Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Du học sinh và nguy cơ “Tây hóa“

Đọc bài này để động viên tinh thần thôi chứ phải thừa nhận trẻ con, thanh niên Việt sang Tây thì "Con cái chúng ta đã là người Tây”. Sang Tây càng sớm, càng ở lại lâu thì càng dễ trở thành người Tây. Phải thừa nhận văn hóa của người Việt mấy chục năm nay sa sút; nhu cầu hưởng lạc, lòng tham tăng lên mãnh liệt, nhất là đối với lớp trẻ. Những đối tượng này sang Tây bằng mọi cách sẽ cố chen vào xã hội Tây không phải là để học tập, tiếp thu cái văn minh, mà chủ yếu là để hưởng thụ cuộc sống Tây, để được ở lại lâu dài bên Tây. Dễ dàng nhất là phụ nữ Việt; được hưởng quyền nam nữ bình đẳng hơn so với ở Việt Nam nên càng dễ lóa mắt và bám theo đàn ông Tây trong khi đàn ông Tây cũng thích châu Á, trong đó có phụ nữ Việt.
Du học sinh và nguy cơ “Tây hóa“
Việt Nam có hơn 100.000 du học sinh đang học tập ở nước ngoài, trong đó hơn 90% là du học tự túc. Một trong những vấn đề khó khăn của du học sinh Việt là việc giữ được bản sắc dân tộc khi sống trong nhiều nền văn hóa khác nhau.
Du học từ lâu đã trở thành mơ ước của nhiều người bởi học tập tại một đất nước xa xôi khiến các bạn trẻ "lớn" hơn, mạnh mẽ, tự tin và hoàn thiện mình hơn. Hiện nay, Việt Nam có hơn 100.000 du học sinh đang học tập ở nước ngoài, trong đó hơn 90% là du học tự túc.

Bạn Vân An - cựu sinh viên Đại học Ngoại Thương, du học sinh Đại học Yale, USA, chia sẻ: "Khi bắt đầu hành trình nước Mỹ, tôi cũng như bao bạn trẻ du học Mỹ khác, đều mang theo mình một khát vọng chiếm lĩnh được thành tựu khoa học, công nghệ và kỹ thuật của cường quốc số một thế giới để làm giàu vốn kiến thức của mình, để có thể trước hết nuôi sống bản thân, gia đình mình cũng như đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển chung của đất nước - nơi chúng tôi sinh ra và trưởng thành, mảnh đất hình chữ S yêu dấu có tên Việt Nam". 

Tuy nhiên, hình dung về một tương lai thường khác xa với thực tế bởi du học không phải là việc đơn giản bởi các bạn trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thay đổi khi sống tại một nơi hoàn toàn xa lạ. Một trong những vấn đề khó khăn của du học sinh Việt là việc giữ được bản sắc dân tộc khi sống trong nhiều nền văn hóa khác nhau với nhiều điều thú vị và mới lạ.

Bạn Lê Kim Long (Đại học Swinburne, Australia) chia sẻ: "Đáng lo ngại là tình trạng nhiều bạn sau một thời gian học tập ở nước ngoài dần quên tiếng Việt, không thể diễn đạt trọn vẹn một câu mà không chèn tiếng Anh. Nhiều bạn lý giải: 'Đã đi ra nước ngoài thì phải giống người ta, phải thay đổi'. Tôi đồng ý rằng đã nhập gia thì tùy tục, chúng ta nên học những cái hay, những văn hóa mới, đó là điều nên làm, phải làm với một du học sinh. Và tôi cũng chẳng phản đối việc dùng tên bằng tiếng nước khác khi ra nước ngoài vì thật sự chúng ta gặp nhiều khó khăn khi đi học, đi làm bởi nhiều tên rất khó đọc cho người khác".

Khoa Trương 22 tuổi, du học sinh định cư tại Phần Lan. 

Bên cạnh đó, bạn Khoa Trương, du học sinh định cư ở Phần Lan cũng chia sẻ: "Sang bên châu Âu, một số ít các bạn nữ dần bị Tây hóa. Các bạn bắt đầu có những mốt ăn mặc rất lạ lẫm, một số bắt đầu xăm hình, để tóc nhuộm xanh đỏ highlight. Mái tóc dài óng ả của các bạn nữ sinh Việt mình thường thấy ở khắp phố phường khi còn ở quê nhà dần dần bị được thay đổi". Thích ứng là cần thiết, nhưng bản thân mỗi người cần phải nỗ lực để hòa nhập chứ không hòa tan, để bản sắc người Việt luôn tỏa sáng trước nhiều bản sắc khác.

Bạn Hạnh Nguyễn, du học sinh New Zealand nói: "Qua New Zealand học được 3 năm, mình càng hiểu thêm được những giá trị tình thân và cả giá trị của văn hóa Việt. Mình vẫn sống hòa đồng với bạn bè khắp 5 châu nhưng luôn ý thức được mình là người Việt, là con gái Việt luôn nhẹ nhàng, nền nã và kín đáo. Đó là lý do tại sao mình luôn chọn tóc dài vì mình biết chỉ có mái tóc dài óng ả mới mang lại cho mình cảm giác tự tin nhất".

Các bạn du học sinh Việt tại New Zeanland. 

http://laodong.com.vn/giao-duc/du-hoc-sinh-va-nguy-co-tay-hoa-195447.bld

1 nhận xét: