Ban nãy đọc tin tưởng chỉ mỗi mình bác Luận buồn, hóa ra là có thêm cả "bọn tôi buồn lắm"; bọn tôi ở đây là cấp dưới của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chứ không phải là ông Thống đốc.
GS Trần Hữu Dũng gợi ý: Thôi, các bạn ạ, buồn làm gì, cứ theo gương thủ trưởng mà "chịu đấm ăn xôi"!
Trong giờ Quốc hội giải lao ngày 11/6, sau khi biết kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Phạm Vũ Luận đi bộ một mình ra sau hội trường, từ chối trả lời phỏng vấn nhà báo và nói: “Tôi đang rất buồn".
Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Phạm Vũ Luận là người phải nhận nhiều phiếu “tín nhiệm thấp” cao thứ hai với số tín nhiệm thấp 177, tín nhiệm cao 86. Ông luận chỉ đứng sau Thống đốc ngân hàng nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình.Với 209 phiếu “tín nhiệm thấp”, 194 phiếu “tín nhiệm” và 88 phiếu “tín nhiệm cao”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình là người có số phiếu “tín nhiệm thấp” cao nhất trong số 47 chức danh được lấy phiếu.
Thời điểm kết quả bỏ phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn được công bố, không khí làm việc tại hội sở của Ngân hàng Nhà nước chùng xuống.
“Bọn tôi buồn lắm. Nhưng biết sao được”, một lãnh đạo cấp vụ nhắn tin, tránh bình luận về kết quả tín nhiệm của “sếp” mình - bộ mặt của ngành.
Đầu giờ sáng ngày 11/6, khi kết quả lấy phiếu tín nhiệm đang được công bố, tổng giám đốc một ngân hàng thương mại chia sẻ. Cuộc gọi có lúc rơi vào im lặng, bởi người gọi bị hẫng khi tiếp nhận thông tin.
“Sẽ có những đánh giá khác nhau về chuyên môn, nghiệp vụ, những quyết sách mà ông Bình đã đưa ra. Nếu như hai năm trước làm thế này, không làm thế kia… thì tình hình có thể đã tốt hơn. Sẽ có những sự nuối tiếc, nhưng cũng phải thấy rằng Thống đốc đã làm được nhiều việc lớn cho hệ thống”, vị tổng giám đốc hơn ba mươi năm trong nghề nói.
Điều mà ông nhấn mạnh là nhiều năm rồi hệ thống các tổ chức tín dụng mới có được một trật tự, một sự đồng thuận cao trong hoạt động và thực thi các chính sách như hiện nay; không còn những xáo trộn, nhiễu loạn gây bức xúc trong xã hội như trước…
Ở một góc nhìn khác, tối muộn 11/6, phó chủ tịch một ngân hàng thương mại nhỏ tại TP.HCM gọi điện cho người viết. Trong câu chuyện, ông dẫn luôn thực tế có chút khôi hài của bản thân mình.
Hai tháng trước, vợ ông sinh con thứ ba. Đi làm giấy khai sinh và các thủ tục, ủy ban phường từ chối. Lý do, gia đình ông mới chuyển về địa phương cũng chừng vài tháng, việc dẫn đến sinh con thứ ba có ở phường cũ và cần phải về đó để làm thủ tục.
“Họ cũng có lý. Đúng là họ tránh công tác dân số kế hoạch hóa gia đình của địa bàn mình bị ảnh hưởng, nhận thêm một trường hợp sinh con thứ ba, khi mà “gốc gác” của nó là có từ địa bàn khác”, ông giải thích và liên hệ với những vấn đề phải xử lý của hệ thống ngân hàng hiện nay, hàm ý rằng: nợ xấu tăng cao, nhiều doanh nghiệp phá sản và điêu đứng không hẳn là do một vài năm nay, mà tích tụ những bất ổn từ nhiều năm trước.
“Tuy nhiên, tôi không bình luận về kết quả bỏ phiếu tín nhiệm Thống đốc. Chỉ kể câu chuyện của mình để bạn tham khảo như vậy. Điều tôi bức xúc là ở khía cạnh khác”, ông nói.
Quan điểm mà ông nhấn mạnh là đối với những vị trí điều hành độc lập, không nên áp cơ chế bỏ phiếu để đánh giá tín nhiệm của họ. Đó là các chức danh ở các lĩnh vực tòa án, thanh tra và điều hành chính sách tiền tệ. Chỉ khi nào họ không làm được việc thì mới tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm để xem xét bãi nhiệm hay không.
Vũ Lan (Theo VnEconomy/TTO)
GS Trần Hữu Dũng gợi ý: Thôi, các bạn ạ, buồn làm gì, cứ theo gương thủ trưởng mà "chịu đấm ăn xôi"!
Tôi buồn lắm và bọn tôi buồn lắm
(ĐVO) - Sau khi biết kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã từ chối trả lời phỏng vấn và cho biết "tôi đang rất buồn". Trong khi đó, một nhân viên cấp dưới của Thống đốc Ngân hàng cũng cho biết "chúng tôi đang rất buồn"Trong giờ Quốc hội giải lao ngày 11/6, sau khi biết kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Phạm Vũ Luận đi bộ một mình ra sau hội trường, từ chối trả lời phỏng vấn nhà báo và nói: “Tôi đang rất buồn".
Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Phạm Vũ Luận là người phải nhận nhiều phiếu “tín nhiệm thấp” cao thứ hai với số tín nhiệm thấp 177, tín nhiệm cao 86. Ông luận chỉ đứng sau Thống đốc ngân hàng nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình.Với 209 phiếu “tín nhiệm thấp”, 194 phiếu “tín nhiệm” và 88 phiếu “tín nhiệm cao”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình là người có số phiếu “tín nhiệm thấp” cao nhất trong số 47 chức danh được lấy phiếu.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình -
“Bọn tôi buồn lắm. Nhưng biết sao được”, một lãnh đạo cấp vụ nhắn tin, tránh bình luận về kết quả tín nhiệm của “sếp” mình - bộ mặt của ngành.
Đầu giờ sáng ngày 11/6, khi kết quả lấy phiếu tín nhiệm đang được công bố, tổng giám đốc một ngân hàng thương mại chia sẻ. Cuộc gọi có lúc rơi vào im lặng, bởi người gọi bị hẫng khi tiếp nhận thông tin.
“Sẽ có những đánh giá khác nhau về chuyên môn, nghiệp vụ, những quyết sách mà ông Bình đã đưa ra. Nếu như hai năm trước làm thế này, không làm thế kia… thì tình hình có thể đã tốt hơn. Sẽ có những sự nuối tiếc, nhưng cũng phải thấy rằng Thống đốc đã làm được nhiều việc lớn cho hệ thống”, vị tổng giám đốc hơn ba mươi năm trong nghề nói.
Điều mà ông nhấn mạnh là nhiều năm rồi hệ thống các tổ chức tín dụng mới có được một trật tự, một sự đồng thuận cao trong hoạt động và thực thi các chính sách như hiện nay; không còn những xáo trộn, nhiễu loạn gây bức xúc trong xã hội như trước…
Ở một góc nhìn khác, tối muộn 11/6, phó chủ tịch một ngân hàng thương mại nhỏ tại TP.HCM gọi điện cho người viết. Trong câu chuyện, ông dẫn luôn thực tế có chút khôi hài của bản thân mình.
Hai tháng trước, vợ ông sinh con thứ ba. Đi làm giấy khai sinh và các thủ tục, ủy ban phường từ chối. Lý do, gia đình ông mới chuyển về địa phương cũng chừng vài tháng, việc dẫn đến sinh con thứ ba có ở phường cũ và cần phải về đó để làm thủ tục.
“Họ cũng có lý. Đúng là họ tránh công tác dân số kế hoạch hóa gia đình của địa bàn mình bị ảnh hưởng, nhận thêm một trường hợp sinh con thứ ba, khi mà “gốc gác” của nó là có từ địa bàn khác”, ông giải thích và liên hệ với những vấn đề phải xử lý của hệ thống ngân hàng hiện nay, hàm ý rằng: nợ xấu tăng cao, nhiều doanh nghiệp phá sản và điêu đứng không hẳn là do một vài năm nay, mà tích tụ những bất ổn từ nhiều năm trước.
“Tuy nhiên, tôi không bình luận về kết quả bỏ phiếu tín nhiệm Thống đốc. Chỉ kể câu chuyện của mình để bạn tham khảo như vậy. Điều tôi bức xúc là ở khía cạnh khác”, ông nói.
Quan điểm mà ông nhấn mạnh là đối với những vị trí điều hành độc lập, không nên áp cơ chế bỏ phiếu để đánh giá tín nhiệm của họ. Đó là các chức danh ở các lĩnh vực tòa án, thanh tra và điều hành chính sách tiền tệ. Chỉ khi nào họ không làm được việc thì mới tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm để xem xét bãi nhiệm hay không.
Vũ Lan (Theo VnEconomy/TTO)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét