Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Văn học lưu vong - văn học hải ngoại

Văn học lưu vong
Nguyễn Hưng Quốc - Trước hết, cần xác định ngay, văn học Việt Nam ở bất cứ quốc gia nào khác ngoài Việt Nam, tự bản chất, là văn học lưu vong (diaspora). Lưu vong tất cả các cộng đồng sắc tộc, vì lý do nào đó, phải sống ngoài đất nước của mình, và dù sống ở ngoài, vẫn giữ một ký ức tập thể về tổ tiên và không nguôi đau đáu nghĩ ngợi về quê cũ.
Chính quyền Việt Nam không thích chữ “lưu vong”: nó đậm màu sắc chính trị, hơn nữa, thứ chính trị phủ nhận và đối kháng. Người Việt Nam ở nước ngoài cũng không thích chữ “lưu vong”: nó có âm hao bi thảm của một sự lênh đênh trôi dạt (lưu) và rồi, biến mất (vong). Tuy nhiên, theo tôi, đó là một thực tế, dù muốn hay không, cũng cần được nhìn nhận.

Mà không phải chỉ có người Việt Nam. Ngay cả ở Tây phương, suốt một thời gian rất dài, người ta cũng có cảm giác ngại ngùng như thế. Trước, nghiên cứu về các cộng đồng sắc tộc cũng như hiện tượng di dân hay tị nạn, người ta hiếm khi nhắc đến ý niệm lưu vong dù từ “lưu vong” (diaspeirein, trong tiếng Hy Lạp), như Paul Gilroy nhấn mạnh, là “một từ cổ” (1), vốn đã ra đời từ cả hàng ngàn năm trước, trong các tác phẩm của Sophocles, Heroditus, Thucydides, và đặc biệt, trong bản dịch cuốn Kinh Thánh từ tiếng Hebrew sang tiếng Hy Lạp vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, ở đó, chữ “lưu vong” xuất hiện đến 12 lần (2). Thoạt đầu, chữ “lưu vong” ấy được dùng để chỉ kinh nghiệm bị xua đuổi ra khỏi đất nước của người Do Thái, sau, người Armenia; và sau nữa, được mở rộng, chỉ các tôn giáo thiểu số ở châu Âu.

Cho đến thập niên 1950, chữ “lưu vong” vẫn nhuốm mùi tôn giáo; và cho đến thập niên 1960, vẫn còn vắng bóng trong bảng từ vựng của các ngành khoa học xã hội (3). Dấu mốc của sự phổ cập là từ thập niên 1980. Rogers Brubaker làm thống kê các luận án tiến sĩ ở Mỹ, thấy: chữ “lưu vong” chỉ xuất hiện một hai lần trong thập niên 1970, bỗng dưng tăng lên gấp 13 lần vào cuối thập niên 1980, và 130 lần vào năm 2001 (4).

Từ năm 2001 đến nay, chữ “lưu vong” càng lúc càng lan rộng, không những chỉ trong giới hàn lâm mà còn cả trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong cuốn Transnationalism xuất bản lần đầu năm 2009, Steven Vertovec cho biết, trong thời gian viết cuốn sách, ông thử vào Google, đánh chữ “diaspora”, thấy hiện lên trên 10.600.000 kết quả (5). Ngày 24 tháng 6, 2013, lúc viết những dòng này, tôi cũng vào Google, thấy kết quả hiện lên là 48.900.000, tức tăng gần gấp năm lần so với bốn năm trước. Càng lan rộng, ý nghĩa của chữ “lưu vong” càng trở thành mơ hồ. Mơ hồ đến độ, theo Brubaker, chính khái niệm “lưu vong” cũng trở thành lưu vong. Đó là lý do tại sao ông đặt nhan đề bài viết của ông là ‘Lưu vong’ lưu vong (The ‘diaspora’ diaspora) (6). Đó cũng là lý do tại sao nhiều học giả ghi nhận: Lưu vong là một trong những thuật ngữ gây tranh cãi nhiều nhất hiện nay, đặc biệt khi người ta bàn đến hiện tượng di dân, bản sắc, xu hướng toàn cầu hoá và vấn đề chính trị văn hoá (7).

Một trong những vấn đề được tranh cãi nhiều nhất là nội hàm khái niệm lưu vong. Có hai quan điểm chính: hẹp và rộng.

Hẹp, như William Safran (ít nhất là giai đoạn đầu), căn cứ vào cách hiểu truyền thống, cho ý niệm lưu vong chỉ nên áp dụng cho cộng đồng Do Thái và Armenia; Roger Sanjek, mở rộng hơn một chút, ngoài người Do Thái và Armenia, cả cộng đồng người châu Phi sống rải rác trên thế giới cũng được xem là lưu vong.

Rộng, nhiều người hơn, bao gồm từ Khachig Tölölyan đến Walker Connor, Gabriel Sheffer và Robin Cohen, xem là lưu vong tất cả các cộng đồng sắc tộc, vì lý do nào đó, phải sống ngoài đất nước của mình, và dù sống ở ngoài, vẫn giữ một ký ức tập thể về tổ tiên và không nguôi đau đáu nghĩ ngợi về quê cũ (8). Trong cuốn Global Diasporas, Cohen mở rộng khái niệm lưu vong, bao gồm không những các nạn nhân (như người Do Thái, Armenia, Phi châu) mà còn cả những người sống ở nước ngoài vì lao động (như người Trung Quốc, Ấn Độ, Ý), vì kinh doanh (như người Nhật, Lebanon, Trung Quốc, Ấn Độ), vì sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân và đế quốc trước đây (như người Anh, Tây Ban Nha ở các cựu thuộc địa) và vì bị giải lãnh thổ hoá (như người Caribbean) (9). Cả Robin Cohen lẫn Gabriel Sheffer cũng như Jana Evans Braziel, Anita Mannur và Edward W. Said đều nhìn nhận cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại sau năm 1975 là một cộng đồng lưu vong (10).

Theo Thomas Faist, từ cuối thập niên 1970 trở đi, cách hiểu khái niệm lưu vong càng ngày càng nhiều và càng rộng, nhưng tựu trung, có thể được tóm tắt vào ba đặc điểm chính; mỗi đặc điểm lại có hai cách hiểu khác nhau: theo kiểu cũ và theo kiểu mới.

Thứ nhất, liên quan đến nguyên nhân dẫn đến tình trạng lưu vong, quan niệm cũ, xuất phát từ kinh nghiệm của người Do Thái trước đây và của người Palestine sau này, cho là bị cưỡng bức; quan niệm mới, bao gồm tất cả các hình thức di dân, kể cả di dân vì lý do kinh tế, nhằm tìm việc làm ở những nơi có điều kiện lao động tốt hơn, như kinh nghiệm của người Trung Hoa, người Thổ Nhĩ Kỳ và người Mexico.

Thứ hai, trong quan hệ giữa quê gốc và quê mới, quan niệm cũ cho rằng người lưu vong lúc nào cũng đau đáu hướng về quê cũ, muốn quay trở lại quê cũ, cái quê hương tưởng tượng (imagined homeland) của họ; quan niệm mới cho rằng người lưu vong thường xuyên dao động giữa hai quốc gia, luôn luôn sống trong tình trạng xuyên quốc gia, thậm chí, cái quốc gia cũ ấy không còn mang tính lãnh thổ (nonterritorial, như trường hợp của một số người Hồi giáo).

Thứ ba, liên quan đến vấn đề hội nhập vào xã hội mới, quan niệm cũ cho rằng người lưu vong chỉ có hai lựa chọn: hoặc bị đồng hoá hoặc vĩnh viễn là những kẻ đứng ở ngoài hoặc bên lề; quan niệm mới, dựa trên lý thuyết của Homi K. Bhabha, cho rằng người lưu vong sẽ hình thành nên một không gian khác: không gian thứ ba (third space): không gian ở-giữa (in-between space) (11).

Nhưng “ở-giữa” của những gì?

Trong tiếng Anh, người ta có cách nói rất thú vị: Ví dụ, tôi là người Úc gốc Việt, viết theo tiếng Anh sẽ là “Vietnamese – Australian”. Với tư cách là một người lưu vong, bản sắc đích thực của tôi không phải ở chữ “Vietnamese”, cũng không ở chữ “Australian” mà ở cái gạch nối nằm giữa “Vietnamese” và “Australian”: Đó là một thứ bản sắc được gạch nối hoá (hyphenated identity) (12).

Cái gạch nối ấy vừa tách vừa nối, vừa xoá nhoà vừa khu biệt hai thực thể trước và sau nó. Nhỏ xíu và lúc nào cũng dao động, trên thực tế, nó lại là một khoảng không gian rất mênh mông, nơi các giá trị văn hoá và ý thức hệ không ngừng đối thoại, tương tác, thậm chí, giao tranh và giằng xé lẫn nhau. Lúc thì người ta nghiêng về phía bên trái, quê gốc, quay về quá khứ, để chìm đắm trong hoài niệm; lúc thì người ta nghiêng về phía bên phải, quê mới, hướng đến tương lai, để cố gắng hội nhập. Con mắt nhìn về đâu, tâm trạng thay đổi đến đấy.

Nhưng đó không phải là một lựa chọn nhất thành bất biến. Quá trình tương tác, giao tranh hay thương thảo không ngừng tiếp diễn.

Những năm đầu tiên sau năm 1975, hầu hết giới cầm bút Việt Nam ở hải ngoại đều xem chỉ có quê gốc mới thực sự là quê. Nhưng cái quê đó đã mất. Vĩnh viễn mất. Còn quê mới, nơi người ta đang ở, lại chỉ là, nói theo chữ của Cao Tần, “chốn tạm dung”, ở đó, người ta chỉ biết “còng lưng gánh nốt đời lưu lạc / nặng trĩu nghìn cân nhớ nước non” (13). Chốn tạm dung ấy vĩnh viễn là đất khách. Ngỡ như không bao giờ người ta thấy gần gũi hay thân thuộc được. Nhà văn Nguyễn Bá Trạc, ở Mỹ, trong bài tuỳ bút “Ông khó tính”, chê mọi thứ ở Mỹ: ngay cả nước mưa ở Mỹ, uống vào, cũng thấy “đắng cả mồm” (14). Nhà thơ Nguyên Sa, cũng ở Mỹ, trong bài “Mạt lộ”, nhìn đâu cũng thấy xa lạ và buồn bã: “Trời trên đất khách buồn vô hạn / Trăng rất quen mà vẫn chẳng quen.” (15) Nhà thơ Tô Thuỳ Yên, qua Mỹ khá muộn (năm 1993), vẫn có tâm trạng y như Nguyên Sa: “Quê người, lạ chỗ gối đầu / Lạ trăng sao, lạ cả màu chiêm bao / Miếng ăn đắng, nuốt nghẹn ngào.” (16) Hậu quả là người ta không có một quê hương nào cả.

Về sau, cùng với thời gian, dường như người ta thấy quen dần. Nhà văn Nguyễn Bá Trạc, hơn 20 năm sau bài tùy bút “Ông khó tính” vừa nhắc, trong một bài thơ đăng trên tạp chí Văn, lại thấy hoàn toàn hài lòng với cuộc sống của mình ở Mỹ: “Tôi sống thế này là ô-kê / Vài bạn già / một căn nhà / hai con gà / dăm con chim con chó / Cô vợ, thằng con nhỏ giống mẹ.” (17) Thì cũng chả có gì lạ. Đời Đường, nhà thơ Giả Đảo, trong bài “Độ Tang Càn”, đã từng có kinh nghiệm ấy: “Khách xá Tinh Châu dĩ thập sương / Qui tâm nhật dạ ức Hàm Dương / Vô đoan cánh độ Tang Càn thuỷ / Khước vọng Tinh Châu thị cố hương.” (18) Ở Tinh Châu mới mười năm mà đã thế. Với cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại, từ năm 1975 đến nay, đã là bao nhiêu năm? 

Tôi có cảm tưởng chưa có ai diễn tả quá trình quê-hương-hoá cái gọi là đất khách ấy một cách sâu sắc và độc đáo cho bằng Tạ Duy Bình trong “Đi, về - Về, đi” đăng trên Tiền Vệ:

Đi, về - Về, đi
Don’t force it. Please! Don’t force it.
Rơi xuống nhẹ âm thanh êm chảy cuồng ngược dòng quên nhớ.
Mẹ à, ngày mai con về. Tám giờ tối đến sân bay Nội Bài.
I am going to Vietnam tomorrow to visit my father. He’s ill.
Anh đi ngày 25 tháng Ba và trở về ngày 9 tháng Tư. Vậy là ngày sinh nhật của anh mùng 8 tháng Tư anh sẽ ở Hà Nội.
Don’t force it. Please! Don’t force it.
Let it flow like a river.
Chảy về nơi không có em, nơi anh gặp em, con ngõ nhỏ, nơi anh sinh ra và lớn lên, phố Hàng Bạc.
Em có lần hỏi không biết anh có bạc như vôi?
Lần này con về được hai tuần. Ngày 9 tháng Tư con phải đi.
Về chăm sóc bố hai tuần là cũng được rồi con ạ. Khi nào có dịp lại về thăm bố mẹ con nhé.
I’ll return on the 9th of April, and I’ll contact you to talk about ‘Yellow is not Yellow’.
Anh Tuấn à, em sẽ về lại Sydney ngày 9 tháng Tư. Vậy là không tham gia được chương trình do Tiền Vệ tổ chức ở Casula rồi.
Đi, về — Trắng cơn mưa xoá con đường mòn quen lối cỏ mọc phủ vết chân cũ.
Đi, về — Về, đi.
Don’t force it. Please! Don’t force it.
I just feel something... something... when I say: Đi, về — Về, đi.
Oh! How wonderful...!
Sydney – Hanoi, March/April 2009

Bài thơ rất thú vị. Thú vị ở ngôn ngữ: vừa tiếng Việt vừa tiếng Anh. Thú vị ở phong cách: bên cạnh những câu thơ đầy màu sắc tu từ vang âm hưởng của thơ truyền thống (Rơi xuống nhẹ…. / Chảy về nơi không có em…./ Trắng cơn mưa….) là những mẩu đối thoại hoặc tin nhắn đầy tính khẩu ngữ được nhặt nhạnh ngay trong đời sống hằng ngày. 

Nhưng thú vị nhất là ở nội dung: Đó không phải là chuyện đi về Việt Nam. Mà là những cách nói khác nhau liên quan đến chuyện về Việt Nam. Có thể nói không phải hành động mà chính ngôn ngữ mới là đề tài chính của bài thơ. Về phương diện ý nghĩa, hầu hết các câu đối thoại, dù bằng tiếng Anh hay tiếng Việt, đều khá giống nhau. Việc lặp đi lặp lại các câu nói ấy không có tác dụng gì trong việc thông báo cả. Dường như điều Tạ Duy Bình muốn là “ngắm nghía” các kiểu nói khác nhau, trong những ngữ cảnh khác nhau, về cùng một sự kiện. Từ việc “ngắm nghía” ấy, anh phát hiện ra một điều: sự biến đổi của ngôn ngữ, đặc biệt, quanh hai chữ “đi” và “về”, qua đó, anh mới nhận thấy anh có đến hai quê hương, điều mà dường như trước đó, anh không hề để ý.

***

Chú thích:
Paul Gilroy, “Diaspora”, in trên Paragraph số 17, tháng 3, 1994, tr. 207.
Stéphane Dufoix (2008), Diasporas (William Rodarmor dịch từ tiếng Pháp), Berkeley: University of California Press, tr. 4.
Như trên, tr. 17 & 19.
Rogers Brubaker, “The ‘diaspora’ diaspora”, Ethnic and Racial Studies, số 28, tháng 1, 2005, tr. 1.
Steven Vertovec (2009), Transnationalism, New York: Routledge, tr. 131.
Rogers Brubaker, “The ‘diaspora’ diaspora”, Ethnic and Racial Studies, vol. 28 No. 1, tháng 1, 2005, tr. 1-19.
Vijay Agnew (biên tập) (2005), Diaspora, Memory, and Identity: A Search for Home, Toronto: University of Toronto Press, tr. 191.
Andoni Alonso & Pedro J. Oiarzabal (biên tập) (2010), Diasporas in the New Media Age: Identity, Politics, and Community, Reno: University of Nevada Press, tr. 3-4.
Robin Cohen (2008), Global Diasporas, An Introduction, London: Routledge, tr. 18.
Robin Cohen (2008), sđd., tr. 5 & 143; Gabriel Sheffer (2003), Diaspora Politics, At Home Abroad, Cambridge: Cambridge University Press, tr. 10; Jana Evans Braziel và Anita Mannur (biên tập) (2003), Theorizing Diaspora, Oxford: Blackwell Publishing, tr. 9-10; Edward W. Said (2000), Reflections on Exile and Other Essays, Cambridge: Havard University Press, tr. 176.
Thomas Faist, “Diaspora and transnationalism: What kind of dance partners?”, in trong cuốn Diaspora and Transnationalism: Concepts, Theories and Methods do Rainer Baubock và Thomas Faist biên tập (2010), Amsterdam: Amsterdam University Press, tr. 12.
Chữ “hyphenated condition” do Diana Chang đưa ra vào năm 1976 (Xem “Writer in the hyphenated condition: Diana Chang” của Amy Ling trên MELUS số 7, mùa đông 1980, tr. 69). Sau này, Trịnh Thị Minh-hà, một giáo sư người Việt tại Mỹ, với cuốn When the Moon Waxes Red (Routledge xuất bản tại New York, 1991), được xem là một trong những lý thuyết gia chính về vấn đề “hyphenated identities” và “hybrid realities” trên thế giới.
Cao Tần (1987), Thơ, California: Văn Nghệ, tr. 47-8.
Nguyễn Bá Trạc (1985), Ngọn cỏ bồng, California: Người Việt, tr. 3.
Nguyên Sa (2000), Thơ toàn tập, California: Đời, tr. 211.
Bài “Hái rau”, in trong tập Thắp tạ (Houston, 2004). Nguyên tập thơ có thể đọc trên Talawas.org:http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10615&rb=08
Dẫn theo Võ Phiến (2007), Cuối cùng, California: Thế Kỷ 21, tr. 37.
Tản Đà dịch:
Tinh Châu đất khách trải mươi hè
Hôm sớm Hàm Dương bụng nhớ quê
Qua bến Tang Càn, vô tích nữa
Tinh Châu ngoảnh lại đã thành quê

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Ý kiến
     
bởi: Song Đao từ: Paris
04.10.2014 14:58
Bài đặt thêu thùa cái Văn Học lưu vong chi cho chướng mắt, nội cái tiếng của Việt Cộng chế ra nghe đã chói tai chưa đủ bựa sao? Quen nghe: "Tòa Đại Sứ", "căn nhà", "xét nhà", "ấm ức", "kẹt xe", "tráng lệ", "không tưởng"...Nay nghe: "Đại Sứ Quán", "căn hộ", "xét hộ khẩu", "bức xúc", "ùn tắc", "hoành tráng", "hoang tưởng"...Văn Học chế ra của Việt Cộng là Văn Học gì vậy? Đó là loại Văn Học xạo sự, kiêu căng như ta đây Việt Cộng biết chế chữ!

bởi: Long BR từ: USA
04.10.2014 14:46
Văn Học người gốc Việt ngoài VN là Văn Học Hải Ngoại

Trước hết, cần xác định ngay, văn học Việt Nam ở bất cứ quốc gia nào khác ngoài Việt Nam, tự bản chất, là văn học lưu vong (diaspora) (NHQ)

Văn Học người Việt ở nước ngoài thì cứ gọi là Văn Học Hải Ngoại. Tại sao nên chọn tên Hải Ngoại ?

- Hải Ngoại, Overseas (adj, adv, n) mang nghĩa chung là ngoài nước
- Có tính lịch sử, như nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã từng dùng
- Có tính thời sự cận đại rộng rãi qua sự kiện Boat People đi vào từ vựng thế giới
- Đúng trong trường hợp VN, vì nước VN gần như là một bán đảo nhìn ra TBD
- Và đúng trong trường hợp tình trạng thực tế người Việt hiện nay sống ở ngoài nước.

Tôi đã chứng minh là đại đa số người Việt (ở Mỹ) hiện nay đã trở thành công dân Mỹ.
Căn bản, nếu anh đã là citizen thì anh không thể còn là refugee nữa.

Nói thí dụ, như nhân vật X hiện nay là lưu vong, tỵ nạn, nếu vài năm sau anh ta trở về VN vẫn còn VC và mua đất đầu tư thì sao? Làm sao gọi anh ta lưu vong được nữa chứ? Tôi hỏi quý vị, nhà văn VN ở Mỹ ở Tây ở Úc được mấy người còn giữ tư cách tỵ nạn và không thể trở về VN? Nếu vì lý do gì đó, anh trở lại VN, anh giao lưu, anh in sách, anh đầu tư, anh hành nghề v.v... thì xin anh hảy để từ ngữ "lưu vong" sang một bên.

Cái tên có thể không quan trọng. Nhưng cái tên gợi hứng. Cớ gì phải chọn một cái tên hẹp hòi, xấu, lại không thực tế. Khuất Nguyên từng nói: "Mẹ sanh ra ta, cha chọn cái tên đẹp đặt cho ta."

Thi hào ND cũng viết:

So chi những bậc tiêu tao
Dột lòng mình cũng nao nao lòng người
(Kiều)

bởi: TTNV: từ: Úc
04.10.2014 08:17
TTNV: - Góp ý với Long BR từ USA
Tác giả đưa ra một lời khuyên: Văn học không nên có lưu vong. Đây là một nhận định chủ quan và có lẽ cũng thấy là không chắc lắm, ông nhắc cả thẩy hết 3 lần ! bởi vì chẳng những văn học mà văn hoá lưu vong cũng đã và đang hiện hữu sờ sờ ra đó. Vấn đề, nếu muốn bàn, là về cái raison d’être của nó.

Cao Hành Kiện là người gốc Trung Hoa đầu tiên được giải Nobel văn chương (2000). Giải thưởng được trao cho CHK (lúc đó đã mang quốc tịch Pháp) qua tác phẩm Linh Sơn của ông (cũng được xuất bản bên Pháp). Bảo là Nobel văn chương 2000 thuộc về Pháp thì tôi cũng chẳng biết là nó quan trọng tới cỡ nào nhưng điều chắn chắn ngoài nghi ngờ là 1/ sách của CHK không thể nào được phép in trên đất Trung Hoa lúc đó và 2/ nếu không có văn chương lưu vong thì không lẽ gọi Nobel 2000 là của Trung Hoa ?! Cũng chắc chắn là họ sẽ giận dữ bảo gọi như thế là làm họ… mất mặt !

Phải đợi đến 12 năm sau, Trung Hoa mới nhẩy cỡn lên mừng rú vì giải Nobel văn chương 2012 được trao cho Mạc Ngôn, quốc tịch Trung Hoa, sách in bên Trung Hoa. Nhưng ông này, theo tôi, mới là người… lưu vong thứ thiệt ! Lưu vong trên chính đất nước mình vì cái tâm thức trôi nổi, bất ổn, lúc thực lúc hư, đi hàng hai trong văn chương, viết lách của ổng để… sống còn !

Còn chuyện người Mỹ, Pháp… gốc Việt về VN xuất bản sách thì người Việt ai cũng biết lý do: 1/ in rẻ và 2/ có nhiều người đọc hơn. Tuy nhiên, có điều khác biệt không thể quên: Sách xuất bản ở VN có thể xuất bản ở ngoại quốc được, nhưng ngược lại thì không có gì chắc cả. Không ít sách viết ở VN mà còn phải mang ra ngoại quốc mới xuất bản được: người và sách cùng lưu vong !

“Tóm tắt, văn chương dù viết bởi ngôn ngữ nào, phải viết cho hay.” Tác giả nói điều này tôi rất tâm đắc, chỉ có như thế nào mới là hay thì không gian để thảo luận sẽ rất rộng rãi. Nhưng một khi văn chương, nghệ thuật đã đạt đến cái hay rồi thì tên gọi (quốc tịch, ID…) chỉ là tạm gọi, nó như vậy là bởi vì nó là như vậy.

Issa có viết bài Haiku:
Những nụ hoa đào.
Đẹp chẳng bởi người quen,
Tươi không vì kẻ lạ.

bởi: Bạn Nhô. từ: Dân chợ trời .
04.10.2014 04:24
Thầy Quốc viết về văn học lưu vong coi bộ có nhiều người không mấy thích,hay là Ô.chuyển qua viết về " văn học lưu manh "xem thử, tôi nghĩ ,ít nhứt cũng có vài người rất thích ,chẳng hạn như bạn tôi ,CBĐ ,Song đao, Dung .....Văn học lưu manh thời bây giờ đang rất thịnh ,rất " HOT " cứ viết " Tá lã "không nói có ,có nói không,trắng thành đen ,đen thành trắng ,cứ định hướng ấy mà viết thì có lương bổng hậu hỉ ,lại còn được khen thưởng nữa ," TRỜI Ạ "???

bởi: Bm từ: USA
04.10.2014 03:57
@Chùa Bà Đanh.
Viết chừng bấy nhiêu thôi, cũng trật lất. Thế mà dám vác mặt chê bai kẻ khác !. Dư luận viên đảng viên nhà ta có khác; che đậy cái dốt thâm căn bằng cách lấy tên nơi ở nào là Hoa Kỳ, Canada để gạt trẻ con; nhưng lối viết lách cá mè một lứa trông chẳng giống ai, để lòi cái đuôi bịp bợm. Bạn dám cả gan chê bai người khác, tự cho mình giỏi; thế thì, " rổng toét "? là cái gì hả !, hỏi dư luận viên đảng viên CSVN Chùa Bà Đanh ?.
Tiện đây, xin nêu câu hỏi đưa ra cả mấy chục lần chưa tới 1 trăm: " Trung Quốc chưa hề đạp chết ai " là như thế nào ?. Tại sao Bạn đưa ra câu này mà không chịu có lời giải thích !. Sự im lặng một cách lỳ lợn của Bạn khiến dư luận đoán già đoán non thế này:
Thứ nhất, tay sai Tàu Cọng, Chủ Tàu biểu gì thì tay sai làm nấy dù chứ không dám trái lệnh dù biết mình phải nói sai để bị người đời khinh khi là loại đầu ngốc. Tàu Cọng giết người cướp của sờ sờ trước mắt, sao đám cho rằng Chúng chưa đạp chết (!?).
Thứ hai, vì dốt, dốt nát được phơi bày khá nhiều khi mỗi lần viêt; vỏn vẹn chỉ bấy nhiêu thôi mà viết trật lất thì dư luận cái gì !.Thế mà dám cả gan cho rằng "Nói dài dòng , một đống bùi nhùi , chú thích còn nhiều hơn nội dung bài viết ! Nội dung thì rổng toét, lăng nhăng vài dẫn trích vài câu thơ (?) vài bài "cải lương" của những cái gọi là văn học ! Ngoài ra tiếng Tàu, tiếng Việt, tiếng Anh lộn tùng phèo trong bài viết. Thế này mà gọi là văn học thì trên thế giới này không có văn chương và con người nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ của loài mèo !Rất đáng tiếc , người Việt hải ngoại đã gần 40 năm qua không có được một cái gì đáng để lại cho chính mình ngoài cái chính trị , chính em ba lăng nhăng !
Chùa Bà Đanh".
Đúng là điếc không sợ đạn, dốt không sợ thiên hạ chê cười, lại dám cả gan chê bai người khác. dư luận viên đảng viên CSVN nhà ta là như thế đấy.

bởi: TTNV: từ: Úc
04.10.2014 01:57
TTNV: - Góp ý với Song Đao từ Paris
Tác giả góp ý hai lần, lần đầu (02 th 10), ông khẳng định: “Văn Hóa lưu vong rõ ràng là Văn Hóa lai căn…”, nhưng có lẽ chưa đã, hôm sau (03 th 10), ông quyết liệt hơn, tới bến luôn: “…Tóm lại, không có văn học lưu vong đó là loại văn mất gốc, chỉ có văn học thuần túy của một dân tộc mà thôi…”
Nhìn theo nghệ thuật tạo hình có lẽ ông chỉ thích tranh mộc bản đen-trắng, mầu đen của mực, cùng cường độ, được in trên giấy trắng. Hết chuyện.
Nhưng còn có tranh thủy mạc, vẽ bằng mực Tầu trên giấy trắng. Cái đẹp của nó ngoài đen-trắng chính là cái màu xám ở giữa do họa sĩ pha thêm nước vào mực Tầu. Cái mầu xám này thì biến đổi cường độ, tinh tế vô cùng tận…, bức tranh thủy mạc mà thiếu nó thì sẽ thiếu hồn: không “sống” được.
Tôi nghĩ cái mầu xám này chính là cái gạch nối (“…như một khoảng không gian rất mênh mông…”) trong cái bản sắc được gạch nối hoá của văn học lưu vong mà ông Quốc nhắc tới ở phần chú thích (12).
Thưởng lãm nghệ thuật là vấn đề sở thích, quan điểm… , nhưng nhận thức càng rộng rãi thì thưởng lãm càng được nhiều cái đẹp khác.

bởi: Long BR từ: USA
04.10.2014 00:52
Một trường hợp Văn Học aspora của VN từng diễn ra huy hoàng thời VNCH

Đó là nền Văn Học được đóng góp bởi người Bắc di cư 54 ở miền Nam VN. Thật ra, khi những văn nghệ sĩ miền Bắc mới vào miền Nam họ còn mang tâm trạng lưu vong exile rất nặng nề. Điều nầy được thể hiện qua tác phẩm thi ca, văn, âm nhạc, vẽ. Nhưng dần dần sàu vài năm, 5 năm, 10 năm, họ đã hoà nhập vào dòng văn học bản địa. Hoà nhập ngay trong tác phẩm. Kết giao với bằng hữu người Nam.

Mai Thảo chơi với Bình Nguyên Lộc, Thanh Tâm Tuyền kết bạn với Tô Thuỳ Yên, Nguyễn Hiến Lê giao tình thân mật với Vương Hồng Sển v.v... Văn chương của Mai Thảo, Mặc Đỗ, Thanh Tâm Tuyền, Viên Linh, không còn giọng điệu Bắc Kỳ như Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu . Họ pha giọng Nam, từ vựng miền Nàm rất nhiều. Đọc vào là thấy ngay.

Tóm tắt, Văn Học của khối người Bắc di cư năm 54 thời VNCH có mấy đặc tính:

- Hoà nhập
- Hy vọng
- Tươi sáng

Ps: Đi sâu vào nghiên cứu quý vị sẽ thấy trường hợp Văn Học nầy rất thú vị ở nhiều khía cạnh của "exile" và "diaspora" . Cũng lìa bỏ quê hương đất nước, mất mát vật chất, tinh thần, tình yêu. Có điều thú ị là từ lưu vong ban đầu họ dần dần biến thành di cư. Dĩ nhiên, trường hợp người Bắc vào Nam dù sao ẫn còn là người VN. Nhưng phải nhìn nhận là không phải dễ dàng cho người Bắc lúc đó.

bởi: Vô Danh từ: Japan
03.10.2014 21:08
"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc. Thương nhà mỏi miệng cái gia gia". Thật ra, không cứ sau 30/4/1975 người Việt mới bỏ xứ ra đi; trước đó nữa 1945, 1954 cũng có nhiều người V ra đi vì lý do học hành, kinh tế lẫn chính trị và họ đã quen và ổn định cuộc sống ở xứ người. Đ/v họ, các nước họ cư ngụ đã là quê hương; tuy nhiên Vietnam vẫn là cội nguồn mà khi đọc một dòng tin về VN, có cái gì đó vẫn làm cho họ rưng rưng. Nhưng vì xa cội nguồn nên những suy nghĩ, cảm nhận để viết 1 bài văn, thơ bằng tiếng Việt cũng khó khăn hơn. Nên văn học lưu vong khó mà phát triển mạnh mẽ được vì văn thơ phụ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh. Ngay cả nhạc cũng vậy. Tôi rất tiếc nhạc sỹ Ngọc Lễ trước đây ở VN sáng tác nhiều bài hát rất hay như "Ba ngọn nến lung linh", "Xe đạp ơi" ,,,nhưng giờ qua định cư ở Mỹ anh đã kg sáng tác được bài nào để có thể đi vào tâm hồn và cảm nhận của người nghe. Tôi thật buồn và tiếc cho anh ấy.

bởi: Người quan sát từ: Sai Gon
03.10.2014 17:01
Trước, NHQ có bài CHƯỞI và ca ngợi đó là áng THƠ hay <! ? >
Nay, NHQ lại TẦM CHƯƠNG, TRÍCH CÚ sách này, sách kia, học giả này, học giả kia nói thế nọ thế kia, HOA CẢ MẮT, Ù CẢ TAI... để cuối cùng lại tung hô một BÀI THƠ < ? > TÂY CHẢ RA TÂY mà TA CŨNG CHẢ RA TA.
Tôi bảo đảm rằng : Chả có ai, dù có mơ mộng, yêu thi phú đến đâu, ngây thơ trong sáng đến mấy, cũng ko hưởn mà chép bài THƠ này vào sổ thơ hay LƯU BÚT NGÀY XANH đâu.
Đọc nó, chẳng khác như ăn Mc Donald chấm mắm tôm.
Văn học ở hải ngoại, cũng có một số tác phẩm hay, nhưng hầu hết là cuả các tác gia cũ từ MN ra đi, còn tác gia mới, thế hệ mới, ít, không đáng kể, ko có tương lai, vì không đủ đọc giả. Còn một vài người trẻ, trưởng thành ở nước ngoài, viết bằng tiếng ANH hay Pháp thì quá ít.
Dù sao NHQ cũng hay là thỉnh thoảng, thay đổi không khí một chút, chứ chính trị, chính em mãi cũng MỆT MỎI quá.
Thanks.

bởi: Người không tên từ: Hoa Kỳ
03.10.2014 16:29
Tôi qua Mỹ Ừ 3 năm chẵn (ở diện đoàn tụ) theo tôi người việt ra nước ngoài ở bất cứ trường hợp nào cũng vì đất nước bắt buộc mà phải rời bỏ quê hương ,chữ rời bỏ quê hương nghe nó còn có quyến luyến ,bịn rịn ,nhung nhớ và luô ngoảnh lại cúi mặt lầm lỳ bước đi nặng nề trong thương thương nhớ nhớ !còn chữ đất nước bắt buộc dùng hay hơn chữ (thời cuộc) chữ thời cuộc nó sặc mùi chính trị tôi không thích ,còn chữ lưu vong thấy tội cho người mình qúa xin hãy đừng dùng chữ LƯU VONG !

bởi: Long BR từ: USA
03.10.2014 14:17
diaspora, migration, nghĩa là di cư

Nhưng trước hết, tôi xin làm sự so sánh giữa 2 từ "diaspora" và "exile".

Căn cứ vào tự điển lớn của Anh, Hoa, và Việt Nam:

+ Diaspora (n) có 2 chữ, 1 viết thường diaspora và 1 viết hoa capital letter Diaspora. Khi viết hoa là chỉ dùng đặc biệt cho cộng đồng người Jew, Do Thái Hải Ngoại. Khi viết thường diaspora chỉ có nghĩa là migration, scattering, di dân, di cư, phân tán.

+ Exile(n) nghĩa là lưu vong, lưu đày. Mang nghĩa bị bắt buộc phải thi hành. Bị bắt buộc forced phải ra đi, bị mất mát nhiều thứ thuộc tinh thần lẫn vật chất.

Nếu quý vị xử dụng được tiếng Hoa, tất cả từ điển Hoa Anh đều dịch chữ lưu vong 流亡 [liúwáng] là exile.

Tóm lại,

diaspora = migration, di cư, di dân
exile = lưu đày, lưu vong

Tôi sẽ nêu ý kiến, văn học của người gốc Việt ở Tây ở Mỹ là văn học tên gì? tại Sao?

bởi: Ba Phịa từ: Tân gia ba
03.10.2014 14:13
Lưu vong ,nội địa cũng thế thôi .Thắng thua cũng thế thôi .Đừng bày đặt ra chuyện này,chuyện khác .CS/VN nói VNCH là tay sai ,là ngụy .Thế thì CS ./VN là thứ gì ? Vô lẽ lời nói của cố TBT Duẩn không có gía trị ? Trên thế giới này ,nếu có người không định được : CSVN là tay sai cho Đệ tam Quốc tế CS ,còn phía VNCH là tay sai cho khối Tự do quốc tế ,thì là kẻ chả hiểu biết chi về " nghĩa vụ QT" của mỗi bên cả .Đừng khua môi múa mép tự cho mình là chính,kẻ kia là tà .Cũng một phường như nhau cả ,
Nhà thơ ĐD Phương đã đúng khi nói :" Cơn thời biến làm đão điên trang sử .Lý lẽ gì ở kẻ thắng người thua "

bởi: Không ghi tên
03.10.2014 12:11
Ngôn ngữ "lai căn" theo địa lý. Người miền Bắc sống gần Tàu nên dùng từ Hán Việt vô số kể. Từ đói rét, lam lũ, người Bắc nay tràn vào Nam sống và thống trị nên bây giờ người miền Nam cũng biết dùng từ dao to búa lớn vô tư luôn. Chẵng hạn như mấy ông bạn già gặp tôi ở Sài Gòn, tôi nghe hoài những từ "đồng thuận nhé" hay "nhất trí nhé"...

Ra định cư ở hải ngoại, người Việt không còn "chào" nhau nữa mà biến thành "Hi anh," "Hello em," "Hey buddy." Qua Úc chơi thì lại nghe anh bạn nhái cái accent "Good đâiii, mate" rất vui tai. Ghé Toronto, Canada, lại có dịp nghe cháu ngoại của anh bạn khác đọc chữ "about" thành "ờ bẩu"(thay vì "ờ bao t") hay là "get out" thành "get đẩu" tựa tựa như "ghế đẩu" thật là lạ. Khi ở VN, quê chúng ta có thể cố định là Ba Làng, Cần Thơ, hay Thái Bình... Sang Mỹ, quê của bạn thường là nơi bạn có cơ hội "cày" ra nhà và quất ô tô Mẹc.

Bàn tay ta "cày" ra tất cả
Cố sức cày, dư giả mà xơi.

Chắc có dịp cũng phải thắp nén nhang cảm ơn ông Reagan vì cũng một thời ông đại diện cho chính phủ Mỹ mở rộng tay cho làn sóng thuyền nhân tị nạn cộng sản được nhận Mỹ làm quê hương để giờ đây hết đời con, nay qua đến đời cháu cũng còn được hưởng phước!

bởi: Chùa Bà Đanh từ: Canada
03.10.2014 11:00
Nói dài dòng , một đống bùi nhùi , chú thích còn nhiều hơn nội dung bài viết ! Nội dung thì rổng toét, lăng nhăng vài dẫn trích vài câu thơ (?) vài bài "cải lương" của những cái gọi là văn học ! Ngoài ra tiếng Tàu, tiếng Việt, tiếng Anh lộn tùng phèo trong bài viết. Thế này mà gọi là văn học thì trên thế giới này không có văn chương và con người nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ của loài mèo !

Rất đáng tiếc , người Việt hải ngoại đã gần 40 năm qua không có được một cái gì đáng để lại cho chính mình ngoài cái chính trị , chính em ba lăng nhăng !

Chùa Bà Đanh
Trả lời
bởi: Xứ lạnh tình nồng
04.10.2014 10:44
1 con ốc , cục pin sạc o làm được , sáng trưa chiều siểnh la cà quán cốc , thì giờ đâu mà thuởng thức nhửng bài thơ hay ,những tuồng cải lương (di sản văn hóa ) .SUỐT ngày chỉ biết phê bình chỉ trích , dân tộc mình làm sao khá nổi ?
Trả lời
bởi: Kim Ngọc từ: Oslo , Norway
03.10.2014 18:10
Thà rằng đọc bài "" Đèn Cù " của bác Trần Đĩnh , tác giả ở lại , văn chương lưu vong ( in ở Mỹ ) còn hơn kiểu " Đi về ... " của ông thi sĩ ba rọi gốc Hà Nội nào đó ở Úc .
Trả lời
bởi: Cửu Long Giang từ: Hoa Kỳ
03.10.2014 17:20
Nếu không thích chính trị thì đừng vào đọc blog, đã biết blog là bàn về chính trị mà vẩn vào đọc rồi phê phán, đúng là "bà đanh".

Cũng xin nhắc nhở "bà đanh" cũng là một thành phần của người Việt hải ngoại, đừng nên phê phán cộng đồng nếu vẫn còn vào các nhà hàng VN mà "tán dóc"...
Trả lời
bởi: BÚA TẠ
04.10.2014 19:06
Bạn Cửu Long Giang,bạn lầm rồi ngài CHÙA này không là thành phần cùa người Việt hải ngoại,cũng chẳng lưu vong,hay lưu linh gì cả.BUÁ đọc VOA nhiều năm,đã nhận ra rằng có rất nhiều NICK người của Đảng ta,ghi địa chỉ "LƯU VONG",đa phần là "LƯU TRÚ" trong các LSQ khắp nơi làm nhiệm vụ phản biện,mà mục đích là Bịp độc giả trong nước rằng hải ngoại không phải là ai cũng chống cộng cả,đây là chính sách có chỉ đạo đấy!
Nhưng rất tiếc họ chỉ "LƯU XÚ" qua những phản biện,độc giả đọc xong những cán bộ,tuyên truyền phản biện như ngài NHÔ,ngài CHÙA là muốn "LƯU VONG" luôn.Chào!

bởi: Song Đao từ: Paris
03.10.2014 10:31
Văn Học lưu vong không phải là văn học mọt sách, theo nhà văn này nói, theo sách ông nọ viết, mà văn học lưu vong là văn học thực dụng, văn học đi và sống. Ai có dịp đến Lousiana, vùng đất của Tây ngày xưa bán cho Mỹ, tiếp xúc với mấy người Mỹ gốc Tây, nghe tiếng Tây của họ thì biết văn học lưu vong ra sao. Hồi còn mới thì còn theo cái kiểu tiếng Việt ba xồn ba xực có phần sến trong đó, rồi vài thế hệ sau thì theo cái kiểu tiếng Việt đớ lưỡi. Văn học lưu vong là loại văn học đầu gà đít vịt, nhìn xuống thấy mình là vịt mà cái đầu lại là gà. Tóm lại, không có văn học lưu vong đó là loại văn mất gốc, chỉ có văn học thuần túy của một dân tộc mà thôi như văn chương Pháp, Anh, Tây Ban Nha, VN, Tàu....Lưu vong muốn văn học nào phải học ngay văn của xứ đó. Ở Tàu muốn viết tiếng Tây phải học thẳng tiếng Tây chứ không có cái loại tiếng Tây lưu vong nửa Tây nửa Tàu!

bởi: Quoc Thang từ: France
03.10.2014 05:22
Người trong nước ra Hải ngoại sinh sống và làm văn nghệ thì đúng là Văn nghệ lưu vong . GS Quốc chọn 1 bài thơ làm tiêu biểu không có âm hưởng văn học . Giống như dùng smartphone đi du lịch . Ở Úc mùa đông" flash ", về Hà Nội mùa hè " flash" , vào chùa " flash" , vào bia ôm " flash" , vào toi lét ....
Gieo vần English xuống vần Việt không biết có đúng văn phạm không ? Chì có Trời biết .
Du Tử Lê có bài thơ " Đêm nhớ trăng SG " và Phạm Đình Chương phổ nhạc . Không biết có đáng gọi là " Văn chương lưu vong không ?
Trả lời
bởi: James Tran từ: Cali
04.10.2014 12:09
Cái này phải hỏi cả 3 ông . Nghe nói họ là bạn nhau . Chỉ tiếc Nhạc sĩ PĐC đã quá cố. Có điều cả 3 điều thuộc 3 thế hệ khác nhau .
Có lẽ hậu sinh khả úy chăng ?

bởi: Cửu Long Giang từ: Hoa Kỳ
03.10.2014 02:16
2 chữ "Lưu vong" dù ý nghĩa có mơ hồ như tác giả trên diển giải, nhưng đều quan trọng những người mang thân phận "Lưu vong" vẫn còn gởi gấm hy vọng ngày trở về và một tấm lòng cho Quê Hương...

bởi: xa xứ và liu vong từ: changhiu
02.10.2014 21:43
Người Việt xa xứ và người Việt liu vong hai loại người Việt nầy thực ra về bản chất là rất khác nhau. Người VN xa xứ là đơn giản là người Việt nam sống ở nước ngoài, còn người Việt liu vong thì chính xác là sự... trốn chạy! Trốn chạy có nhiều loại, như về chính trị, hình sự, kinh tế, đời tư...Trong đó liu vong chính trị là đặc biệt nhất là người Việt sau biến cố 30/4/1975! Họ vẫn còn mang nặng mối căm thù bị... lật đổ, và khó chấp nhận một thự tế và tương lai của một nước VN khác họ! Nhưng với lịch sử, biết bao triều đại đã suy vong rồi chìm vào quên lãng. Nhân dân Việt nam rồi cũng chỉ nhớ tới họ như một sự kiện lịch sử và... rồi mọi việc cũng sẽ dần chìm vào lãng quên muôn đời! Người Hoa liu vong trên khắp thế giới, giờ cũng chỉ là hoa kiều không hơn không kém, chẳng thay đổi được gì nơi mẫu quốc!

bởi: Long BR từ: USA
02.10.2014 20:10
Văn học không nên có lưu vong

Tôi hiểu chữ lưu vong exile là bị đẩy forced ra đi khỏi nước và bị mất mát. Như vậy, có con người lưu vong, nhưng không có văn học lưu vong. Hoặc không nên có. Chỉ có văn học của con người bản địa. Tình yêu, niềm vui, nỗi buồn, ở không gian nào cũng thế. Làm gì có tình yêu lưu vong?

Có một thực tế về tác phẩm văn học mà ít người gốc Việt (chịu, dám) đề cập. Đó là quốc tịch của người iết writers và căn cước ID của tác phẩm. Nói rõ hơn, anh viết với tư cách là dân nước nào và sách của anh được ai xuất bản? Xin đưa thí dụ điển hình: tác giả Cao Hành Kiện.

CHK khôi nguyên Nobel Văn Chương năm 2000, qua tác phẩm Linh Sơn. Linh Sơn khởi viết năm 82, 83, lúc ông còn sống ở TQ. Nhưng được hoàn tất năm 1989 (bằng Hoa Văn) lúc ông qua ở Pháp và được dịch thuật xuất bản tại Pháp năm 1990 cũng là năm ông trở thành công dân Pháp. Do đó, người ta xem Nobel Văn Chương 2000 thuộc về Pháp, đương nhiên. Mặc dù CHK có đầ đủ yếu tố của "lưu vong".

Tôi thấy người gốc Việt viết văn theo chiều hướng ngược lại. Họ là công dân Tây, Mỹ nhưng không it người có sách xuất bản tại VN. Tôi không hiểu, giả dụ, có tác phẩm loại nầy được xét nhận giải thưởng tầm mức QT thì dzụ dziệc sẽ ra sao ? Căn cước ID tác phẩm của anh thuộc về ai ? VN hay Tây ?

Tóm tắt, văn chương dù viết bởi ngôn ngữ nào, phải viết cho hay. Cái "hay" thuộc về trách nhiệm . Như ông bác sĩ phải lành nghề. Ông thợ may phải may quần áo vừa vặn và đẹp.

Ngoài ra, vấn đề văn học là vấn đề thuộc về căn cước của người viết và căn cước của tác phẩm. Văn học không nên có chuyện lưu vong . Chả nhẽ một người Mỹ viết tiểu thuyết về Ấn Độ thì họ cũng lưu vong hay sao ? Đề tài sáng tạo thì vô giới hạn ? 

bởi: Song Đao từ: Paris
02.10.2014 18:03
Văn Hóa lưu vong rõ ràng là Văn Hóa lai căn, nửa Anh nửa Việt, mà Anh cũng là loại Anh sến, Việt cũng thuộc loại Việt sến, biểu hiện qua bài thơ "Đi,về-Về,đi" ở trên.
Trả lời
bởi: Hoàng Minh từ: Munchen
03.10.2014 18:02
Thơ gì mà giống nồi phở có nêm Phô mai , ruợu chát . Văn học lưu vong kiểu này thà đừng có thì hơn

bởi: Nguyễn Văn từ: USA
02.10.2014 17:12
"Văn Học Lưu Vong". Nghe như đau đau trong tâm vì không muốn chấp nhận; nghe buồn buồn ray rức trong lòng như "mất nước" lần thứ hai...
Vẫn biết thực tế là vậy và dù sống xa quê đã hơn nửa đời người nhưng vẫn muốn dối lòng chưa mất quê hương... Cám ơn ông Quốc, bài viết thật buồn, thật thấm thía và thật hay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét