Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Một Luận án Tiến sỹ bị tố cáo "đạo văn" nghiêm trọng

Cười ra nước mắt với giáo dục ở VN thời @. Chắc vì những chuyện này mà bác Nguyễn Thiện Nhân đã phải phát động phong trào "nói không với..." ("hai không" năm 2006 và "năm không" năm 2007, gồm: "nói không với tiêu cực trong thi cử, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo, nói không với việc chạy theo thành tích,...".

Một Luận án Tiến sỹ bị tố cáo "đạo văn" nghiêm trọng
Một giảng viên uy tín của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong quá trình khảo cứu các tài liệu tham khảo để phục vụ cho nghiên cứu đã vô cùng bất ngờ khi thấy Luận án Tiến sỹ năm 2003 của một đồng nghiệp “đạo văn” nghiêm trọng nhưng không bị ai xử lý.
Phản ánh với báo Dân trí giảng viên này cho hay, Luận án Tiến sỹ của nghiên cứu sinh (NCS) Mai Thanh Quế, Mã số LA83 tại Trung tâm Thông tin - Thư viên của Học viện Ngân hàng, bảo vệ năm 2002 với đề tài “Các giải pháp hoàn thiện việc cung ứng và kiểm soát khối lượng tiền lưu thông của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường”, Người hướng dẫn khoa học là TS. Dương Thu Hương, TS. Đinh Thị Diên Hồng và Luận án Tiến sỹ của NCS Hoàng Xuân Quế, mã số LATS 576 tại thư viện Trường Đại học Kinh tế quốc dân, bảo vệ năm 2003 với đề tài “Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam”, người hướng dẫn khoa học là TS Lê Văn Hưng, TS Nguyễn Hữu Tài có nội dung giống nhau y nguyên từng từ, từng dấu chấm, dấu phẩy đến tận... 53 trang (chiếm khoảng 30% tổng số trang của mỗi luận án).

Đơn kiến nghị của bạn đọc gửi đến Báo Dân trí

Nhằm xác minh thông tin này, PV Dân trí đã trực tiếp lên Thư viện Quốc gia – nơi đang lưu giữ hai Luận án tiến sỹ này để kiểm tra. Kết quả cho thấy, khi so sánh hai Luận án, tại Chương 1 (Phần lý thuyết), mục 1.1.4 từ trang 13 đến trang 24 trong Luận án của NCS Hoàng Xuân Quế giống “y nguyên” nội dung mục 1.2.1 từ trang 13 đến trang 24 trong Luận án của NCS Mai Thanh Quế. Phần “kinh nghiệm nước ngoài” trong Chương 1 của hai Luận án cũng giống nhau đến từng từ, từng dấu chấm, phẩy trong 6 trang. Như vậy, trong Chương 1 của hai Luận án đã “kế thừa y nguyên như nhau” đến 17 trang.

Ảnh bìa hai quyển luận án Tiến sĩ hiện đang được lưu tại Thư viện quốc gia

Đến Chương 2 (Phần Thực trạng), nội dung hai Luận án cũng giống nhau toàn bộ trong 8 trang, Trong Chương 3 là phần giải pháp và kiến nghị riêng của các NCS song hai Luận án lại có nội dung giống nhau hoàn toàn đến 27 trang. Phần kết luận trong Luận án của NCS Hoàng Xuân Quế cũng “copy” y nguyên như nội dung tóm tắt Chương 3 của Luận án NCS Mai Thanh Quế.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tác giả của các Luận án trên hiện đang là giảng viên, cán bộ quản lý của hai cơ sở đào tạo có uy tín về ngân hàng – tài chính, đó là Trường Đại học KTQD và Học viện Ngân hàng. NCS Hoàng Xuân Quế (bảo vệ Luận án năm 2003) hiện nay đang là Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài chính của Trường Đại học KTQD còn NCS Mai Thanh Quế (bảo vệ Luận án năm 2002) đang là Tiến sỹ, Giám đốc Trung tâm Đào tạo – Bồi dưỡng của Học viện Ngân hàng.

Luận án của TS. Hoàng Xuân Quế có nhiều trang 
giống hệt với luận án của TS. Mai Thanh Quế

Trao đổi nhanh với PV Dân trí qua điện thoại, TS Mai Thanh Quế chia sẻ: “Tôi vừa biết vụ việc và có xem qua hai bản sao. Không khó để nhận thấy Luận án tiến sỹ của NCS Hoàng Xuân Quế có nhiều nội dung giống y nguyên như Luận án tiến sỹ của tôi”.

“Tôi xin đảm bảo rằng cá nhân tôi thực hiện nghiên cứu và không có sự tham gia của bất kỳ người nào khác ngoài giáo viên hướng dẫn. Những cá nhân có Luận án Tiến sỹ sao chép một phần của tôi là không có sự cho phép của cá nhân tôi và chưa từng tham gia với tôi ở các công trình nghiên cứu khác” – TS Mai Thanh Quế xác nhận.

Theo Điều 47 của Quy chế đào tạo trình độ Tiến sỹ ban hành kèm theo Thông tư 10/2009/TT-BGDĐT ngày 7/5/2009 của Bộ GD-ĐT quy định rõ: “Trường hợp nghiên cứu sinh bị phát hiện đã có những vi phạm, gian lận trong hồ sơ dự tuyển, trong quá trình dự tuyển, dự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập nghiên cứu, trong quá trình thực hiện và bảo vệ luận án thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, tạm ngừng học tập, đình chỉ học tập đến thu hồi văn bằng đã được cấp hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.Do đó,dấu hiệu đạo văn của ông Hoàng Xuân Quế cần phải được làm rõ để xử lý thích đáng theo đúng quy chế của Bộ GD-ĐT, thậm chí phải tước bỏ học vị và học hàm theo đúng quy định để góp phần chấn chỉnh và nâng cao chất lượng đào tạo của ngành giáo dục Việt Nam.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vụ việc này.

(Dân trí)
http://dantri.com.vn/ban-doc/mot-lua...ong-743089.htm

11 nhận xét:

  1. Đó là hệ luỵ tất yếu của xã hội không có chuẩn mực về đạo đức, tôn thờ giá trị đòng tiền và tôn sùng bằng cấp

    Trả lờiXóa
  2. Link gốc ở báo Dân Trí đã bị xóa rồi ạ.

    Trả lờiXóa
  3. Thời đại @, đã đưa lên mạng thì thành thông tin chung, được sao chép khắp nơi, chủ nhân có muốn xóa cũng không thể xóa được. Nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy.

    Trả lờiXóa
  4. Cần phải xử lý nghiêm về hành vi gian lận này.Nếu Bộ GDĐT không xử lý kẻ lừa đảo này thì giáo dục Việt Nam sẽ đi đến đâu.

    Trả lờiXóa
  5. Lão hứa, nếu thoát khỏi vụ này và ngay khi là hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các bạn chỉ cần nộp tiền là ngay lập tức có thể trở thành cử nhân, thạc sỹ tiến sỹ kinh tế hay quản trị kinh doanh. Thậm chí kể cả bằng bác sỹ, kỹ sư gì gì nữa Lão cũng cấp tuốt.
    Hãy cố gắng hết sức để minh oan cho một người “không có tâm, song có tiền”!
    Trên đây là bài được gửi cho các thân hữu của PGS.TS Hoàng Xuân Quế. Các bạn giúp Quế với nhé.
    MTH

    Trả lờiXóa
  6. Nỗi oan của Hoàng Xuân Quế là có thực. Một lần nữa tôi khẳng định, Hoàng Xuân Quế không đạo luận án. Lão chỉ thuê viết luận án thôi. Hãy thương xót và hiểu cho nỗi đau của Lão. Các bạn hãy rủ lòng thương, giúp Lão gửi đơn đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, đến Thủ tướng Chính Phủ và đến Quốc hội. Nói chung cứ gửi đến đâu cũng được, thậm chí là gửi đến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo để minh oan cho Lão. Lão luôn là người có chữ tín. Hãy đánh thức GS.TSKH Lê Du Phong, GS. Phạm Quang Trung, GS. Hoàng Ngọc Việt, TS. Lê Anh Tuấn, cô Hoa, cô Thế Anh, v.v… hộ Lão. Những người này suốt ngày lên tiếng, thể hiện “chính kiến” của những người có “lương T-RI” này sao chẳng thấy đâu, sao chẳng thấy lên tiếng để minh oan cho Lão. Cái bọn tiểu yêu Nghị Hách, Long Quạ, Đức Thắng, … đâu rồi? Hãy làm gì để cứu chúa chứ. Nuôi quân 3 năm, dùng mỗi một giờ mà chẳng thấy chúng nó đâu. Bảo chúng bãi công, biểu tình, tuyệt thực hay tự tử tập thể cũng được, để chứng tỏ nỗi oan tày trời của Lão!

    Trả lờiXóa
  7. Dư luận đặt câu hỏi, sự việc đạo văn đã “rõ như ban ngày” tại sao Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn xử lý theo kiểu “nửa vời” đối với vị Phó Giáo sư này? Có hay không sự “khuất tất” khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp nhận xem xét lý do “nộp nhầm” Luận án của ông Hoàng Xuân Quế?

    Đề nghị lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đạo tạo sớm xác minh làm rõ, xử lý nghiêm minh vụ việc trên để tránh gây dư luận xấu về việc có sự bao che, dung túng.

    Trả lờiXóa
  8. Tôi không trực tiếp đoc luận án "đạo văn"cua Hoàng xuân quế song qua báo chí tôi rất xấu hổ khi có một Pgs của trường đại học đầu ngành đạo văn. Tôi càng nực cười khi bộ GDĐT đồng ý cho ông ấy giải trình. Không biết bộ dựa vào quy chế nào để làm chuyện đó. Không thể có biện minh nào đươc. Rõ ràng bộ GDĐT và trường đại học kinh tế quốc dan phải kỹ luật Đảng, thu hồi học hàm ,học vị và cách chức ông Quế theo đúng tinh thần nghị quyết TW 4. Nếu cố tình bao che thì kẻ bao che cũng chịu trách nhiệm về vụ này.

    Trả lờiXóa
  9. Cảm ơn báo chí đã lên tiếng, nếu không "họ" đã chạy xong rồi. Chúng tôi ở xa Hà Nội nếu không có báo chí làm sao biết được chuyện đạo văn của ông Quế. Chúng tôi là người Nghệ An càng xấu hổ khi biết vị giáo sư đạo văn lại quê Nghệ An.Nghệ An đất học nhưng học thật chứ không học giả như ông Quế.Ông đừng về quê nữa ông Quế a. chúng cháu biết ông rồi.Xấu hổ quá.

    Trả lờiXóa
  10. Thầy Quế bị oan,thương thầy quá

    Trả lờiXóa
  11. Một tiêu đề hay nhiều người đang rất quan tâm mà sao không được Bao Người Cao Tuổi cập nhật vậy.Tôi thấy hết trường KTQD lại đến trường Ngoại Thương được đăng rất cập nhật và thường xuyên. Sao mà lại không thấy đăng tin này nhỉ?(Một giảng viên uy tín của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong quá trình khảo cứu các tài liệu tham khảo để phục vụ cho nghiên cứu đã vô cùng bất ngờ khi thấy Luận án Tiến sỹ năm 2003 của một đồng nghiệp “đạo văn” nghiêm trọng nhưng không bị ai xử lý).

    Trả lờiXóa