Hàng tỉ đồng ủng hộ Trường Sa đi đâu mà bộ đội phải chịu cảnh “gọt đầu”?
Có lẽ khó có thể thống kê nổi những đợt quyên góp vì Trường Sa, số tiền không biết đã lên tới hàng chục, hay hàng trăm tỉ đồng. Nhưng hình như cũng chưa bao giờ báo chí chi ly cho biết những tỉ kia được phân bổ ra sao, để nó tới tay từng chiến sĩ, góp phần nâng cao đời sống của họ. Chưa kể những người thân của họ chịu bao khó khăn ở nhà, liệu có được giúp đỡ chút ít không? Cũng chưa kể phong trào “Góp đá xây Trường Sa”, số tiền nhận được sử dụng ra sao rồi?
Cũng không muốn đặt nghi vấn việc xà xẻo, mà trước hết cần đặt dấu hỏi liệu số tiền đóng góp có được sử dụng thiết thực không, hay là tập trung đổ quá nhiều vào xây những công trình nặng tính tuyên truyền?Giờ đọc bài báo kể về việc phải thực hiện “quân phong quân kỷ”, cắt tóc 3 phân, mà cũng khó vì thiếu phương tiện. Tới cái kéo cắt tóc cũng không ra hồn kéo. Tiền đi đâu cả?
Tạm dẫn dưới đây một số thông tin về vài đợt quyên góp, ngoài phong trào “Góp đá xây Trường Sa”, hay đóng góp giúp ngư dân đánh bắt ở Trường Sa, Hoàng Sa và chương trình mới đây của Tổng liên đoàn lao động giúp gia đình các liệt sĩ HS-TS.
+ Hiên ngang Trường Sa (Phú Yên, 5/3/2013). “Những công trình như Nhà tưởng niệm Bác Hồ do tỉnh Nghệ An hỗ trợ kinh phí 4 tỉ đồng, Nhà khách Thủ đô do nhân dân Hà Nội quyên góp trị giá 16 tỉ đồng …” + Hơn 5,6 tỉđồng ủng hộ Trường Sa (QĐND, 23/9/2013). + Người dân TP HCM góp được hơn 16 tỉ đồng chăm lo cho Trường Sa thân yêu (PetroTimes, 29/6/2013). 16 tỉ đồng. + Hội CCB Việt Nam trao 8,3 tỉ đồng ủng hộ “Quỹ Vì Trường Sa thân yêu” (CCB, 19/12/2013). + Năm 2013: Thanh niên ủng hộ Trường Sa hơn 8 tỉ đồng (VOV, 23/12/2013).8 tỉ đồng. + Công đoàn viên chức TP.Hồ Chí Minh ủng hộ Trường Sa hơn 6,2 tỉ đồng (ĐCSVN, 16/1/2014) …
********
Thanh niên
12/04/2014 13:45
Bộ đội Trường Sa khó cắt tóc 3 phân vì… thiếu tông đơ
(TNO) Ngày 27.3, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký ban hành Chỉ thị số 74/CT-BQP về Quy định cắt tóc ba phân đối với nam hạ sĩ quan, chiến sĩ và nam học viên chưa phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp. Thời gian thực hiện từ ngày 1.4.
Tuy nhiên, đối với nhiều điểm đóng quân tại quần đảo Trường Sa thuộc Lữ đoàn 146 (Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân), việc triển khai thực hiện cắt tóc ba phân đang gặp nhiều khó khăn do… thiếu tông đơ, đặc biệt ở các đảo cấp 1 – 2 có nhiều hạ sĩ quan, chiến sĩ.
Trung tá Lương Xuân Giáp, Chính trị viên đảo Trường Sa, cho biết: Quân số trên đảo đông, dàn trải ở các cụm chiến đấu và đầu mối trực thuộc, nên việc cắt tóc ba phân bằng kéo tốn rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc thực hiện chế độ trong ngày của chiến sĩ.
Tại đảo Sinh Tồn Đông, đại úy Vũ Đức Vinh, Chính trị viên phó, kể: “Hiện tại, việc cắt tóc cho bộ đội chỉ dựa vào một cây kéo cắt tóc riêng của cán bộ, mới mang từ đất liền ra trong chuyến thay quân tháng 1 vừa qua!” và cho biết: Mỗi năm, bộ phận Hậu cần cấp phát một chiếc kéo cho năm cán bộ chiến sĩ. Tuy nhiên, loại kéo này chỉ cắt được… giấy.
Trung úy Bùi Công Hưng, đảo Thuyền Chài A, thành thực: Không thể nói là cắt tóc mà phải gọi là… gọt đầu, bởi trước khi cắt phải mất thời gian mài kéo theo kiểu thủ công.
Đề cập đến việc cắp tóc ba phân cho bộ đội, thiếu tá Ngô Chí Thực, Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa Đông, cho rằng: Hạ sĩ quan, chiến sĩ để tóc ba phân là rất tiện dụng đối với các đơn vị đóng quân ngoài đảo. Hiện tại các đảo đều có điện, nếu thay đổi phương thức cắt bằng kéo sang tông đơ điện, thì vừa nhanh gọn đỡ mất thời gian vừa đảm bảo thẩm mỹ…
Được biết, giá mỗi tông đơ cắt tóc chạy bằng điện hiện nay trị giá khoảng 250 – 400.000 đồng và các đơn vị ở Trường Sa chỉ có thể mua sắm cá nhân ngay từ trong bờ. Trong chuyến công tác tại quần đảo Trường Sa tới đây, Báo Thanh Niên sẽ tặng tông đơ cắt tóc bằng điện cùng các dụng cụ khác cho một số điểm đóng quân tại Trường Sa.
Mai Thanh Hải
Thế này là thế nào, bộ đội còn tinh thần đâu mà đánh nhau với Trung Quốc !.
Trả lờiXóaTất cả vì Trường Sa đã hóa thành món ...Trà Sương bốc hơi nghi ngút .
Trả lờiXóacách đây 30-40 năm trước bộ đội chúng mình cắt tóc thế này đây
Trả lờiXóaTôi từng đi bộ đội nên biết "Cuốc xẻng từ dưới phát lên, bơ sữa từ trên phát xuống".Làm thằng binh nhì thì cũng đau khổ như thằng dân đen vậy.
Trả lờiXóa