Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Lý do ung thư ở Việt Nam nhiều nhất thế giới

Lý do bệnh nhân ung thư ở Việt Nam nhiều nhất thế giới
Mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư ở Việt Nam là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong, con số này có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo. Đáng buồn là  tỷ lệ mắc ung thư ở trẻ em của Việt Nam vào loại cao nhất thế giới trong những năm qua và sẽ tiếp tục tăng. Nguyên nhân chủ yếu do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày, theo báo cáo của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam. Điều này làm cho Việt Nam là nước có bệnh nhân ung thư nhiều nhất trên thế giới.
Nước mắt lăn tròn trên má người mẹ có con bị ung thư.
Theo kết quả khảo sát năm 2011, tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày tại Việt Nam cao gấp 5 lần so với Lào, Philipines, Thái Lan và các nước trong khu vực. Cũng báo cáo, trong cả nước, Hà Nội và TP.HCM có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vú cao nhất với tỷ lệ 30/100.000 người tại Hà Nội và 20/100.000 người tại TP.HCM (năm 2010).

Ung thư vú hiện đang trở thành loại bệnh thường gặp nhất ở nữ giới và được dự báo có xu hướng tiếp tục tăng. Lý do là mỗi ngày họ phải sử dụng những chiếc áo ngực Trung Quốc có chứa đủ thứ hóa chất gây bệnh mà không hề hay biết.
Hiện tại, cả nước có từ 240.000 – 250.000 người mắc bệnh ung thư. Trong đó, chủ yếu là ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, ung thư gan, ung thư vú và cổ tử cung (đối với nữ).

Mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong. Theo dự báo, con số này có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo.

Nguyên nhân gây bệnh thì có nhiều, song chủ yếu là do nguồn nước ô nhiễm và nguồn thực phẩm có chứa chất bảo quản độc hại.

Hàng ngày, người dân phải ăn những loại thực phẩm bị tẩm độc bởi những loại hóa chất độc hại từ Trung Quốc. Chỉ tính trong năm 2012 đã có hàng ngàn vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc trong nước bị phát hiện và bắt giữ. Trong đó, hầu hết đều có chứa các chất bảo quản gây nguy cơ mắc bệnh ung thư cho người tiêu dùng: táo, khoai tây, lê…

Người tiêu dùng tẩy chay hàng Trung Quốc và lựa chọn thực phẩm trong nước nhưng cũng chẳng được an toàn hơn khi hàng loạt các thực phẩm, hoa quả trong nước được tẩm ướp và chế biến, bảo quản bằng hóa chất như giá đỗ, chuối, đu đủ, cà chua, mít…

Ngay cả những thứ quà vặt cho trẻ em như bim bim, bánh kẹo hay những thứ đồ chơi cho trẻ như thú nhún, cây thông Noel cũng trở nên nguy hiểm đổi với con người bởi bên trong đó là những loại hóa chất trở thành tác nhân gây ra bệnh ung thư.

Chính vậy, tỷ lệ mắc ung thư ở trẻ em của Việt Nam vào loại cao nhất thế giới trong những năm qua và sẽ tiếp tục tăng.

Bệnh viện Johns Hopkins là một bệnh viện trường đại học Baltimore nằm ở Baltimore, bang Maryland, Hoa Kỳ. Được thành lập nhờ tài trợ từ John Hopkins, ngày nay, nó là một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới và năm thứ 17 liên tiếp được phân loại ở vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng của các bệnh viện tốt nhất tại Hoa Kỳ.

Sau nhiều năm theo đuổi phương pháp hóa trị liệu như là cách duy nhất để điều trị và loại bỏ ung thư, Bệnh viện Johns Hopkins đã bắt đầu cho rằng có những lựa chọn thay thế khác với hóa trị liệu.

Theo đó, cách hiệu quả để chống lại ung thư là không nuôi các tế bào ung thư với các chất dinh dưỡng cần thiết cho nó để nó không phát triển được.


Việt Nam: Tại sao ung thư nhiều đến vậy?

Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề bức xúc do quá nhiều nguy cơ độc hại, nhưng công tác kiểm nghiệm, kiểm soát lại rất hạn chế.


Một cơ sở dùng thực phẩm ôi, thiu để tái chế rồi bán ra thị trường - Ảnh: Thanh Tùng

Ngày 30.9, Ủy ban MTTQ VN TP.HCM tổ chức hội nghị chuyên đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm trong tình hình hiện nay - thực trạng và giải pháp”, với sự tham dự của nhiều sở, ngành, tổ chức.

Tại hội nghị, bà Đoàn Thị Thanh Xuân (Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong TP.HCM) cho rằng: “ATVSTP là vấn đề lo lắng, bức xúc của người dân. Người dân không biết dùng thực phẩm nào để đảm bảo ATVSTP. Mua thực phẩm ở chợ không yên tâm, thậm chí ở siêu thị cũng có những loại đáng nghi. Tại sao tình trạng ung thư hiện nay nhiều vậy, người ta nghi ngờ là do dùng nhiều thực phẩm không đảm bảo ATVSTP.

Nguy cơ ngộ độc bao vây

Báo cáo tại hội nghị, ông Huỳnh Lê Thái Hòa - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) TP.HCM, thừa nhận: “Vẫn còn những vấn đề cần nói, đó là: lượng nông sản, thực phẩm đưa vào tiêu thụ ở TP mỗi ngày chiếm 80%, nhưng chưa kiểm soát được nguồn gốc. Việc kiểm soát chủ yếu là qua test nhanh và lấy mẫu tại 3 chợ đầu mối, nhưng số lượng mẫu lấy không nhiều, không mang tính đại diện; tình trạng sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục cho phép, việc giết mổ gia súc gia cầm trái phép vẫn diễn ra. Gia súc gia cầm kém chất lượng vẫn tiếp tục đổ về TP.HCM qua các cửa ngõ, các tỉnh lân cận, khó kiểm soát; tình trạng dùng nguyên liệu kém chất lượng trong chế biến suất ăn sẵn...”.

GS Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật TP.HCM, nhận xét: “Việc quản lý chất lượng các mặt hàng thực phẩm tiêu dùng trong nước vẫn còn lỏng lẻo, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân. Chúng ta chưa quản lý được phụ gia thực phẩm, hóa chất, phụ gia thực phẩm bày bán chung với hóa chất, phụ gia dùng cho công nghiệp, tạo điều kiện cho việc mua bán hóa chất, phụ gia kém chất lượng, dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm (NĐTP)...”. GS Sơn dẫn chứng số liệu NĐTP những năm qua như: năm 2012 cả nước có 168 vụ NĐTP khiến 5.541 người bị ngộ độc, 34 người tử vong; năm 2013 có 5.348 người bị ngộ độc, 28 người tử vong trong 163 vụ NĐTP; và 6 tháng đầu năm 2014 xảy ra 56 vụ NĐTP khiến 1.874 người nhập viện, 16 người tử vong.

Có kết quả thì hàng đã lưu thông

Thế nhưng, năng lực kiểm nghiệm, kiểm soát trong nước còn nhiều hạn chế. GS Chu Phạm Ngọc Sơn cho biết: “Phần lớn các phương tiện kiểm nghiệm hiện có trong nước chủ yếu kiểm nghiệm các hóa chất cụ thể mà ta nghi ngờ nhắm đến, chứ không cho phép nhận diện các chất lạ, độc hại khác hiện diện trong thực phẩm”.

Ông Huỳnh Lê Thái Hòa cũng thừa nhận: “Lượng hóa chất, phụ gia hiện nay rất đa dạng, nên cơ quan nhà nước không biết cơ sở sản xuất bỏ chất gì để tầm soát, mà chỉ đơn giản tầm soát những chất do Bộ Y tế quy định. Do đó trong thời gian qua công tác tầm soát chủ yếu dựa vào cảnh báo của nước ngoài. Mặt khác, khi phát hiện một chất lạ trong sản phẩm thì lúc đó cơ quan nhà nước mới ban hành thường quy kỹ thuật và xem xét có được sử dụng hay không, nếu được thì cho phép với hàm lượng bao nhiêu, nên khó khăn trong xử lý. Chẳng hạn như vụ các chất tinopal, melamine, 3 - MCPD...”.

Ngoài ra, theo ông Hòa, hạn chế trong công tác kiểm soát ATVSTP, đó là do chưa có hệ thống kho lạnh nên không có điều kiện lưu giữ đối với các lô hàng khi test nhanh dương tính (chất cấm - PV) để chờ kết quả định lượng. Điều này dẫn đến việc khi có kết quả định lượng có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép thì lô hàng đó đã lưu thông ngoài thị trường!

Thanh Tùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét