Bài viết cũ của tôi:
Chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam
Chính sách, Kết luận và Tài liệu tham khảo
MỤC 4: KHUYẾN NGHỊ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO TỐC ĐỘ VÀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CỦA NỀN KINH TẾ NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015 I- Các chính sách chung
(1) Trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội, đều phải chú trọng của hai mặt chất lượng và số lượng tăng trưởng. Đặc biệt, trong xây dựng các kế hoạch phát triển hàng năm và 5 năm, phải lồng ghép đầy đủ hơn các nhiệm vụ đảm bảo thực hiện đồng thời thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và nâng cao chất lượng tăng trưởng tổng hợp của nền kinh tế.
(2) Nỗ lực huy động mọi nguồn lực phát triển nhằm nâng cao khả năng tăng trưởng của nền kinh tế, tức là nâng cao được tốc độ tăng trưởng kinh tế tiềm năng, vì chính tốc độ tăng trưởng kinh tế tiềm năng quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế cụ thể hàng năm và dài hạn.
Điểm mấu chốt ở đây là tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tham gia đầu tư, đảm bảo tăng trưởng cao, bền vững. Thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động, nhất là tại các vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn.
Tiếp tục đổi mới cơ cấu đầu tư để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; phát triển cơ sở hạ tầng để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao chất lượng tăng trưởng.
Huy động, thu hút và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn ODA trong các chương trình đầu tư nhằm vào mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường sinh thái,...
(3) Tiếp tục hoàn thiện môi trường xã hội thuận lợi cho công cuộc xoá đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội, tạo nền tảng vững chắc để nâng cao tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng tổng hợp của nền kinh tế.
Vấn đề trọng tâm là tạo điều kiện thuận lợi và bình đẳng trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường để mọi người dân, doanh nghiệp đều có thể tham gia đầy đủ vào quá trình phát triển. Đặc biệt cần chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ người dân, đi đôi với phát triển mạng lưới an sinh xã hội trợ để giúp người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương.
(4) Phát triển mạnh mẽ công tác bảo vệ, phát triển tài nguyên, môi trường, coi đây là nhiệm vụ và là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng và tốc độ tăng trưởng kinh tế dài hạn
(5) Mở rộng sự tham gia và nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ trong việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ, phát triển tài nguyên, môi trường.
II- Các chính sách động viên tăng trưởng
(1) Khai thác mọi nguồn lực trong dân để gia tăng tiết kiệm và đầu tư của dân cư:
Khẩn trương hoàn thiện môi trường kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các loại hình doanh nghiệp phát triển; không hạn chế về qui mô đầu tư và qui mô lao động; xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử trong tiếp cận đến với các cơ hội, nguồn lực và thông tin thị trường. Đẩy mạnh các phong trào toàn dân khuyến khích, cổ vũ, động viên, đào tạo và tôn vinh tinh thần kinh doanh, sáng kiến kinh doanh; phổ biến các trường hợp điển hình về tinh thần và sáng kiến kinh doanh; khuyến khích, hỗ trợ, giáo dục và đào tạo để chuyển các hộ kinh doanh cá thể sang kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp. Thực hiện xã hội hóa hầu hết các hoạt động sự nghiệp như y tế, giáo dục, đào tạo nghề, bảo hiểm xã hội, nghiên cứu khoa học... Ngân sách nhà nước chỉ cấp cho những đơn vị sự nghiệp thực hiện các nhiệm vụ chính trị, các nghiên cứu khoa học cơ bản làm nền tảng để phát triển công nghệ.
Nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư, tạo lợi thế so sánh với các quốc gia trong khu vực và trên quốc tế trong việc thu hút nguồn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Tiến tới cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu tới 100% doanh nghiệp Việt Nam trừ những lĩnh vực, ngành nghề đã qui định trong các hiệp định và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Nhanh chóng mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo lộ trình cam kết trong Hiệp định thương mại quốc tế. Khuyến khích mạnh mẽ người Việt Nam định cư ở nước ngoài đưa vốn và trí tuệ về nước tham gia đầu tư.
Cùng với các giải pháp huy động các nguồn lực tiết kiệm trong dân, cần chú trọng tới các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực này. Nhanh chóng khắc phục được những yếu kém, tồn tại trong cơ chế quản lý đầu tư hiện nay, nhằm sử dụng các nguồn vốn đầu tư tập trung, đúng quy hoạch, kế hoạch, có hiệu quả, chống được thất thoát, lãng phí trong đầu tư.
Tiếp tục phân cấp triệt để trong quản lý đầu tư, phù hợp với yêu cầu về cải cách hành chính, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, đơn giản hoá về thủ tục đầu tư. Nhà nước chỉ tập trung vào nhiệm vụ quản lý toàn diện đầu tư bằng cách tạo ra khung khổ pháp lý, định ra các tiêu chuẩn, tiêu chí đầu tư và tổ chức hướng dẫn thực hiện, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình đầu tư, từ khâu thực hiện quy hoạch, kế hoạch theo các quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật; chi phí thất thoát, lãng phí và tiêu cực trong đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.
Phải xây dựng được quan hệ sản xuất mới đảm bảo tạo môi trường kinh tế - xã hội, môi trường pháp lý rất thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tạo bước chuyển biến toàn diện và sâu sắc trong cải cách hành chính. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao để giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Hoàn thành cơ bản việc sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa hầu hết các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời phát triển mạnh không hạn chế quy mô các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Phát triển các doanh nghiệp dân doanh quy mô lớn theo mô hình công ty mẹ - công ty con đa sở hữu. Phát triển các doanh nghiệp hoạt động có tính chuyên môn hóa cao, hiệu quả, ổn định bền vững. Khẩn trương đổi mới công nghệ và trang thiết bị tiên tiến trong quá trình sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Gắn sản xuất với bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
Đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp thuộc các khu vực kinh tế để tăng cường sự hỗ trợ và cùng phát triển. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất với nhiều quy mô, nhiều trình độ, hỗ trợ phụ nữ phát triển doanh nghiệp. Chú trọng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với các mục tiêu quốc gia và phù hợp với định hướng chung và lợi thế của từng vùng, từng địa phương. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp đa sở hữu theo hướng xã hội hóa, tập thể hóa doanh nghiệp, đan xen sở hữu nhà nước, tư nhân, tập thể trong cùng một doanh nghiệp.
Tạo điều kiện phát triển các hình thức kinh tế hợp tác đa dạng phù hợp với trình độ phát triển của các ngành nghề, trên các địa bàn. Xây dựng, phát triển các hợp tác xã kiểu mới để tạo động lực phát triển, tăng sức hấp dẫn của kinh tế tập thể. Đa dạng hoá hình thức sở hữu trong kinh tế tập thể (có sở hữu của pháp nhân, thể nhân, tập thể). Phát triển các loại hình doanh nghiệp trong hợp tác xã và các hình thức liên hiệp hợp tác xã. Phát triển mạnh hình thức kinh tế cổ phần thông qua việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp cổ phần mới.
Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân đầu tư phát triển, không hạn chế về quy mô, ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn. Xoá bỏ triệt để mọi hình thức phân biệt đối xử, tôn vinh những người sản xuất, kinh doanh giỏi. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tư nhân lớn, các tập đoàn kinh tế tư nhân và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Hỗ trợ khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm huy động các nguồn lực và phát huy các lợi thế so sánh trong từng vùng, từng địa phương; đồng thời với việc khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề, trang trại; chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Thu hút tư nhân mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước, tham gia đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh quan trọng của nền kinh tế. Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân lớn trở thành công ty cổ phần, bán cổ phần cho người lao động. Bảo vệ tài sản công dân. Các cơ quan có thẩm quyền phải đền bù thích đáng về cả danh dự và vật chất cho những quyết định trái pháp luật đối với công dân.
Chính sách tài chính trong khoảng 10 năm tới cần hướng tới tăng tỷ lệ huy động vào khu vực dân cư. Tỷ lệ thu ngân sách trên GDP không nên quá cao như hiện nay, đồng thời tỷ lệ bội chi ngân sách nên được hạn chế để ổn định nền tài chính. Quá trình này tương ứng với việc chính phủ cần rút dần khỏi nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, xã hội, nhất là đối với sản xuất kinh doanh trực tiếp. Phương châm đã được nêu là Chính phủ chỉ làm những việc khu vực dân cư không làm. Do đó cần xã hội hóa toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội, biến nước ta thành một xã hội dân sự thực sự. Nhiều việc nhà nước đang làm cần được chuyển cho khu vực dân cư đảm nhận. Bên cạnh đó, khẩn trương hình thành nền tài chính quốc gia vững mạnh, tiềm lực và quy mô tài chính được tăng cường, an ninh tài chính được đảm bảo; vị thế và uy tín quốc tế của nền tài chính quốc gia được nâng lên.
Chính sách tiền tệ trong 10-15 năm tới vẫn phải tập trung vào kiểm soát chặt chẽ lạm phát và bảo đảm an toàn hệ thống các ngân hàng và tổ chức tín dụng để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá để ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng, khuyến khích doanh nghiệp và nhân dân tiết kiệm, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt với biên độ rộng. Thu hẹp tối đa phạm vi sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam; cơ bản xóa bỏ tình trạng đô la hoá. Phấn đấu đến năm 2010 phải thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam để tạo bước chuyển biến trong hội nhập quốc tế về tiền tệ ngay từ năm 2011.
Thu hút được nguồn tích luỹ trong dân và các thành phần kinh tế để đảm bảo đủ nguồn vốn cho vay tín dụng, góp phần đẩy mạnh đầu tư và phát triển kinh tế. Tổng phương tiện thanh toán tăng không quá 5% so với tốc độ tăng trưởng kinh tế cộng với tỷ lệ lạm phát dự kiến để liên tục kiềm chế lạm phát dưới 5-7%. Đưa tỷ lệ nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng xuống mức ngang với trung bình của các nước trên thế giới. Các tỷ lệ an toàn khác của hệ thống ngân hàng như: tài sản ngân hàng so với tổng nguồn vốn huy động, tổng tài sản ngân hàng so với tổng cho vay tín dụng... tương đương với trình độ các nước khác trong khu vực. Xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, tiến tới thực hiện đầy đủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng.
Cải cách và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có cấu trúc đa dạng về sở hữu và loại hình tổ chức, áp dụng thông lệ và chuẩn mực quốc tế về quản trị ngân hàng. Phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống quỹ tín dụng nhân dân để thực sự trở thành tổ chức tín dụng hợp tác độc lập trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động. Khuyến khích phát triển các định chế tài chính phi ngân hàng như: công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty cho thuê tài chính, ... để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế.
Tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng và doanh nghiệp tiếp cận với các dịch vụ của ngân hàng; trên cơ sở đó mở rộng nhanh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về sở hữu nhằm thể chế hoá đường lối phát triển kinh tế thị trường với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Làm rõ nội hàm cụ thể của sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước, các vấn đề về cơ chế bảo đảm quyền sở hữu và hạn chế về quyền sở hữu. Tách bạch hình thức pháp lý của doanh nghiệp với thành phần kinh tế và sở hữu. Hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền tự do kinh doanh; tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp với các cam kết quốc tế và lộ trình đã công bố. Hoàn thiện khung khổ pháp luật cho việc tạo lập và vận hành có hiệu quả các loại thị trường.
5) Đổi mới mạnh mẽ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước
Xác định rõ phạm vi và nội dung quản lý kinh tế của Nhà nước; quy định rõ chức năng của Chính phủ, trong đó nhấn mạnh Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương tập trung xây dựng thể chế. Xoá bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu của các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố đối với doanh nghiệp nhà nước. Tách bạch nội dung quản lý hành chính nhà nước với quản lý sự nghiệp và dịch vụ công. Thực hiện phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương theo hướng nâng cao thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra chế độ trách nhiệm thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan quản lý hành chính các cấp. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng và chống tham nhũng.
6) Khuyến khích các tổ chức đoàn thể, xã hội tham gia thực hiện, quản lý và giám sát các hoạt động kinh tế, xã hội
Khuyến khích thành lập các hội, tổ chức phi chính phủ và khuyến khích sự tham gia của các hội, tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội và các tổ chức phi chính phủ vào các hoạt động phát triển và quản lý kinh tế, theo hướng những việc gì mà các tổ chức này làm được và làm tốt hơn, thì để cho họ làm. Đồng thời, thực hiện đa dạng hoá các phương thức tham gia quản lý nền kinh tế của các chủ thể kinh tế khác nhau như các doanh nghiệp, nhà buôn, nhà môi giới, hợp tác xã, hội và hiệp hội các nhà sản xuất, người tiêu dùng, nhà cung cấp dịch vụ tài chính, luật sư và người tiêu dùng...
III- Các chính sách nâng cao chất lượng tăng trưởng
Các chính sách nâng cao chất lượng tăng trưởng cần hướng nhiều hơn vào phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, cụ thể:
1) Tạo môi trường tăng trưởng bền vững, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ tạo môi trường pháp lý bình đẳng và công bằng để các loại hình doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, phát triển mạnh mẽ các nguồn lực sản xuất. Doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh được tiếp cận nhiều hơn với đất đai, tín dụng và các yếu tố đầu vào khác để góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho mọi tầng lớp dân cư một cách bền vững. Thiết lập môi trường thuận lợi, khuyến khích và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc vùng sâu, vùng xa, nông thôn.
2) Tiếp tục hoàn thiện các chính sách xoá đói giảm nghèo và trợ giúp các địa phương nghèo phát triển kinh tế thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phát triển sản xuất hàng hoá theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ; giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp. Tiếp tục tăng nguồn vốn tín dụng xoá đói giảm nghèo, đổi mới phương thức cho vay, đẩy mạnh trợ giúp người nghèo phát triển sản xuất, kinh doanh. Tổng kết và nhân rộng các mô hình xã hội hoá xoá đói giảm nghèo có hiệu quả và đề xuất cơ chế, chính sách bảo đảm thực hiện. Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị cơ sở để thực hiện có hiệu quả các giải pháp xoá đói giảm nghèo.
3) Coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, từ đó tập trung đổi mới các cơ chế chính sách, tạo ra sự bình đẳng các cơ hội tiếp cận dịch vụ giáo dục và đào tạo của các cộng đồng dân cư. Chính phủ cần huy động các nguồn vốn hợp lý để tăng đầu tư, xây dựng trường lớp, phát triển cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục. Song song với cải thiện môi trường chính sách, cần xây dựng một chuẩn chất lượng tối thiểu với các trường trên phạm vi toàn quốc. Cải tiến chất lượng giáo dục giáo dục cơ bản, đổi mới chương trình giảng dạy trên nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm để nâng cao chất lượng. Cải thiện và nâng cao năng lực, chất lượng của giáo viên thông qua sự điều chỉnh toàn diện điều kiện giảng dạy và các hình thức đào tạo. Tăng cường năng lực quản lý của cán bộ quản lý giáo dục. Tiếp tục khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân, qua các chương trình xã hội hoá giáo dục. Động viên sự đóng góp của cộng đồng dân cư cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo nhằm giảm bớt khoảng cách giữa cung và cầu về nguồn lực trong giáo dục.
4) Về y tế, cần xây dựng hệ thống y tế dự phòng một cách khoa học hợp lý, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về phòng bệnh, phòng chống dịch, vệ sinh môi trường. Bảo đảm cho các cơ sở y tế dự phòng đủ điều kiện và năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của ngành trong tình hình mới. Phát triển các trung tâm y tế vùng để đảm nhiệm chức năng chuyên môn kỹ thuật y tế vùng. Tăng cường hệ thống y tế cơ sở tuyến huyện, xã cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và đào tạo cán bộ y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng trong khám chữa bệnh. Phát triển các trung tâm y tế kỹ thuật cao. Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia công tác phát triển y tế.
5) Thực hiện các chính sách nhằm tăng cường nguồn lực tài chính, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kinh tế, tạo sự chuyển biến cơ bản trong đầu tư bảo vệ môi trường. Tăng cường ngân sách nhà nước cho công tác tài nguyên, môi trường ; phân định và hình thành các nội dung chi ngân sách nhà nước riêng cho các hoạt động sự nghiệp môi trường. Đa dạng hoá đầu tư bảo vệ môi trường để bảo đảm có đủ nguồn lực bảo vệ môi trường, chú trọng huy động mọi nguồn lực trong toàn xã hội. Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể để khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho bảo vệ môi trường. Các cấp chính quyền địa phương có trách nhiệm huy động các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư đóng góp công sức, tiền của… để đầu tư bảo vệ môi trường. Đầu tư bảo vệ môi trường cần được lồng ghép với các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Khuyến khích sự đầu tư của tư nhân vào các dịch vụ môi trường. Tăng cường phân cấp quản lý và tăng cường năng lực lượng cho cán bộ quản lý môi trường ở cơ sở để tạo ra bước chuyển biến cơ bản cho công tác quan trọng này.
KẾT LUẬN CHUNG
Tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế đang nổi lên như là một trong những chủ đề trung tâm của các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta. Đây cũng là một vấn đề mới và khó đang được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm.
Nhằm mục tiêu phân tích, làm rõ thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới (1986-2007), nhất là trong những năm gần đây (2001-2007), và dự báo khả năng tăng trưởng và nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế trong thời gian tới, đề tài đã tổng hợp các lý thuyết tăng trưởng chính và các quan điểm về chất lượng tăng trưởng trên thế giới, từ đó hình thành lý thuyết về tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng có thể áp dụng để phân tích cho trường hợp nền kinh tế. Căn cứ lý thuyết này, đề tài đã nghiên cứu kinh nghiệm các nước xung quanh có tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế tương đối cao để rút ra các bài học kinh nghiệm.
Chương III và chương IV của đề tài đã nghiên cứu trực tiếp thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế nước ta trong hơn 2 thập niên đổi mới vừa qua, đồng thời đã xây dựng được phương pháp tiếp cận và mô hình thích hợp để dự báo tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng tổng hợp của nền kinh tế nước ta.
Các phân tích, đánh giá của đề tài về thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới trong chương III cho thấy về mặt tăng trưởng, nền kinh tế nói chung và từng khu vực kinh tế nói riêng đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao so với trung bình của thế giới. Đặc biệt, quá trình tăng trưởng của nền kinh tế nước ta đã diễn ra khá ổn định trong từng giai đoạn và hiện nay đang có xu hướng ổn định dần.
Về chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế nước ta, qua các nghiên cứu trên, có thể khẳng định hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội, môi trường liên quan đến chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế nước ta đều có những cải thiện rõ rệt trong thời kỳ đổi mới, trong đó nổi bật là nâng cao năng suất lao động xã hội, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước, chỉ số phát triển con người, công tác xoá đói giảm nghèo và phát triển nhiều mặt xã hội khác...
Đề tài đã thực hiện các dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng kinh tế đối với nền kinh tế nước ta cho giai đoạn từ nay đến năm 2015.
Dự báo theo xu thế cho thấy có thể có một số kịch bản xảy ra cho quá trình phát triển kinh tế trung và dài hạn sắp tới. Tuy nhiên, do tính ổn định trong tăng trưởng của nước ta khá lớn (ổn định theo nghĩa gắn với những chỉ tiêu kinh tế cơ bản trong nước; khi những chỉ tiêu này biến động với phạm vi lớn, dù không phải thường xuyên, thì đều có ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Do vậy, dự báo cơ bản, theo xu thế vẫn giữ vai trò chủ đạo.
Dự báo cơ bản cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta trung bình giai đoạn 2008-2010 là 8,3%; giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 là 8,9-9%. Tốc độ tăng trưởng 9% chưa thể đảm bảo đạt được định hướng mục tiêu tăng trưởng như Đại hội Đảng đề ra. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này vẫn cao hơn so với tốc độ trung bình đã thực hiện được trong 2 thập kỷ đổi mới vừa qua.
Bên cạnh phương án cơ bản nêu trên, đề tài vẫn có khả năng xảy ra phương án tăng trưởng lạc quan theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta trung bình giai đoạn 2008-2010 là 8,5%; giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 là 10,5%. Tốc độ tăng trưởng 10,5% như trên có thể đảm bảo đạt được định hướng mục tiêu tăng trưởng như Đại hội Đảng đề ra.
Ngoài ra, đề tài cho rằng cũng cần dự kiến phương án tăng trưởng bi quan có thể xảy ra khi xuất hiện thêm nhiều nhân tố ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng. Theo phương án này, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta trung bình giai đoạn 2008-2010 là 8,3% và trong giai đoạn 2011-2015 cũng vẫn là 8,3%. Tốc độ tăng trưởng này kém xa so với định hướng mục tiêu tăng trưởng như Đại hội Đảng đề ra mặc dù so với các giai đoạn trước, đây cũng là tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm cao nhất từ trước đến nay.
Về dự báo chất lượng tăng trưởng tổng hợp của nền kinh tế nước ta cho giai đoạn từ nay đến năm 2015 cho thấy chất lượng tăng trưởng tổng hợp của nền kinh tế nước ta sẽ tiếp tục tăng lên, trong đó giai đoạn 2008-2010 tăng 1,3%/năm; giai đoạn 2011-2015 tăng 1,2%/năm. Đây là những tốc độ tăng trưởng rất thấp so với các giai đoạn trước (giai đoạn 1991-1995 là 20%/năm; giai đoạn 1996-2000 là 48,4%; giai đoạn 2001-2005 là 5,4%). Điều này đòi hỏi phải có những thay đổi mạnh mẽ trong hệ thống chính sách phát triển ở nước ta trong giai đoạn tới để nâng cao tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng tổng hợp của nền kinh tế nước ta.
Trong mục khuyến nghị chính sách, đề tài đề xuất các chính sách chung nên hướng vào mục tiêu nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng tiềm năng của nền kinh tế, đồng thời phấn đấu để nền kinh tế tăng trưởng theo đúng tiềm năng. Khi đó, quá trình phát triển sẽ ổn định, dài hạn và có chất lượng cao hơn. Bên cạnh đó, cần lồng ghép đầy đủ hơn các nhiệm vụ đảm bảo thực hiện đồng thời thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và nâng cao chất lượng tăng trưởng tổng hợp của nền kinh tế.
Các chính sách động viên tăng trưởng rất phong phú, song cần tập trung vào phát triển kinh tế dân doanh để tạo nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững vì đây là nhân tố cơ bản để đảm bảo nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế tiềm năng.
Đối với mục tiêu nâng cao chất lượng tăng trưởng, các chính sách nên tập trung vào việc tạo lập một môi trường tăng trưởng bền vững, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ tạo môi trường pháp lý bình đẳng và công bằng để các loại hình doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, phát triển mạnh mẽ các nguồn lực sản xuất. Tiếp tục hoàn thiện các chính sách xoá đói giảm nghèo và trợ giúp các địa phương nghèo phát triển kinh tế thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phát triển sản xuất hàng hoá theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ; giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp. Coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, từ đó tập trung đổi mới các cơ chế chính sách, tạo ra sự bình đẳng các cơ hội tiếp cận dịch vụ giáo dục và đào tạo của các cộng đồng dân cư. Về y tế, cần có các chính sách trọng tâm, cụ thể hơn như xây dựng hệ thống y tế dự phòng một cách khoa học hợp lý, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về phòng bệnh, phòng chống dịch, vệ sinh môi trường; bảo đảm cho các cơ sở y tế dự phòng đủ điều kiện và năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của ngành trong tình hình mới. Đặc biệt, cần thực hiện các chính sách nhằm tăng cường nguồn lực tài chính, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kinh tế, tạo sự chuyển biến cơ bản trong đầu tư bảo vệ môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Adam Smith (1776) "Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations" - Điều tra về bản chất và các nguyên nhân thịnh vượng của các quốc gia. Eds. R.H. Cambell and A.S. Skinner (1979), Vol 1.
Amsden Alice H. (1989) "Asia's Next Giant: South Korea and Late Industrialization" New York, Oxford University Press.
Amsden Alice H. (1991) "Diffusion of Development: The Late Industrializing Model and Greater East Asia", American Economic Review 81(2): 282-86
Arnold C. Haberger (1983) "The Cost - Benefit Approach to Development Economics", World Development, Vol. 11, no.10 (1983), pp 864-866.
Arthur Lewis W. (1954) "Economic Development with Unlimited Supplies of Labour", The Manchester School, May, 1954, p.139.
Arrow K. J. (1962) “The Economic Implications of Learning by Doing”, Review of Economic Studies 29, 155-173.
Arthur Lewis W. (1955) "The Theory of Economic Growth", p.208
Areskoug K. (1973) "Foreign Capital Utilization and Economic Policies in Developing Countries" Review of Economics and Statistics, Vol 55, No. 2, May 1973,
Aschauer D. A. (1989a) "Is Public Expenditure Productive ?", Journal of Monetary Economics 23(2)
Aschauer D. A. (1989b) "Does Public Capital Crowd Out Private Capital ?", Journal of Monetary Economics 24(2)
Blejer M. I. và Khan M. S. (1984) "Government Policy and Private Investment in Developing Countries", IMF Staff Papers, Vol. 31.
Boone P. (1994) "The Impact of Foreign Aid on Saving and Growth", London School of Economics, mimeo
Boone P. (1996) "Politics and the Effectiveness of Foreign Aid", European Economic Review, 40
Boyer R và Didier M. (2000) "Đổi mới và tăng trưởng: thúc đẩy tăng trưởng năng động và bền vững thông qua đổi mới", Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2000.
Buffie E. F. (1993) "Direct Foreign Investment, Crowding out, and Underemployment in the Dualistic Economy", Oxford Economic Papers, Vol. 45
Burnside C. và Dollar D. (1997) "Aid, Policies and Growth", Policy Research Working Paper, No 1777, June 1997.
Carroll C.D. and Weil D.N. (1994) "Saving and Growth: A Reinterpretation", Carnegie Conference Series on Public Policy 40 (June)
Chenery H. B. and Strout A. M. (1966) "Foreign Assistance and Ecopnomic Development", American Economic Review, Vol 56 (1966)
Chow Percy C.Y. (2000) "The Asian Financial Crisis and Its Aftermath"; Flatters Frank (2000) "Thailand, the International Monetary Fund, and the Financial Crisis: First In, Fast Out ?", đều nằm trong sách: Chow Percy C.Y. and Gill Bates, eds, "Weathering the Storm", Washington, D.C. Brookings Institution Press
Chenery H.B. and Strout A.M. (1966) "Foreign Assistance and Economic Development", American Economic Review, Vol 56, No.4, Part I, September 1966
Chow Percy C.Y. (2000) "The Asian Financial Crisis and Its Aftermath"; Flatters Frank (2000) "Thailand, the International Monetary Fund, and the Financial Crisis: First In, Fast Out ?", đều nằm trong sách: Chow Percy C.Y. and Gill Bates, eds, "Weathering the Storm", Washington, D.C. Brookings Institution Press.
Cohen D. và Debonneil M. (2000) "Nội dung của nền kinh tế mới", trong sách "Nền kinh tế mới", Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2001.
Cohen D. (2000) "Các quốc gia nghèo khó trong một thế giới thịnh vượng", Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2001.
Collins S.M. (1991) "Saving Behavior in Ten Developing Countries", trong Douglas B. và Shoven J.B. eds. National Saving and Economic Performance, University of Chicago Press.
Crafts Nicolas (1998) "East Asian Growth Before and After the Crisis", IMF Staff Papers 46(2), pp 139-66.
Đạt Trần Thọ (2006) “Tốc độ và chất lương tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân.
De Gregorio J. và Guidotti P. E. (1995) "Financial Development and Economic Growth", World Development, Vol 23, No 3.
De Melo J. (1988) "The Macroeconomic E ffects of Foreign Aid: I ssues and Evidence"; in Jepma C. eds "North South Cooperation in Restrospect and Prospect", London Routledge.
De Long J. B. and Summers L. H. (1993) "How Strongly Do Developing Countries Benefit from Equipment Investment ?" Journal of Monetary Economics 32(3).
Dillar D. (1963) “The Economics of J. M. Keynes”, London, Crosby and Son Ltd.
Domar Evsey D. (1947) "Expansion and Employment", American Economic Review, March 1947.
Domar Evsey D. (1957) "Essays in the Theory of Economic Growth", New York, O xford University Press, 1957.
Dooley M., Frankel J. và Mathieson D. (1987) "International Capital Mobility: What Do the Saving - Investment Correlations Tell Us ?" IMF Staffs Papers, Vol 43, Washington DC, USA.
Dowling J.M. và Hiemenz U. (1983) "Aids, Savings and Growth in Asian Region", The Developing Economies, Vol 21, No1, March 1983.
Edwards S. (1987) “Devaluation, Aggregate Output and Income Distribution”, University of California, November.
Feldstein M. (1994) "Tax Policy and International Capital Flows", NBER Working Papers.
Feldstein M. và Bacchetta P. (1991) "National Saving and International Investment", trong Douglas B. và Shoven J.B. eds. National Saving and Economic Performance, University of Chicago Press.
Feldstein M. và Horioka C. (1980) "Domestic Savings and International Capital Flows", Economic Journal, Vol 90 (1980), pp. 314-329.
Felipe Jesus (1999) "Total Factor Productivity Growth in East Asia: A Critical Survey", Journal of Development Studies 35(Avril), pp 1-41.
Frankel J. A. (1992) "Measuring International Capital Mobility: A Review", American Economic Review, 82(2)
Frey B.S. and Schneider F. (1986) "Competing Models of International Lending Activity", Journal of Development Economics, 20
Fry J. Maxwell (1984) "Domestic Resource Mobilization through Financial Development" Volume II, Appendices, Manila, ADB, Mimeographed.
Fry J. Maxwell (1988) "Money, Interest, and Banking in Economic Development", The Johns Hopkins University Press.
Furman Jason and Joseph E. Stiglitz (1998) "Economic Crises: Evidence and Insights from East Asia", Brookings Papers on Economic Activity 1998 (2), pp 1-114
Greenwald (1987) "Dictionary of Modern Economics", McGraw-Hill Book Company.
Gillis M., Perkins D.H... (1987) " Kinh tế học của sự Phát triển", Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW, 1990.
Gordon H. và Sellon J. eds. Changing Capital Markets: Implications for Monetary Policy, Federal Reserve Bank of Kansas
Go E. (1983) "The Impact of Foreign Capital Inflow on Investment and Economic Growth in Developing Asia", Economic Office Report Series, no 33, ADB, May 1985.
Griffin K.G. (1970) "Foreign Capital, Domestic Saving and Development", Oxford Bulletin of Economics and Statistics, No.32, May 1970
Greene J. and Villanueva D. (1991) "Private Investment in Developing Countries: An Empirical Analysis", IMF Staffs Papers, Vol 38, Washington DC, USA.
Gupta K.C. và I slam M.A. (1983) "Foreign Capital, Savings and Growth", Dordrecht, Holland, D.Reidel Publishing Company.
Harrod R. F. (1939) "Essay in Dynamic Theory", Economic Journal, March 1939
Hellman T.F., Kevin C. Murdock, and Joseph E. Stiglitz (2000)
Helleiner G. (1987) "Direct Foreign Investment and Manufacturing for Export: A Review of Issues", in Cable V. and Persaud B. eds "Developing with Foreign Investment", London: Croom Helm.
Hirschman Albert O. (1958) "The Strategy of Economic Developpent".
Hội đồng Phân tích Kinh tế trực thuộc Thủ tướng Pháp (1998, 2000) "Báo cáo năm 1998" do M. Didier và R. Boyer soạn, "Báo cáo năm 2000" do E. Cohen và J. H. Lorenzi soạn.
Hollis Chenery (1986) "Growth and Transformation" in Hollis Chenery, Sherman Robinson and Moshe Syrquin (1986) "Industrialization and Growth", Oxford University Press, New York.
Hughes H and Dorranece G. S. (1987) "Foreign Investment in East Asia", in Cable V. and Persaud B. eds "Developing with Foreign Investment", London: Croom Helm.
Husain I. and Jun K. (1992) "Capital Flows to South A sian and ASEAN Countries: Trends, Determinants and Policy Implications" World Bank Working Papers, 842, Washington D.C.
Ito Takatoshi (2001) "Tăng trưởng, khủng hoảng và tương lai phục hồi kinh tế ở Đông á", trong sách: "Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông á", J. E. Stiglitz và S. Yusuf biên tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2002.
Ito Takatoshi and O rii Keisuke (2000) "Changes in Industrial Structure in East Asian Countries: Common Characteristic and Idiosyncratic Factors" in The East Asian Economic Growth with Industrial Structural Changes, Chapter 1, Economic Planning Agency, Tokyo, Japan
Jensen K. (1995) "The Macroeconomic Effects of Direct Foreign Investment: The Case of Thailand", World Development 23 (2)
Kaldor N. (1957) "A Model of Economic Growth", Economic Journal 67(268)
Keynes J. M. (1936) “General Theory”
Keynes J. M. (1952) “Essays in Persuasian”, London, Rupert Hart-Davis.
Khan M. S. and Reinhart C. M. (1990) "Private Investment and Economic Growth in Developing Countries", World Development 18 (1)
Kim Jong Il and Lawrence Lau (1994) "The Sources of Economic Growth of the East Asian Newly Industralized Countries", Journal of Japanese and International Economies 8(3).
Krugman P. và Taylor L. (1978) “Contractionary Effects of Devaluation”, Journal of International Economics (Amsterdam), Vol. 8, August
Lee J.S và Rana P. (1986) "Effects of Foreign Capital Inflows on Developing Countries in Asia" Economic Staffs Papers, No 30, Chapter IV, ADB, Avril 1986.
Lessard D. R (1989) "Beyond the Debt Crisis: Alternative Forms of Financing Growth", Working Papers of the Alfred P. Sloane School of Management, Massachusetts Institute of Technology, February 1989.
Levis C. Solmon (1994) "Economics", Addison-Wesley Publishing Compagny, USA and Canada.
Levine R. and Renelt D. (1992) "A Sensitivity Analysis of Cross Country Growth Regressions", American Economic Review 84(2)
Lizondo J. S. và Montiel P. J. (19..) “Contractionary Devaluation in Developing Countries - An Analytical Overview”, IMF Staff Papers.
Lorenzi J.H. (1995) "Le choc du progres technique" Economica
Lorenzi J.H. (2001) "Kinh tế và cải tiến kỹ thuật", trong sách: Khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế, do Michaud Y. chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002
Lucas R. E. (1993) "On the Determinants of FDI: Evidence from East and Southeast Asia", World Development 21 (3)
Maddison A. "Economie Mondiale 1820-1992", Paris, OCDE, 1995
Maizel A. và Nissanke M. (1984) "Motivation for Aid to Developing Countries", World Development 12 (9)
Mankiw N., Romer D, and Weil D. (1992) " A Contribution to the Empirics of Economic Growth", Quarterly Journal of Economics, 107(2)
Marx K. (1865) "Capital", tập 1
Matsuyama Kiminori (1992) "The Market Size, Entrepreneurship and the Big Push", Journal of the Japanese and International Economies (6), pp 347-64
McKinlay R. D. và Little R. (1979) "The US Aid Relationship: A Test of the Recepient Need and Donor Interest Models", Political Studies 27 (2)
McKinnon Ronald I (1991) "The Order of Economic Liberalization: Financial Control in the Transition to a Market Economy", Baltimore, Md. Johns Hopkins University Press.
Meade J. E. (1982) "A Neo-Classical Theory of Economic Growth", London: George Allen and Unwin Ltd, Edition 1982.
Misra S. K. and Puri V. K. (1988) “Development and Planning”, Himalaya Publishing House, Delhi, Avril 1988
Murphy K.M., Shleifer A., và Vishny R.W. (1989a) "Industrialization and the Big Push", Journal of Political Economy 97 (5, October), pp 1003-26
Murphy K.M., Shleifer A., và Vishny R.W. (1989b), "Income Distribution, Market Size, and Industrialization", Quarterly Journal of Economics 104(3), pp 537-64.
Mussa M. L. và Goldstein M. (1994) "The Integration of World Capital Markets", trong Newlyn W. T. (1977) "The Financing of Economic Development", Oxford: Clarendon Press.
Obstfeld M. (1986) "Capital Mobility in the World Economy: Theory and Measurement", Carnegie Conference Series on Public Policy, 24 (Spring)
Obstfeld M. (1994) "International Capital Mobility in the 1990s", International Finance Discussion Paper 472, Board of Governors, Federal Reserve System, Washington DC.
Papanek G.F (1972) "Aid, Foreign Private Investment, Savings and Growth in Less Developed Countries", Journal of Political Economy, Vol 81, No1, 1-2/1972.
Pass C. and Lowes B. (1995) "Dictionary of Economics", Collins, 1995
Polak Jacques J. (1989) "Financial Policies and Development", Paris, OECD, 1989.
Ragnar Nurke (1953) "Problems of Capital Formation in Underdeveloped Countries". Oxford University Press, New York.
Rana B.P. and Dowling J.M (1988) "The Impact of Foreign Capital on Economic Growth: Evidence from Asian Developing Countries", The Developing Economies, Vol 24, No.01, March 1988
Rana B.P. (1988) "Recent Trends and Issues on Foreign Direct Investment in Asian and Pacific Developing Countries", Economic Staffs Papers, No.41, ADB, March 1988
Rana B.P. and Dowling J.M (1990) "Foreign Capital and Asian Economic Growth", Asian Development Review, Vol 8, No.02, Asian Development Bank
Robinson J. (1962) "Essays in the Theory of Economic Growth", London, Macmillan
Rosenstein Rodan P.N. (1961) "International Aid for Underdeveloped Countries", Review of Economics and Statistics, Vol 43, No. 2, May 1961,
Rostow W.W. (1960) "The Stages of Economic Growth", London: Cambridge University Press, 1992
Sachs J. D. và Warner A. (1995) "Economic Reform and the Process of Global Intergration" Brookings Papers on Economic Activity (1).
Schmidt-Hebbel K. and Serven L. (1996) "Saving and Investment: Paradigms, Puzzles, Policies", The WB Research Observer, Vol. 11, No. 1, February 1996.
Schumpeter J. (1911) "Theorie de l'Evolution Economique - Recherche sur le Profit, le Credit, l'Interet et le Cycle de la Conjoncture", bản dịch tiếng Pháp, 1983, Dalloz, Paris.
Schumpeter J. (1934) "The Theory of Economic Development", Cambridge, Mass. Harvard University Press.
Sen A.K. (1983) "Development: Which Way Now ?", Economic Journal, December 1983.
Serven L. và Solimano A. (1992) “Private Investment and Macroeconomic Adjustment - A Survey” World Bank Research Observers, Vol. 7, N. 1.
Serven L. và Solimano A. (1999) “Private Investment and Macroeconomic Adjustment - An Overview” World Bank Working Papers, 9/1999.
Shirokov G. K. (1973) "Industrialization of India", Progress Publishers, Moscow.
Solow R. M. (1956) "A Contribution to the Theory of Economic Growth", Quarterly Journal of Economics, February 1956, Reprinted in Amartya Sen (ed) "Growth Economics".
Solow R. M. (1957) "Technical Change and the Aggrigate Production Funtion", Review of Economics and Statistics, No 39, 1957
Stoneman C (1975) "Foreign Capital and Economic Growth" World Development, Vol.3, No.1, January, 1975.
Summers L. H. (1988) "Tax Policy and International Competitiveness" trong Frankel J. A. eds. International Aspects of Fiscal Policies, University of Chicago Press.
Taylor A. M. (1993) "The Rocky Road to Reform, Adjustment, Income Distribution and Growth in Developing Countries", Cambridge, The MIT Press.
Taylor A. M. (1994) "Domestic Saving and International Capital Flows Reconsidered", NBER Working Papers 4892, Cambridge,
Tesar L. L. và Werner I. M. (1992) "Home Bias and the Globalization of Securities Markets", NBER Working Papers 4218, Cambridge,
Trumbull W. N. and Wall H. J. (1994) "Estimating Aid - Allocation Criteria with Panel Data", Economic Journal, 104
United Nations (1999) "World Investment Report", 1999.
UN Economic and Social Council (1963), dẫn lại trong Misra (1988).
Young Alwyn (1994b) "Lessons from the East Asian NICs: A Contrarian View", European Economic Review 38, pp 964-973
Weisskopf T.E. "The Impact of Foreign Capital Inflow on Domestic Savings in Underdeveloped Countries", Journal of International Economics, Vol 2, No.1, February 1972
World Bank (1993) " East Asian Miracle" và nhiều ấn phẩm tiếp theo
Wrong Y.C. Richard (1999) "Lessons from the Asian Financial Crisis", Cato Journal 18(3), pp 391-98.
Nguyễn Tấn Vinh: “Chất lượng tăng trưởng kinh tế – những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí khoa học chính trị số 2, 2005.
Mai Chiếm Hiếu: ‘Kinh tế Việt Nam: Những thách thức đối với mục tiêu tăng trưởng bền vững”, Tạp chí khoa học chính trị số 3, 2005.
Ngô Quang Thành: “Xu hướng nghiên cứu mới của kinh tế học phát triển”, Tạp chí khoa học chính trị số 2, 2005.
Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia: “Chất lượng tăng trưởng của Việt Nam và một số nước đông á”. Đặc san chuyên đề phục vụ lãnh đạo số 23 tháng 10 năm 2006.
International Monetary Fund (IMF) (1999): “Vietnam: Selected Issues and Statistical Appendix”,
IMF Country Report No. 99/55 and 56, IMF: Washington, DC
Binh, T.N. and Pham, D.C. (eds) (2003): The Vietnamese Economy – Awakening the Dormant
Dragon, London: Routledge Curzon
Engle, R.E. and Granger, C.W.J. (1987): “Cointegration and Error-Correction: Representation,
Estimation, and Testing”, Econometrica 55, 251-276.
Foster, N. and McCarty, A. (eds) (2001): Viet Nam in ASEAN: Regional Integration Process and Challenges, an output from the Office of the Government of Viet Nam and the United Nations Development Program, UNDP Project, “Promoting Viet Nam's Integration into ASEAN” (VIE/95/015)
Freeman, N.J. (2001): “Understanding the Decline in Foreign Investor Sentiment towards Vietnam during the 1990s”, Asia Pacific Business Review 8, 1-18.
General Statistical Office (GSO) (1988): So Lieu Thong Ke Kinh Te Tai Chinh 1955-1986 (Statistical Data: Economics and Finance 1955-1986), Hanoi: Statistical Publishing House--- (1998): Major Social and Economic Information Obtained from the Large Scale Surveys in Period of 1990-1996, Hanoi: Statistical Publishing House 36
Harvie, C. and Tran, V.H. (1997): Vietnam’s Reforms and Economic Growth, New York: St. Martin's Press
Haughton, D., Haughton, J., and Nguyen, P. (eds) (2001): Living Standards During an Economic Boom, Hanoi: Statistical Publishing House
Hoa, T.V. (ed) (1997): Economic Development and Prospects in the ASEAN – Foreign Investment and Growth in Vietnam, Thailand, Indonesia and Malaysia, New York: St. Martin's Press, (ed) (2000): The Social Impact of the Asia Crisis, New York: Palgrave
Kim, T.H. (1994): Economy of Vietnam: Reviews and Statistics, Hanoi: Statistical Publishing House.
Kimura, T. (1987): Betonamu No Kokusai Kankei To Keizai Hatten (Vietnam’s International Relations and Economic Development), Tokyo: Ajia Keizai KenkyuuSho.
King, R. and Levine, R. (1994): “Capital Fundamentalism, Economic Development, and Economic Growth”, Carnegie-Rochester Conference Series on Public Policy 40, 259-292
Kokko, A. (1998): “Vietnam: Ready for Doi Moi II?”, ASEAN Economic Bulletin 15, 319-327
Luoc, V.D. (ed) (1996): Vietnam’s Industrialization, Modernization and Resources, Hanoi: Social Sciences Publishing House 37
Mankiw, N.G., Romer, D. and Weil, D. (1992): “A Contribution to the Empirics of Economics Growth”, Quarterly Journal of Economics CVII, 407-437
Phan, M.N. (2004): “The Roles of Foreign Direct Investment and Exports in Vietnam’s Industrialization and Development”, Ph.D. dissertation, Japan: Kyushu University.
Phan, M.N., Nguyen, T.P.A and Phan, T.N (2003): “Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001”, ASEAN Economic Bulletin 20, 211-232
Phan, M.N. and Ramstetter, E.D. (2004): “Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition”, Asian Economic Journal 18, 371-404
Pike, D. (1984): Vietnam and the Soviet Union – Anatomy of an Alliance, New York: Westview.
Sundrum R.M. (1986): “Indonesia's Rapid Economic Growth: 1968-81”, Bulletin of Indonesian Economic Studies 22, 40-69
Temple, J.R.W. (1998): “Robustness Tests of the Augmented Solow Model”, Journal of Applied Econometrics 13, 361-375
Tho, T.V. (1992): Betonamu No Taigai Boeki To Gaishi Donyu, (Vietnam’s External Trade and Foreign Investment Promotion), in: Sekiguchi, S. and Tran, V.T. (eds): Genzai
Betonamu Keizai (The Current Vietnamese Economy), Tokyo: Toyo Keizai Shimpousha 38
UNIDO and DSI 1999: “Vietnam: Industrial Competitiveness Review”, prepared jointly by UNIDO and DSI - Development Strategy Institute - Ministry of Planning and Investment
United Nations: http://unstats.un.org/unsd/ snaama/SelectionCountry.asp
Wang, Y. and Yao, Y. (2003): “Sources of China’s Economic Growth 1952–1999: Incorporating Human Capital Accumulation”, China Economic Review 14, 1-25
World Bank: World Development Indicators 2004, CD-ROM
Báo cáo năng suất của Malaixia năm 2005
Niên giám thống kê các năm 1995 đến 2007,
Tăng Văn Khiên (2007) “Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp thời kỳ 1996-2005 trong toàn nền kinh tế”, Tạp chí quản lý kinh tế số 14-5+6/2007,
TS, Đinh Văn Ân, ThS, Phạm Hoàng Hà, Viện Nghiờn cứu Quản lý Kinh tế TW: mổ xẻ năng lực cạnh tranh quốc gia , Báo Đầu tư, thứ hai ngày 2/10/2006,
Viện kinh tế Việt Nam (2008): “Quan hệ giữa số lượng và chất lượng tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 – Dự báo và khuyến nghị”,
Phan Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003, ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol,20, No,3, Singapore: Institute of Southeast Asian Studies,
Phan Minh Ngoc and Eric D, Ramstetter, 2004, ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’, Asian Economic Journal, Vol,18, No,4, United Kingdom: Blackwell Publishing Ltd,
Phan Minh Ngoc, 2004, ‘The Roles of Foreign Direct Investment and Trade in Vietnam’s Industrialization and Development’, Luận ỏn tiến sĩ, Khoa Kinh tế, Đại học Kyushu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét