề nên hay không nên hợp pháp hóa mại dâm là vấn đề phức tạp trên thế giới chứ không phải đơn giản như ông Dương Trung Quốc nghĩ.


Theo quan điểm của những nhà Luật học và Xã hội học, luật pháp và đạo đức là 2 phạm trù riêng nhưng có liên hệ mật thiết. Về cơ bản, mại dâm làm mất nhân phẩm của phụ nữ và xúc phạm đến sự thiêng liêng của hoạt động tình dục của con người, gây phương hại đến nền tảng đạo đức lối sống xã hội, làm rạn nứt hạnh phúc của mỗi gia đình, kéo theo nhiều loại tệ nạn khác. Do đó mại dâm bị cấm tại phần lớn các quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, một số chính phủ cho rằng nên "hợp pháp hóa mại dâm để dễ kiểm soát". Tại một số nước, ở các khách sạn lớn, các khu giải trí, các vùng du lịch đều có các "dịch vụ hộ tống". Các chính phủ và các nhà làm luật ở các nước này tin rằng: việc cho phép mại dâm công khai với các biện pháp như cấp giấy phép, quy hoạch khu đèn đỏ... sẽ giúp quản lý tốt hơn các vấn nạn mà mại dâm gây ra, ngăn ngừa lây nhiễm bệnh hoa liễu.
Về ý tưởng là như vậy, nhưng thực tế sau nhiều năm lại khác hẳn, hợp pháp hóa mại dâm đã trở thành "một giấc mơ quan liêu ướt át". Các nước này thường không đạt được những mục tiêu đề ra mà còn làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn, điều này đặc biệt đúng ở các quốc gia nghèo, vốn có hệ thống quản lý, pháp luật lỏng lẻo (như Peru, Colombia, Bangladesh). Mặt khác, tại các nước nghèo ở Trung-Nam Mỹ, "hợp pháp mại dâm để quản lý" chỉ là cái cớ, mục đích thực sự là để tạo thuận lợi cho việc buôn bán người của giới Mafia vốn lũng đoạn chính quyền các nước này.


Vì sự bế tắc này, một số nước sau một thời gian đã phải quay lại biện pháp cấm hoàn toàn mại dâm (tiêu biểu là Thụy Điển, Na Uy và Hàn Quốc). Như một hệ quả, nếu như giai đoạn 1990-2003 có tới 12 nước thực hiện hợp pháp hóa mại dâm, thì từ 2003 tới nay, chỉ có 1 quốc gia làm theo, bởi bài học thực tế từ các nước đi trước đã cho thấy thất bại của phương thức này.


Ngành Tội phạm học có nguyên tắc cơ bản là "không có chỗ cho trí tưởng tượng chủ quan, những lập luận thiếu dẫn chứng, sự đơn giản hóa quá mức vấn đề mà không tính tới những yếu tố ngoại cảnh khác vốn rất phức tạp, rằng nếu làm theo A thì kết quả sẽ là B", đây lại là điều mà những kế hoạch hợp pháp hóa mại dâm luôn mắc phải. Theo phân tích chi tiết về Tội phạm học, có 3 nguyên nhân chính khiến việc "hợp pháp hóa mại dâm để quản lý" luôn gặp thất bại:


Thứ nhất: Các chính phủ này quá chủ quan về khả năng quản lý của mình trong khi đánh giá thấp khả năng của giới tội phạm. Trên danh nghĩa, tại các nước này, mại dâm do nhà nước quản lý, người bán dâm được khám sức khỏe, có giấy phép hoạt động, nhưng thực ra đằng sau lại là các thế lực Mafia. Đó mới thực sự là thế lực kiểm soát mại dâm, và tất nhiên chúng không bao giờ chịu từ bỏ những mánh khóe hốt bạc và hợp tác với chính quyền. Các thống kê thực tế cho thấy việc hợp pháp hóa mại dâm chỉ tạo thêm cơ hội cho tội phạm dùng chiêu bài "hợp pháp hóa" để núp bóng chính quyền và bành trướng hoạt động, trong khi nhà nước chỉ có thể "quản lý trên giấy". Số tiền thuế mà nhà nước thu được cũng rất ít, mà phần lớn lợi nhuận chui vào túi các thế lực Mafia, tạo thêm thế lực cho chúng.


Thứ hai: Những người ủng hộ hợp pháp hóa mại dâm đã không tính tới những dạng tội phạm khác luôn đi kèm với mại dâm. Nhà nghiên cứu Maxwell (năm 2000) đã công bố các bằng chứng về sự móc nối chặt chẽ giữa mại dâm với buôn bán ma túy, cùng sự tham gia của các dạng tội phạm khác, đặc biệt là cướp tài sản, buôn người và rửa tiền. Việc hợp pháp hóa một dạng tệ nạn xã hội đã kéo theo sự lan tràn của các loại tệ nạn khác vốn còn nguy hiểm hơn.


Thứ ba: Mại dâm từ xưa tới nay luôn bị các nền văn hóa, tôn giáo bài xích vì đi ngược lại những giá trị chung của nhân loại về hôn nhân, tình yêu và lòng chung thủy. Do đó, hợp pháp hóa mại dâm sẽ gây ra sự bất bình của một phần lớn người dân, gây xáo trộn và đổ vỡ các giá trị đạo đức, đe dọa hạnh phúc hôn nhân, và sự bất hợp tác từ chính người bán dâm (vì bản thân họ cũng không muốn hành vi nhục nhã của mình bị công khai).


 


Châu Âu


Năm 2014, Mary Honeyball, đại diện thành phố London phát biể trước Nghị viện châu Âu: "Nhiều người nghĩ mại dâm là nghề cổ xưa nhất trên thế giới. Vì thế một bộ phận dư luận nghĩ rằng chúng ta nên coi mại dâm là một phần tất yếu của cuộc sống và việc duy nhất chúng ta có thể làm là quản lý nó tốt hơn. Kiểu tư duy đó chỉ khiến mại dâm phát triển hơn, khiến mua dâm trở nên bình thường và khiến phụ nữ dễ bị lạm dụng hơn". Đa số nghị sĩ Nghị viện châu Âu đồng ý với quan điểm, hành vi mua dâm là vi phạm nhân quyền và là một hình thức bạo lực chống lại phụ nữ.


Có một cách nghĩ sai lầm rằng: mại dâm là một hoạt động lâu đời và hầu như xã hội nào cũng tồn tại, cho nên không cần tốn công ngăn chặn mà phải chấp nhận nó như một "nghề bình thường". Sự thực, xã hội luôn tồn tại 2 mặt Tốt-xấu, ma túy, hiếp dâm, buôn người... cũng là những tệ nạn không bao giờ có thể triệt tiêu hết. Một xã hội càng tiến bộ thì càng phải quyết tâm đấu tranh với những mặt xấu chứ không phải buông xuôi mặc cho chúng lan tràn. Việc thỏa hiệp với tệ nạn xã hội không làm nó thay đổi bản chất, mà chỉ dẫn đến sự lụn bại của đạo đức và kỷ cương xã hội. Với những tác hại rõ ràng gây ra cho xã hội, khi chính quyền buông xuôi việc ngăn chặn mại dâm và cho hợp pháp hóa loại tệ nạn này, thì giống như "ung thư di căn", nó sẽ càng lan tràn và ẩn chứa nhiều hiểm họa hơn, xã hội sẽ càng phải trả giá nặng nề.


Đức
Ví dụ, mại dâm ở Đức được hợp pháp hoá năm 2001, chính phủ tin rằng như vậy sẽ giúp quản lý mại dâm tốt hơn, chống bệnh hoa liễu và thu được thuế. Nhưng giờ đây, nhiều người Đức cho rằng chính quyền đã không đạt được mục tiêu đó mà chỉ làm vấn đề tồi tệ hơn. Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng: "Việc hợp pháp hoá mại dâm đã thất bại". Những quy định về giấy phép hành nghề, khám sức khỏe... thực tế là vô tác dụng, vì các nhóm tội phạm có thể dễ dàng làm giả giấy tờ và đe dọa những người nào định tố cáo.
Chính sách hợp pháp hóa đã thất bại trên tất cả các mặt. Nô lệ tình dục ở Đức đã lan tràn kể từ khi mại dâm và các nhà thổ được hợp pháp hóa. Trong thực tế, những quy định quản lý của pháp luật hầu như không có tác dụng. Trên toàn nước Đức, số hợp đồng bảo hiểm mại dâm được ký không quá vài chục bản. Trong số hơn 400.000 gái mại dâm ở Đức, chỉ có... 100 người đăng ký hành nghề với chính phủ (tỷ lệ 0,025%), số còn lại vẫn hoạt động lén lút như trước hoặc dùng giấy tờ giả, vì chẳng gái mại dâm nào muốn tự tiết lộ danh tính của mình để rồi chuốc lấy sự hổ thẹn. Quy định về giấy phép hành nghề do vậy đã "thất bại từ trong trứng".
 Tại "khu phố tội lỗi" Reeperbahn ở thành phố Hamburg của Đức, du khách có thể thăm quan cả các cửa hàng bán đồ kích dục, bảo hàng tình dục, rạp hát khiêu âm và câu lạc bộ thoát y vũ.


Đức là điểm đến số 1 cho bọn buôn người đến từ Đông Âu


Để đáp ứng nhu cầu mua dâm tăng mạnh (vì đàn ông không còn sợ bị pháp luật trừng phạt), số gái mại dâm tăng vọt từ 100 ngàn (năm 2002) lên tới 400 ngàn (năm 2009). Để tăng "nguồn cung", phụ nữ Đông Âu ngày đêm bị bọn buôn người săn lùng và đưa vượt biên vào Đức. Công bố năm 2010 cho thấy nạn buôn người đã tăng 70% sau 5 năm mại dâm được hợp pháp hóa. Phần lớn sự gia tăng này là phụ nữ và trẻ em gái bị buôn bán vào nhà thổ, với ít nhất 20% nạn nhân là vị thành niên. 75% gái mại dâm ở Đức là phụ nữ Đông Âu, phần nhiều là nạn nhân của bọn buôn người. Đối với phụ nữ Đức, đã có những trường hợp bị cơ quan bảo trợ xã hội gợi ý phải đi... bán dâm, nếu từ chối sẽ bị cắt trợ cấp thất nghiệp. Hợp pháp hoá mại dâm cũng làm gia tăng tình trạng phụ nữ Đức đi bán dâm do họ không còn sợ bị pháp luật xử phạt. Theo khảo sát của Trung tâm Khoa học Berlin, có tới 4% trong tổng số 3.200 nữ sinh viên tại Berlin cho biết đã tham gia một số công việc liên quan đến mại dâm.


Bernd Finger, Trưởng cơ quan điều tra của Cục cảnh sát hình sự bang Berlin cho biết, mafia Nga tại Béclin ngày một bám rễ, hoạt động chính là tổ chức mại dâm. Mafia làm việc với sự phân chia lao động hoàn hảo theo ba cấp. Cấp cao là rửa tiền, cấp trung là mại dâm và buôn người, cấp dưới là ăn cắp ô tô. Gái bán dâm thường phải ăn chia thu nhập với ông chủ nhà thổ và các bên liên quan khác (như đám mafia bảo kê núp bóng chính quyền). Để hút khách, nhiều chủ chứa còn tung ra những chiêu "khuyến mãi" rất vô đạo đức như "Tiệc Buffet mại dâm", trong khi chính phủ thì bất lực vì hành vi này không còn là phạm pháp nữa.


Các chủ nhà chứa đều chuẩn bị sẵn sàng đối với các đợt kiểm tra của chính quyền, và họ cũng dặn gái mại dâm cách khai với cảnh sát. Thường thì các gái bán dâm vẫn khai họ biết về các nhà thổ qua mạng Internet và tự mua vé xe buýt rồi đến đây một cách tự nguyện. Cơ quan chức năng giám sát khu vực đèn đỏ phải nghe những lời nói dối đó không biết bao nhiêu lần nhưng chẳng thể làm gì. Mục đích của chủ nhà thổ là che giấu mạng lưới buôn bán người, với rất nhiều phụ nữ bị bán tới Đức và bị bóc lột tối đa.
Kỳ vọng về việc thu lợi cho ngân sách từ mại dâm cũng phá sản. Ban đầu Đức kì vọng sẽ thu hàng chục triệu USD thuế từ mại dâm, nhưng rốt cục trên 99% là trốn thuế, bởi lẽ đơn giản: "Tội phạm không bao giờ muốn đóng thuế". Năm 2011, Đức chỉ thu được 326.000 USD (thế đã là "thành công" so với các năm trước), quá ít ỏi so với hàng triệu USD phải bỏ ra để quản lý mại dâm mỗi năm. Ví dụ ở Hamburg, nơi có khu đèn đỏ nổi tiếng nhất nước, trong suốt 10 năm chỉ có 153 gái mại dâm chịu đăng ký với cơ quan thuế của thành phố. Hoặc tại Bonn, năm 2011 thành phố thu được 18.200 USD thuế từ mại dâm, nhưng đã phải chi tới 116.000 USD để đảm bảo an ninh cho các khu đèn đỏ, chưa kể chi phí quản lý giấy tờ, khám chữa bệnh và chống các dạng tội phạm khác phát sinh từ mại dâm. Ví dụ, nếu cho tất cả gái mại dâm ở Đức đi xét nghiệm mỗi tháng 1 lần như quy định (gói Level 2 tốn khoảng 400 USD/lần), chính phủ Đức sẽ phải chi gần 2 tỷ USD mỗi năm, gấp... 6000 lần số thuế thu được và còn lớn hơn ngân sách hàng năm cho nhiều lĩnh vực khác. Hệ thống y tế cũng sẽ quá tải với gần 5 triệu lượt xét nghiệm tăng thêm mỗi năm.
Hiện nay ở Đức, có những chính khách và nhà nghiên cứu đã lên tiếng đòi bãi bỏ đạo luật hợp pháp hoá mại dâm. Sau 10 năm đạo luật này được thông qua, theo một nghiên cứu của Ủy ban EU, họ đi đến một kết luận: "Nạn buôn người để buộc mại dâm ở Đức không những không giảm mà ngày càng tăng". Bộ trưởng Tư pháp Đức và đại diện cảnh sát đều thừa nhận tình trạng của gái mại dâm không hề được cải thiện gì từ đó đến nay, thậm chí sức khỏe của họ còn tồi tệ hơn, tỷ lệ nghiện ma túy cao hơn. Stephan Mayer, chuyên gia hàng đầu về các vấn đề pháp luật khẳng định, đạo luật này là một sai lầm và chỉ làm tăng thêm tình trạng tội phạm tại các khu đèn đỏ. Người đứng đầu nghiệp đoàn cảnh sát Bernhard Witthaut cũng khẳng định, hợp pháp hóa mại dâm ở Đức đã thất bại và đề nghị xem xét lại đạo luật này. Ông nhấn mạnh, kể từ khi đạo luật được thông qua, giới ma cô đã nhiều hơn trước và chúng ngày càng tỏ ra táo tợn hơn trong việc ép buộc phụ nữ phải bán dâm. Hợp pháp hóa mại dâm thực tế chỉ tạo thêm vỏ bọc "hợp pháp" giúp bọn tội phạm bành trướng hoạt động.


Dư luận cho rằng, những các nước EU cần học cách làm của người Thụy Điển - nước từng hợp thức hóa nghề mại dâm cách đây 30 năm. Năm 1998, Quốc hội Thụy Điển đã xét lại, coi mại dâm là bất hợp pháp, sau khi quốc hội nước này xét thấy không thể kiểm soát nổi việc hợp pháp hóa mại dâm, trong khi tổn hại về giá trị đạo đức xã hội là quá lớn.



THÁI LAN


Tại Thái Lan, mại dâm bị luật pháp nghiêm cấm. Đạo luật năm 1960, tiếp đó là Đạo Luật phòng chống mại dâm, BE. 2539 (1996) đã quy định cấm các hành vi mua bán dâm. Mua bán dâm sẽ bị phạt 1 tháng tù và/hoặc 1.000 baht (khoảng 40 USD), mua dâm trẻ em có thể bị tù 6 năm, còn chủ chứa sẽ bị phạt tù 3-15 năm. Mua dâm trẻ em dưới 18 tuổi bị phạt 4-20 năm tù và phạt tiền 80.000 - 100.000 baht. Năm 2003, Bộ Tư pháp Thái Lan đã từng đề xuất thảo luận về việc hợp pháp hóa mại dâm.. Tuy nhiên, do vấp phải sự phản đối của dư luận và những lo ngại về hệ lụy xã hội nên đề xuất bị bãi bỏ.


Luật là như vậy, nhưng trong thực tế, các nhà thổ lại hoạt động công khai dưới sự bảo kê của Mafia và sự làm ngơ (thậm chí hợp tác bảo kê) của chính quyền địa phương. Sự trái ngược giữa pháp luật và việc thực thi lớn đến nỗi nhiều người lầm tưởng mại dâm ở Thái Lan là hoàn toàn hợp pháp. Ở khía cạnh khác, nó cũng cho thấy sự yếu kém, "tiền hậu bất nhất" của hệ thống pháp luật Thái Lan, và thậm chí là cả sự lũng đoạn chính quyền địa phương của tội phạm có tổ chức. Ước tính có hơn 60 ngàn nhà thổ ở Thái Lan, còn nhiều hơn số trường học ở nước này.
 Một khu đèn đỏ ở Thái Lan


Nhìn qua vẻ ngoài quy củ của các phố đèn đỏ, nhiều người nước ngoài cho rằng chính phủ Thái Lan đã tổ chức tốt mại dâm và điều đó sẽ làm giảm tác hại mà mại dâm gây ra (như hối lộ, bảo kê, ma túy...). Nhưng thực tế, những góc khuất tội ác ẩn sau các khu đèn đỏ này khác xa so với họ vẫn tưởng. Chính phủ Thái Lan không hề quản lý các khu đèn đỏ, nắm quyền kiểm soát là các băng đảng tội phạm. Các phố đèn đỏ Thái Lan là nơi ẩn náu an toàn của những thế lực tội phạm khét tiếng như Hội Tam Hoàng hay Yakuza. Cuộc đời của người bán dâm tại Thái Lan thực tế luôn đầy rẫy hiểm nguy, bệnh tật, cũng như phải chịu sự kì thị của cộng đồng vốn thấm nhuần tinh thần Phật giáo (giáo lý đạo Phật lên án chuyện gian dâm ngoài vợ chồng).


Về mặt xã hội, ước tính 95% nam giới Thái Lan trên 21 tuổi đã từng quan hệ với gái mại dâm. Một khảo sát năm 1992 cho biết 97% nam thanh niên thường xuyên tìm đến gái mại dâm Tình trạng này tạo nên một tâm lý xã hội coi phụ nữ chỉ như một thứ đồ chơi tình dục cho đàn ông, và đến lượt tâm lý này sẽ kích thích những hành vi tội phạm tình dục. Kết quả là Thái Lan có tỷ lệ hiếp dâm cao nhất Đông Nam Á (~7-8 vụ/100 ngàn dân, gấp 2 lần Philipines, 3 lần Singapore và gấp 5 lần Việt Nam).


Nếu coi hành vi mua dâm trẻ em cũng là hiếp dâm thì tỷ lệ hiếp dâm của Thái Lan sẽ còn cao hơn con số trên hàng trăm lần, bởi Thái Lan cũng là điểm đến hàng đầu của những kẻ ấu dâm (thích quan hệ tình dục với trẻ em). Khoảng 310.000 trẻ em gái Thái Lan phải bỏ học mỗi năm, và rất nhiều trong số đó đã đi bán dâm. Về chính thức, quan hệ tình dục với người dưới 18 tuổi là bị cấm, nhưng ước tính vẫn có tới 40% gái mại dâm ở nước này là trẻ em dưới 16 tuổi. Ước tính 55% gái mại dâm Thái Lan bắt đầu bán dâm khi chưa đầy 18 tuổi


Tỷ lệ thất học cao ở Thái Lan là điều kiện lý tưởng cho mại dâm và buôn người phát triển.


Thực trạng các quan chức và cảnh sát nhận hối lộ để làm ngơ cho các ổ mại dâm là rất phổ biến. Năm 1997, ước tính có 20-30 nghị sĩ dính líu tới các đường dây mại dâm. Chuwit Kamolvisit, được coi là "ông trùm của mại dâm Thái Lan", nói rằng ông ta đã hối lộ khoảng 1,5 triệu bảng Anh (khoảng 3 triệu đôla) trong suốt 10 năm cho các chính khách và cảnh sát để họ làm ngơ cho việc kinh doanh tình dục của ông ta. Chuwit Kamolvisit sau đó còn dùng tiền thu được từ mại dâm để vận động tranh cử nhằm tìm cách tiến thân vào giới chính trị gia. Marut, một ma cô nổi tiếng ở Pattaya và có liên hệ với Mafia Nga, cho biết: Hơn 60% khách hàng của Marut chính là các quan chức chính phủ, bao gồm cả cảnh sát. Marut gọi đó là "dịch vụ đặc biệt" cho các nhân vật uy quyền.


Theo UNODC, Thái Lan là một điểm đến hàng đầu của bọn buôn người làm nô lệ tình dục. Hầu hết phụ nữ bị buôn bán đến từ Myanma, Campuchia, Lào và Trung Quốc. Với đường biên giới dài và hiểm trở của Thái Lan, bọn buôn người có thể dễ dàng vượt biên mà không cần giấy tờ. Phụ nữ từ Thái Lan cũng bị buôn bán tới nhiều nước, đặc biệt là Hà Lan và Đức ở châu Âu, Nhật Bản, Austrlia, Ấn Độ, Malaysia và các quốc gia Trung Đông. Năm 1991, mỗi phụ nữ Thái Lan bị bán cho Mafia Nhật với giá 2.400 - 18.000 USD mỗi người. Năm 2006, một nô lệ tình dục đã trốn thoát sau khi giết chết chủ chứa và tố cáo một đường dây mại dâm do Mafia Nhật (Yakuza) tổ chức, gây chấn động dư luận về sự thực đen tối ẩn sau "những ảo tưởng về hợp pháp hóa mại dâm để kiểm soát"


Các khu đèn đỏ ở Thái Lan là tụ điểm của các nhóm tội phạm có tổ chức người Hoa (nhiều nhóm có liên hệ với Hội Tam Hoàng) chuyên buôn người, buôn ma túy và tống tiền. Cảnh sát Thái Lan gọi đó là "Các băng nhóm heo con". Thành phố Pattaya có một ngành công nghiệp tình dục nhiều tỷ đôla với các đường dây chuyên buôn bán ma túy, rửa tiền và buôn bán phụ nữ xuyên quốc gia. Nhiều nhóm tội phạm Nga đã thiết lập hoạt động mại dâm, ma túy và giết mướn ẩn sau các doanh nghiệp hợp pháp như các quán bar và nhà hàng ở Pattaya. Các trang web du lịch thì khuyến cáo du khách phải cẩn thận nếu đi vào các khu đèn đỏ như Patpong bởi những nơi này có tỷ lệ tội phạm tụ tập rất cao, nếu không đề phòng có thể bị lừa hoặc tệ hơn là bị cướp.


Bệnh dịch do mại dâm đem lại cũng lan tràn, bệnh AIDS đã trở thành vấn nạn lớn với Thái Lan. Năm 2010, Sở kiểm soát dịch bệnh Thái Lan (DDC) ước tính rằng 40% người bán dâm đã không sử dụng bao cao su. Báo cáo năm 2008 của DDC cho biết có 532.522 người Thái nhiễm HIV, chiếm 1,3% dân số trưởng thành, là tỉ lệ "cao nhất ở châu Á" và thứ 4 thế giới., con số thực có thể còn lớn hơn thế rất nhiều, mà một trong các nguyên nhân chính là do nạn mại dâm gây ra.


Đặc biệt, có nhiều chàng trai Thái Lan vì gia cảnh nghèo, đã vay mượn tiền để giải phẫu chuyển giới thành nữ giới để đi bán dâm, trở thành thứ mà người ta gọi là "Thái giám thời hiện đại", và Thái Lan giờ trở thành cái tên gợi cho nhiều người liên tưởng tới "những gã đàn ông bệnh hoạn thích đội lốt nữ giới".
 Buôn bán trẻ em làm nô lệ tình dục ở Thái Lan


Kritaya Archavanitkul, nhà hoạt động vì quyền con người Thái Lan, nói:


"Đáng buồn mà nói, cấu trúc xã hội Thái Lan có xu hướng chấp nhận mại dâm. Và có thể, chúng ta có những tổ chức Mafia tham gia vào các đảng phái chính trị, điều này sẽ giúp tệ nạn mại dâm bị lờ đi. Lý do thứ hai là yếu tố văn hóa, ở Thái Lan, hành vi mua dâm của người đàn ông được chấp nhận. Các chính khách, chủ yếu là nam giới, tất nhiên, họ không thấy mại dâm là một vấn đề. Họ biết có nhiều phụ nữ tham gia vào tệ nạn mại dâm ở Thái Lan. Họ biết rằng một số bị đối xử bạo lực và tàn bạo. Nhưng họ không nghĩ rằng đó là một hình ảnh khủng khiếp. Và, bởi vì lợi nhuận béo bở lôi cuốn nhiều người tham gia và cả việc hối lộ, cho nên các chính khách đã nhắm mắt làm ngơ cho tệ nạn này".
Một gái bán hoa ở Bangkok có tên Pim cho biết, họ sẽ bị chủ chứa trừng phạt nếu không kiếm đủ khách, đồng thời thường xuyên bị khách mua dâm đe dọa và bạo hành. Họ không dám bỏ trốn vì lũ ma cô dọa sẽ tiết lộ chuyện bán dâm, khiến cho gia đình họ xấu hổ và nhục nhã. Rất nhiều khách làng chơi thích bé gái hoặc thiếu nữ nên những chủ chứa thường tìm cách săn lùng, lừa gạt trẻ vị thành niên từ các ngôi làng nông thôn. Cô cho biết:


"Người nước ngoài cho rằng cứ trả tiền là được quan hệ tình dục ở Thái Lan vì cho rằng các cô gái ở đây thực sự muốn làm chuyện đó mà không hiểu rằng, phần lớn gái bán hoa ở đây không có sự lựa chọn nào khác và họ luôn mong được giải thoát".


Cuốn tự truyện của Thanadda Sawangduean, 42 tuổi, một phụ nữ Thái Lan từng làm gái mại dâm, đã được trao giải thưởng Chommanard năm 2010. Cô đã bị lừa bán làm gái mại dâm ở Pattaya. Tại mỗi nơi bị lừa tới, cô đều bị đánh đập. Sawangduean cũng từng bị bắt dùng ma túy và tống vào tù do tàng trữ chất gây nghiện. Cô chia sẻ trên Bangkok Post:
"Tôi đã lún sâu vào con đường nhơ nhớp và giờ phải chịu những ám ảnh cả về thể xác lẫn tâm hồn. Thông qua cuốn sách, tôi muốn chia sẻ những trải nghiệm cuộc đời và xem đây như một bài học cho những ai đi nhầm đường lạc lối". Ban giám khảo cho biết, cuốn sách đã phản ánh sâu sắc vấn nạn mại dâm mà xã hội Thái đang phải đối mặt.


http://googletienlang2014.blogspot.ch/2014/11/ong-duong-trung-quoc-ngo-nhan-sai-lam.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét