Vụ HD 981: Căng thẳng gia tăng trên đất liền, giảm trên biển
Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư của Việt Nam, loan báo các cuộc biểu tình của công nhân Việt Nam nhằm phản đối Trung Quốc, đã diễn ra tại 22 tỉnh từ Nam đến Bắc. Gần như toàn bộ các khu công nghiệp tại Việt Nam đều đang tạm ngưng hoạt động do đình công, biểu tình. Đáng lưu ý là có rất nhiều cuộc biểu tình biến thành bạo động. Ông Vinh cho biết, trong ba ngày vừa qua, người biểu tình đã tấn công, đập phá khoảng 400 nhà máy. Trong đó có hơn một chục nhà máy bị đốt trụi, kể cả những nhà máy của Nhật, Nam Hàn, Đài Loan và Việt Nam.
Tàu Hải giám 3411 của Trung Quốc tăng tốc độ,
Cả đại diện Cục Kiểm ngư lẫn Thủ tướng Việt Nam cùng cho biết, căng thẳng trên biển đã giảm. Trong khi đó, căng thẳng do bạo động trên đất liền đang tăng. Ông Nguyễn Văn Trung, Cục phó Cục Kiểm ngư cho biết, các vụ va chạm giữa tàu của cảnh sát biển Việt Nam và tàu của Cảnh sát biển Trung Quốc “nhìn chung đã giảm”. Tính đến 15 tháng 5-2014, số tàu của Trung Quốc hiện diện tại khu vực tranh chấp là 99 tàu. Trong đó có 38 tàu của cảnh sát biển, 19 tàu hậu cần, 8 tàu kéo, 4 tàu chiến (hai hộ tống hạm và hai tàu đổ bộ), 30 tàu đánh cá vỏ sắt và một số máy bay tuần thám. Tuy nhiên bán kính bảo vệ giản khoan Hải dương 981 của các tàu của Trung Quốc đã giảm từ 10 xuống chỉ còn khoảng 6,5 hải lý.
Theo một số nguồn tin thì một số tàu của Cảnh sát biển Việt Nam đã lách qua hàng rào tàu Trung Quốc, xâm nhập sâu vào khu vực giàn khoan Hải dương 981 ở vị trí cách giàn khoan này chỉ chừng 3 đến 4 hải lý. Sau đó thì bị các tàu của Trung Quốc ép giạt ra xa.
Phía Việt Nam vẫn duy trì lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển và các tàu công vụ khác ở khu vực tranh chấp nhưng không cho biết có bao nhiêu tàu đang hiện diện tại đó nhưng các bản tin quốc tế nói khoảng 29 tàu.
Ngoài ra còn có khoảng 30 tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam lượn quanh khu vực giàn khoan Hải dương 981, trong bán kính khoảng 10 hải lý để đánh bắt hải sản bất chấp các tàu đánh cá của Trung Quốc thường xuyên ngăn cản.
Cũng trong ngày hôm qua, khi gặp gỡ cử tri của thành phố Hải Phòng, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam, loan báo “mức độ hung hăng” của Trung Quốc trên biển đã giảm. Ông Dũng nhấn mạnh là cho đến nay, chưa có quốc gia nào tuyên bố ủng hộ Trung Quốc.
Ngày hôm qua, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam tiết lộ, ông Hồ Xuân Sơn, một Thứ trưởng Ngoại giao đã đến Trung Quốc để “trao đổi thẳng thắn các vấn đề giữa hai quốc gia”. Ông Sơn lên đường ngày 13 và sẽ kết thúc chuyến đi này trong ngày 15. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam hứa sẽ “thông báo sớm khi có thông tin”.
Cùng với tin cử thứ trưởng Ngoại giao sang Bắc Kinh đàm phán, báo chí ở Việt Nam ngày Thứ năm 15/5/2014 loan tin ông Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh có cuộc điện đàm với người đồng cấp của Trung quốc là Ngoại trưởng Vương Nghị. Bản tin chinhphu.vn nói trong cuộc nói chuyện, ông Phạm Bình Minh “một lần nữa bày tỏ kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung quốc rút ngay dàn khoan HD981 và các tàu xâm phạm trái phép vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán của Việt Nam”. Ông còn được thuật lời nói là phía Việt Nam “đã hết sức kềm chế và thể hiện thiện chí” khi cho ông thứ trưởng Hồ Xuân Sơn sang Bắc Kinh.
Cùng thời điểm này, các cuộc đình công, biểu tình phản đối Trung Quốc, rồi chuyển thành bạo động của công nhân tại Việt Nam đang khiến không khí tại Việt Nam hết sức căng thẳng. Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư của Việt Nam loan báo, các cuộc biểu tình của công nhân Việt Nam nhằm phản đối Trung Quốc, đã diễn ra tại 22 tỉnh từ Nam đến Bắc. Gần như toàn bộ các khu công nghiệp tại Việt Nam đều đang tạm ngưng hoạt động do đình công, biểu tình.
Đáng lưu ý là có rất nhiều cuộc biểu tình biến thành bạo động. Ông Vinh cho biết, trong ba ngày vừa qua, người biểu tình đã tấn công, đập phá khoảng 400 nhà máy. Trong đó có hơn một chục nhà máy bị đốt trụi, kể cả những nhà máy của Nhật, Nam Hàn, Đài Loan và Việt Nam.
Nhà xưởng phía bên trái bị cháy rụi hoàn toàn là cơ sở sản xuất xe đạp của một công ty Đài Loan trong vụ bạo động chống Trung quốc xảy ra sáng 14/5/2014 tại tỉnh Bình Dương. (Hình: AP)
Ông Vinh so sánh sự kiện vừa kể với việc dân chúng Trung Quốc đập phá các nhà hàng, doanh nghiệp của Nhật tại Trung Quốc, khi Nhật – Trung xảy ra tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku, hồi năm 2012 và điều đó đã khiến giới đầu tư ngoại quốc dời nhà máy của họ ra khỏi Trung Quốc. Theo ông Vinh, biểu tình, đình công, bạo loạn tại Việt Nam trong vài ngày qua có thể khiến tình hình tồi tệ hơn thế.
Vụ đình công, biểu tình rồi biến thành bạo động được xem là nghiêm trọng nhất vừa xảy ra tại Khu Công nghiệp Vũng Áng – Hà Tĩnh vào ngày 14 tháng 5. Reuters dẫn nguồn từ một bệnh viện địa phương cho biết, xung đột giữa hàng ngàn công nhân Việt Nam và Trung Quốc đã khiến 6 công nhân Việt và 20 công nhân Trung Quốc tử thương, chưa kể hàng trăm người bị trọng thương đang được cấp cứu. Tuy nhiên phía chính quyền Hà Tĩnh loan báo chỉ có 1 người chết và trên 100 người bị trọng thương.
Do bạo động lan rộng, giới chủ ngoại quốc đã đầu tư vào Việt Nam tỏ ra hết sức căng thẳng. Trong một cuộc họp với đại diện của các hiệp hội doanh nhân Trung Quốc, Đài Loan, Nam Hàn, Nhật, ông Võ Thanh Lập, Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, trấn an rằng, tỉnh này nói riêng cũng như chính phủ Việt Nam nói chung sẽ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ tài sản của giới đầu tư ngoại quốc.
Các tin tức cập nhật trong ngày trên một số báo cho thấy, sau các cuộc đình công, biểu tình, chuyển thành bao động ở Bình Dương, Sài Gòn, Đồng Nai, nhà cầm quyền CSVN đã lập thủ tục “khởi tố vụ án” các vụ đốt phá và gây chết người ở cả Đồng Nai, Bình Dương và Hà Tĩnh. Công an Đồng Nai đã bắt giam hơn 300 người, dự tính khởi tố khoảng 50 người nhưng hiện mới có tố 6 người chính thức bị khởi tố.
Tại Bình Dương, hơn 800 đã bị bắt giữ, sau khi thẩm vấn chỉ còn tiếp tục giam giữ trên 300 người đang bị “tạm giữ hình sự” rồi sau đó sẽ khởi sự “khởi tố bị can” với các tội “hủy hoại tài sản”, “chiếm đoạt tài sản” và “gây rối trật tự công cộng”. Còn tại Hà Tĩnh, Công an địa phương đang thẩm vấn sàng lọc 76 người bị bắt để chuẩn bị các thủ tục bỏ tù tương tự như ở Bình Dương và Đồng Nai. Đặc biệt còn có một số người bị chết và bị thương nên bản án có thể nặng hơn ở những nơi khác xảy ra bạo động.
Các hãng thông tấn quốc tế loan tin, nhiều người Trung Quốc cư trú ở Việt Nam đã chạy sang Campuchia sau khi những vụ biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông trở thành bạo động. Trả lời VOA, Phát ngôn viên Đại sứ quán Việt Nam ở Campuchia, cho rằng, việc công dân Trung Quốc rời Việt Nam sang Campuchia là quyết định cá nhân chứ Việt Nam không trục xuất công dân Trung Quốc. Hiện chưa rõ số người Trung Quốc rời Việt Nam sang Campuchia là bao nhiêu vì giới hữu trách Campuchia từ chối bình luận về vấn đề này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa mới lên tiếng cáo buộc, các cuộc bạo động bài Hoa ở Việt Nam “liên quan trực tiếp đến thái độ dung túng của chính phủ Việt Nam”. Trung Quốc đòi Việt Nam phải “nhận trách nhiệm” về các vụ bạo động, trừng trị những kẻ gây bạo loạn và bồi thường cho các công dân, cũng như doanh nghiệp Trung Quốc. Trung Quốc cũng đã cảnh báo dân chúng tránh đến Việt Nam du lịch.
Ngoài Trung Quốc, Đài Loan cũng đã gửi công hàm phản đối cho chính quyền Việt Nam bởi đã để những người biểu tình đập phá, phóng hỏa nhà xưởng của doanh nhân Đài Loan. Đài Loan cho biết, các cuộc đình công, biểu tình, bạo động đã ảnh hưởng tới khoảng 1,000 doanh nghiệp của Đài Loan tại Việt Nam.
(Người Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét