Khám phá nỗi lòng của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận
(Trái hay Phải) - Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đã xong, trong số 47 thành viên Chính phủ, Thống đốc Nguyễn Văn Bình và Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Phạm Vũ Luận là những người phải nhận nhiều phiếu “tín nhiệm thấp” nhất với 177 phiếu, 86 phiếu tín nhiệm cao và 229 phiếu tín nhiệm.Báo Tuổi trẻ cho hay trong giờ Quốc hội giải lao, sau khi biết kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Phạm Vũ Luận đi bộ một mình ra sau hội trường, từ chối trả lời phỏng vấn nhà báo.Là một người đứng đầu ngành giáo dục của cả nước, một ngành mang trách nhiệm lớn lao trong sự nghiệp trồng người, được cả nhân dân yêu quý bởi người Việt vẫn có câu "muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Được tôn vinh, được yêu quý là vậy, Bộ trưởng Luận có tâm trạng như vậy cũng khiến người ta phải suy ngẫm lại?Từ tháng 4/2010, ông Luận được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao nhiệm vụ Phụ trách điều hành Bộ GD-ĐT thay cho Bộ trưởng - Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân. Ngày 18/6/2010, Quốc hội Việt Nam chính thức bỏ phiếu thông qua dự thảo Nghị quyết với tỷ lệ phiếu thuận là 83,98%, bổ nhiệm ông Phạm Vũ Luận giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Từ khi lên nhậm chức, Bộ trưởng Luận liên tục gặp phải những điều kiện khách quan không hay khiến cho chiếc ghế bộ trưởng của ông không còn êm ái như các nhiệm kỳ trước. Điển hình là những vụ tiêu cực trong thi cử, bạo lực học đường, sách in cờ Trung Quốc, thiếu quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Đặc biệt có một nguyên nhân trời ơi nữa là giữa lúc khủng hoảng tài chính thế giới nổ ra, kinh tế khó khăn sinh viên ra trường thất nghiệp hàng loạt, thạc sĩ đi bán trà đá, cử nhân đi làm công nhân. Người ta đổ cái lỗi này lên đầu ngành giáo dục, cho rằng chất lượng giáo dục đang xuống cấp và Bộ trưởng Luận lại phải lên giải trình về những cái lý do của ông trời gây ra cho cả thế giới này chứ đâu riêng Việt Nam.
Bộ trưởng Luận trong giờ Quốc hội giải lao sau khi biết kết quả bỏ phiếu tín nhiệm |
Cái vấp váp đầu tiên của Bộ trưởng Luận khi nhậm chức đó là gánh một hệ quả của chương trình dạy thêm học thêm tràn lan đã diễn ra từ rất lâu. Sau nhiều nỗ lực của ngành giáo dục như không quản được thì cấm, các cơ quan giáo dục cấp dưới lại lách luật bằng cách mách phụ huynh học sinh viết đơn xin cho con được học phụ đạo thêm giờ... Vậy là, học thêm, dạy thêm vẫn xảy ra và người ta lại trách tư lệnh ngành giáo dục làm việc không dứt khoát.
Bạo lực học đường diễn ra như cơm bữa tại các trường từ tiểu học đến trung học, người ta lại đổ cho bộ trưởng, rằng ông đang làm gì để nạn bạo lực tăng cao như vậy. Thực ra, vấn nạn này trách nhiệm của ông cũng chỉ là một phần nào bởi học sinh đánh nhau một phần vì xã hội phát triển, ảnh hưởng của internet kéo theo xu hướng thay đổi lối sống của học sinh. Sao chỉ trách mình Bộ trưởng Luận được chứ.
Còn căn bệnh thành tích trong giáo dục đã âm thầm diễn ra từ lâu, gian lận trong thi cử ở đâu chẳng có nhưng đến thời Bộ trưởng Luận lái con thuyền giáo dục thì công nghệ gian lận vượt qua tầm kiểm soát của ông nên mới có những câu chuyện Đồi Ngô ở Bắc Giang. Nếu ở những năm trước, có máy quay, có điện thoại tích hợp nhiều chức năng thì Việt Nam sẽ còn nhiều Đồi Ngô. Bộ trưởng Luận lại không gặp may ở đây nữa rồi. Thử hỏi phân tích kỹ sao không buồn được chứ.
Câu chuyện sách tham khảo cho học sinh mầm non in cờ Trung Quốc là do lỗi của nhà xuất bản và công ty nhập bản quyền từ nước ngoài về. Sách tham khảo Bộ Giáo dục khó mà quản lý được hết. Bộ trưởng Luận cũng thẳng thắn thừa nhận điều đó là không được nhưng không phải nhà xuất bản nào Bộ cũng đi soi được nên xảy ra điều này là điều Bộ trưởng không mong muốn. Vậy mà, dư luận lại đổ xô đòi Bộ trưởng Luận phải chịu trách nhiệm trước sai trái của nhà xuất bản tư nhân, của công ty nhập bản quyền sách từ nước ngoài. Điều này sao không khiến ông phải buồn. Bản đồ không phải in thiếu Hoàng Sa, Trường Sa mà chỉ khi thiết kế người vẽ đã làm bé quần đảo này đi nên người dân khó nhìn ra và cái họ lại đặt câu hỏi cho Bộ trưởng khiến tóc ông lại bạc thêm.
Bạo lực học đường diễn ra như cơm bữa tại các trường từ tiểu học đến trung học, người ta lại đổ cho bộ trưởng, rằng ông đang làm gì để nạn bạo lực tăng cao như vậy. Thực ra, vấn nạn này trách nhiệm của ông cũng chỉ là một phần nào bởi học sinh đánh nhau một phần vì xã hội phát triển, ảnh hưởng của internet kéo theo xu hướng thay đổi lối sống của học sinh. Sao chỉ trách mình Bộ trưởng Luận được chứ.
Còn căn bệnh thành tích trong giáo dục đã âm thầm diễn ra từ lâu, gian lận trong thi cử ở đâu chẳng có nhưng đến thời Bộ trưởng Luận lái con thuyền giáo dục thì công nghệ gian lận vượt qua tầm kiểm soát của ông nên mới có những câu chuyện Đồi Ngô ở Bắc Giang. Nếu ở những năm trước, có máy quay, có điện thoại tích hợp nhiều chức năng thì Việt Nam sẽ còn nhiều Đồi Ngô. Bộ trưởng Luận lại không gặp may ở đây nữa rồi. Thử hỏi phân tích kỹ sao không buồn được chứ.
Câu chuyện sách tham khảo cho học sinh mầm non in cờ Trung Quốc là do lỗi của nhà xuất bản và công ty nhập bản quyền từ nước ngoài về. Sách tham khảo Bộ Giáo dục khó mà quản lý được hết. Bộ trưởng Luận cũng thẳng thắn thừa nhận điều đó là không được nhưng không phải nhà xuất bản nào Bộ cũng đi soi được nên xảy ra điều này là điều Bộ trưởng không mong muốn. Vậy mà, dư luận lại đổ xô đòi Bộ trưởng Luận phải chịu trách nhiệm trước sai trái của nhà xuất bản tư nhân, của công ty nhập bản quyền sách từ nước ngoài. Điều này sao không khiến ông phải buồn. Bản đồ không phải in thiếu Hoàng Sa, Trường Sa mà chỉ khi thiết kế người vẽ đã làm bé quần đảo này đi nên người dân khó nhìn ra và cái họ lại đặt câu hỏi cho Bộ trưởng khiến tóc ông lại bạc thêm.
Sau vụ Đồi Ngô, trách nhiệm đè nặng lên vai bộ trưởng |
Để chống tiêu cực gian lận trong thi cử, Bộ trưởng Luận cũng đưa ra một giải pháp nếu xét ở khía cạnh nào đó thì cũng có lý là cho phép thí sinh mang máy quay, máy ghi âm vào phòng thi. Ông cũng không quên giải thích việc mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi hoàn toàn không phải là sáng kiến của Bộ GD-ĐT mà xuất phát từ vấn đề thực tiễn phát sinh. Những năm trước đó Bộ GD-ĐT đã có quy định học sinh không được mang những vật dụng này vào phòng thi, tuy nhiên thực tiễn đã nói lên tất cả khi sự việc Đồi Ngô làm dư luận đặt nhiều câu hỏi.
Từ đó, ông khẳng định ban hành quy định này không phải là chuyện vẽ đường cho hươu chạy mà đây chính là công việc phải làm, phải bắt đầu thích ứng với môi trường giáo dục khoa học công nghệ phát triển, đây chính là lúc chủ động để ngành giáo dục thực hiện trước khi rơi vào thế bị động.
Ý tưởng là vậy mà dư luận lại "ném đá" vào ông cho rằng việc này là việc làm không cần thiết. Có thể có thêm một Đồi Ngô, vài Đồi Ngô nữa cũng không sao và sau các Đồi Ngô sẽ có nhiều cán bộ, giáo viên bị kỷ luật.
Mới đây, trong văn bản 2998/2013 do chính ông ký gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013 nêu rõ người đứng đầu chính quyền tỉnh thành phải có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan truyền thông trao đổi kỹ với cơ quan chức năng trước khi đăng tải các thông tin nhạy cảm liên quan đến thi cử như lộ đề, đề thi có sai sót, tiêu cực trong kỳ thi... (nếu có). Ý của Bộ trưởng chỉ mong cơ quan báo chí cân nhắc trước khi đăng bài tránh để các em học sinh đang làm bài thi bị sốc vì những tiêu cực. Vậy mà, dư luận lại hiểu lầm ông.
Có phải vì thế mà trong lần bỏ phiếu tín nhiệm vừa rồi, bộ trưởng Luận chỉ được 86 phiếu tín nhiệm cao trong tổng số 492 đại biểu có mặt? Thôi thì bởi ông đang ngồi trên ghế "nóng".
- Trúc Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét