“Không may” cho ông Trần Văn Truyền
Kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương liên quan đến tài sản của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho thấy một lỗ hổng lớn trong việc kê khai tài sản của cán bộ. Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014 tại phiên họp của Uỷ ban Tư pháp ngày 15.9 vừa qua, đã đưa ra con số rất lý tưởng, đó là gần 1 triệu người kê khai tài sản năm 2013, chỉ có 1 trường hợp không trung thực.
Đã có nhiều ý kiến phản biện, không tin con số này là trung thực. Và sự hoài nghi đó đã đúng. Nếu như chỉ 1 trường hợp không trung thực duy nhất, chẳng lẽ người đó là ông Trần Văn Truyền. Dù không cần đến con số thống kê chính xác, cũng biết chắc chắn còn nhiều người khác như ông. Rõ ràng, việc thực hiện kê khai tài sản quá hình thức, sơ sài cho nên mới có con số báo cáo khác với thực tế.
Đơn cử như trường hợp ông Trần Văn Truyền, nếu xác minh kê khai tài sản công khai, minh bạch, chính xác, thì sẽ không có kết cục như ngày hôm nay. Ông Truyền không trung thực đã đành, nhưng xin hỏi trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức khác ở đâu?
Theo thông báo nội dung kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, một số nhà và đất của ông Truyền mua ở TPHCM, Bến Tre đều qua các thủ tục theo quy định, được các cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Nếu như các cơ quan đó làm đúng, sẽ không có hậu quả này. Cá nhân ông Truyền mất uy tín là đương nhiên, nhưng lớn hơn là làm mất uy tín chung vì ông Truyền là Tổng Thanh tra Chính phủ. Tổn thất này không dễ bù đắp.
Về việc không chịu trả nhà công vụ không chỉ riêng ông Trần Văn Truyền mà còn không ít cán bộ. Nay chỉ nêu ra trường hợp của ông Truyền là không công bằng, mà cần phải công khai danh sách tất cả các cán bộ hiện nay không chịu trả nhà công vụ. Đã có nhiều ý kiến đề xuất nên công bố danh sách những người về hưu không chịu trả nhà công vụ, ghi cụ thể địa chỉ nhà để người dân được biết. Nhưng đến nay, vì cả nể hay lý do nào khác đã chưa thực hiện nghiêm túc. Hy vọng sau vụ ông Trần Văn Truyền, nhiều người sẽ sợ mà đem nhà trả cho Nhà nước.
Dư luận đặt vấn đề “có bao nhiêu ông Trần Văn Truyền” không phải là không có lý. Người ta không bênh vực ông Truyền, nhưng cho rằng ông chỉ là người... không may. Có thể còn không ít cán bộ sở hữu tài sản như ông hoặc lớn hơn ông. Có điều họ không hoặc chưa bị lộ mà thôi.
Lê Thanh Phong
(Lao Động)
Đơn cử như trường hợp ông Trần Văn Truyền, nếu xác minh kê khai tài sản công khai, minh bạch, chính xác, thì sẽ không có kết cục như ngày hôm nay. Ông Truyền không trung thực đã đành, nhưng xin hỏi trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức khác ở đâu?
Theo thông báo nội dung kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, một số nhà và đất của ông Truyền mua ở TPHCM, Bến Tre đều qua các thủ tục theo quy định, được các cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Nếu như các cơ quan đó làm đúng, sẽ không có hậu quả này. Cá nhân ông Truyền mất uy tín là đương nhiên, nhưng lớn hơn là làm mất uy tín chung vì ông Truyền là Tổng Thanh tra Chính phủ. Tổn thất này không dễ bù đắp.
Về việc không chịu trả nhà công vụ không chỉ riêng ông Trần Văn Truyền mà còn không ít cán bộ. Nay chỉ nêu ra trường hợp của ông Truyền là không công bằng, mà cần phải công khai danh sách tất cả các cán bộ hiện nay không chịu trả nhà công vụ. Đã có nhiều ý kiến đề xuất nên công bố danh sách những người về hưu không chịu trả nhà công vụ, ghi cụ thể địa chỉ nhà để người dân được biết. Nhưng đến nay, vì cả nể hay lý do nào khác đã chưa thực hiện nghiêm túc. Hy vọng sau vụ ông Trần Văn Truyền, nhiều người sẽ sợ mà đem nhà trả cho Nhà nước.
Dư luận đặt vấn đề “có bao nhiêu ông Trần Văn Truyền” không phải là không có lý. Người ta không bênh vực ông Truyền, nhưng cho rằng ông chỉ là người... không may. Có thể còn không ít cán bộ sở hữu tài sản như ông hoặc lớn hơn ông. Có điều họ không hoặc chưa bị lộ mà thôi.
Lê Thanh Phong
(Lao Động)
http://laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/khong-may-cho-ong-tran-van-truyen-271272.bld
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét