Bài viết cũ của tôi:
Chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam
II- Tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng của Thái LanThái Lan là một trong 5 nước sáng lập ra ASEAN (8/1967), khối kinh tế khu vực được coi là phát triển năng động nhất hiện nay, đồng thời, Thái Lan còn là thành viên của Hiệp định Hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công (gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam).
Là một nước nông nghiệp truyền thống, bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan mới bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất và đến nay là kế hoạch lần thứ chín. Sau gần 50 năm thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, Thái Lan hiện đã trở thành một nước công nghiệp mới trong khu vực và trên thế giới. Trong suốt quá trình phát triển của mình, nhìn chung, Thái Lan đã duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao và chất lượng tăng trưởng được đảm bảo.
1) Tăng trưởng của nền kinh tế
Tăng trưởng kinh tế cao ở Thái Lan thể hiện qua tỷ lệ tăng trưởng GDP tương đối cao và ổn định trong suốt thời kỳ dài từ năm 1970 đến nay, ngoại trừ hai năm bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á.
Trong thời kỳ từ 1980 - 1986, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Thái Lan luôn giữ ở mức từ 4,8 - 5,5%/năm, một tốc độ tăng trưởng khá trong thời kỳ đầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tiếp theo đó đến giai đoạn từ 1987 - 1995, tốc độ gia tăng GDP đã tăng lên nhanh chóng, trung bình đạt 9%/năm (so sánh trong cùng thời kỳ này, tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế bình quân của các nước đang phát triển vào khoảng 5%). Giai đoạn tiếp theo từ 1996 - 1999, tác động cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á đã làm cho kinh tế Thái Lan chững lại, giảm từ 9,2% năm 1995 xuống còn 5,9% vào năm 1996.
Trong hai năm 1997, 1998 tỷ lệ tăng trưởng giảm xuống mức âm 1,4 % và 10,5%. Đây là hai năm nền kinh tế Thái Lan chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên từ năm 2000, nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục. Năm 2000 tăng trưởng GDP đạt 4,8%, năm 2002 đạt 5,3%; năm 2003 đạt 7,1%; từ năm 2004 đến nay trung bình đạt 5%/năm.
1) Tăng trưởng của nền kinh tế
Tăng trưởng kinh tế cao ở Thái Lan thể hiện qua tỷ lệ tăng trưởng GDP tương đối cao và ổn định trong suốt thời kỳ dài từ năm 1970 đến nay, ngoại trừ hai năm bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á.
Trong thời kỳ từ 1980 - 1986, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Thái Lan luôn giữ ở mức từ 4,8 - 5,5%/năm, một tốc độ tăng trưởng khá trong thời kỳ đầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tiếp theo đó đến giai đoạn từ 1987 - 1995, tốc độ gia tăng GDP đã tăng lên nhanh chóng, trung bình đạt 9%/năm (so sánh trong cùng thời kỳ này, tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế bình quân của các nước đang phát triển vào khoảng 5%). Giai đoạn tiếp theo từ 1996 - 1999, tác động cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á đã làm cho kinh tế Thái Lan chững lại, giảm từ 9,2% năm 1995 xuống còn 5,9% vào năm 1996.
Trong hai năm 1997, 1998 tỷ lệ tăng trưởng giảm xuống mức âm 1,4 % và 10,5%. Đây là hai năm nền kinh tế Thái Lan chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên từ năm 2000, nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục. Năm 2000 tăng trưởng GDP đạt 4,8%, năm 2002 đạt 5,3%; năm 2003 đạt 7,1%; từ năm 2004 đến nay trung bình đạt 5%/năm.
Đồ thị 2: Tốc độ tăng GDP của Thái Lan giai đoạn 1990-2007 (%)
2) Chất lượng tăng trưởng kinh tế
a) Xét theo chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp (TFP):
Trong thời kỳ từ năm 1987 – 1996, tăng trưởng nhanh của Thái Lan chủ yếu đạt được nhờ vào tăng vốn đầu vào, đóng góp của yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp không nhiều và có những biến động thất thường. Đóng góp của TFP là 18,5% vào tăng trưởng GDP giai đoạn 1970 – 1980; tương đối cao giai đoạn 1980 -1990 (34,7%), nhưng các thời kỳ sau đó đóng góp của TFP giảm xuống khá thấp và còn ở mức âm, cụ thể giai đoạn 1990 – 1994 đã giảm xuống còn có 24,7%; giai đoạn 1995 - 1999 xuống tới mức –183,05%.
Bảng 2: Vai trò của TFP trong tăng trưởng của Thái Lan (%)
Thời kỳ
|
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
|
Tốc độ tăng trưởng của TFP
|
Đóng góp của TFP trong việc tăng GDP
|
1970- 80
1980- 90
1990- 94
1995- 99
--------------
1980-2000
|
6,5
7,5
8,64
1,18
--------------
5,93
|
1,2
2,6
2,11
-2,16
--------------
1,0
|
18,5
34,7
24,77
-183,05
--------------
16,86
|
Nguồn: ASEAN Development Outlook 2005.
Tăng trưởng nhanh của Thái Lan thời kỳ trước năm 1996 tiềm ẩn yếu tố kém bền vững, khi mà tăng trưởng nhanh gắn liền với sự gia tăng không ngừng và quá ào ạt của vốn vật chất đầu vào. Ngay từ những năm 1960, cùng với việc thực thi chiến lược công nghiệp hóa, khu vực chế tạo của nước này đã được bảo hộ và phát triển mạnh. Đến sau 1985, khi nền kinh tế mở cửa hơn, cơ cấu công nghiệp chuyển mạnh từ hướng sử dụng nhiều lao động sang các ngành sử dụng nhiều vốn, do giai đoạn này dòng chảy của vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Thái Lan ồ ạt. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 làm cho nền kinh tế tăng trưởng âm, yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp suy giảm mạnh.
Tuy nhiên, so sánh với các nước đang phát triển trong khu vực, Thái Lan trong những năm từ năm 2000 đến nay vẫn đạt được những thành tựu đáng kể trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng với tỷ trọng của năng suất nhân tố tổng hợp đã lên tới trên 35%. Ngay cả trong thời kỳ trước khủng hỏang, so với các nước đang phát triển trong khu vực, tỷ trọng TFP trong tăng trưởng của Thái Lan là khá cao. Khả năng cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất và tính hiệu quả của Thái Lan là tương đối cao. Tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu có sử dụng công nghệ cao của Thái Lan đạt 39%. Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước được WB đánh giá là phát triển tương đối ổn định thì chỉ số TFP của Thái Lan chưa phải là cao; đồng thời TFP của Thái Lan mới chỉ phản ánh được hiệu quả sử dụng công nghệ nhập khẩu, chưa phản ánh được nhiều về khả năng bắt kịp và sáng tạo công nghệ mới. Nguyên nhân là do mức đầu tư cho họat động nghiên cứu và triển khai (R&D) của nước này còn thấp (khoảng 0,16% GDP trong thời kỳ 1987 – 1997).
b) Xét theo nhóm chỉ tiêu sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan dựa chủ yếu vào tăng nguồn vốn đầu vào. Tỷ lệ đầu tư trên GDP những năm trước khủng hoảng tài chính, tiền tệ năm 1997 khá cao, thậm chí rất cao (nhiều năm trên 40%). Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn của Thái Lan lại thấp, với chỉ số ICOR trong nhiều thập kỷ gần đây thường xuyên ở mức cao trên 5. Cơ cấu đầu tư của Thái Lan trong thời kỳ này có sự thiên lệch lớn. Thái Lan quá tập trung đầu tư cho ngành công nghiệp chế tạo và xây dựng kết cấu hạ tầng, dẫn đến sự mất cân xứng trong đầu tư đối với nông nghiệp; trong khi nông nghiệp vẫn là ngành vẫn chiếm phần lớn lực lượng lao động.
Bảng 3: Hệ số ICOR của Thái Lan (đầu tư không tính trễ)
Năm
|
Đầu tư / GDP
|
GDP
|
ICOR
|
2002
|
23.80
|
5.30
|
4.49
|
2003
|
25.00
|
7.10
|
3.52
|
2004
|
26.80
|
6.30
|
4.25
|
2005
|
31.50
|
4.50
|
7.00
|
2006
|
27.90
|
5.00
|
5.58
|
Tuy nhiên, sau khủng hoảng, tài chính, tiền tệ năm 1997, nền kinh tế Thái Lan đã có sự phục hồi khá nhanh, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP tăng, cũng như hệ số ICOR sau năm 2001 giảm đáng kể. Hệ số ICOR đã giảm xuống còn 4,5 năm 2002; 3,5 năm 2003 và 4,25 năm 2004. Tỷ lệ đầu tư trên GDP cũng giảm xuống chỉ còn khoảng 25%. Tuy nhiên, do những khó khăn trong 2 năm 2005-2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, trong khi tỷ lệ đầu tư trên GDP tăng lên, làm cho hệ số ICOR tăng lên tới 7 năm 2005 và 5,6 năm 2006. Tính chung trong 5 năm 2002-2006, hệ số ICOR của Thái Lan vẫn ở mức khá cao là 4,97.
c) Xét theo nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh và tính ổn định trong tăng trưởng của nền kinh tế
(1) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định của Thái Lan thể hiện chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế khá bền vững. Điều này có được chính là nhờ thành quả của quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế của Thái Lan. Đã có sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu kinh tế ngành của Thái Lan trong suốt quá trình tăng trưởng kinh tế. Công nghiệp và dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp đã giảm dần. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của Thái Lan đã giảm từ 30,2% năm 1970 xuống còn 12,5% năm 1990, 9% năm 2000 song đang tăng trở lại trong những năm gần đây; năm 2007 chiếm 11,4% GDP. Trong khi đó, tỷ trọng của ngành công nghiệp đã tăng từ 25,7% năm 1970 lên 37,2% năm 1990, 42% năm 2000 và 43,9% năm 2007; tỷ trọng của ngành dịch vụ đã tăng tương ứng từ 44,1% năm 1970 lên 50,3% năm 1990 song giảm xuống còn 49% năm 2000 và 44,7% năm 2007.
Điểm đáng chú ý là tăng trưởng kinh tế nhanh của Thái Lan gắn liền với sự phát triển nhanh chóng của khu vực công nghiệp. Trong những năm 1960, sự phát triển của ngành công nghiệp là một biện pháp để hạn chế tình trạng nhập khẩu, khu vực chế tạo được bảo hộ đã phát triển rất mạnh nhằm sản xuất hàng tiêu dùng và hàng thay thế nhập khẩu phục vụ thị trường nội địa. Việc phát triển các ngành công nghiệp gia dụng giúp Thái Lan đạt được thành công trong việc giảm nhập khẩu, giúp nền kinh tế có những bước phát triển vững chắc hơn. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, khi thị trường nội địa đã bão hòa, việc điều chỉnh chính sách thay thế nhập khẩu bằng chính sách hướng vào xuất khẩu đã mang lại cho Thái Lan những chuyển biến cơ bản trong cơ cấu xuất khẩu, hàng chế tạo đã dần thay thế vị trí của xuất khẩu hàng sơ chế, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP cũng như trong xuất khẩu đều giảm nhanh chóng. Ngay trong bản thân ngành công nghiệp chế tạo cũng có sự chuyển biến từ chế tạo giản đơn, sử dụng nhiều lao động và các ngành công nghiệp dựa vào nông nghiệp sang các công nghiệp có trình độ chế tạo cao hơn.
Tuy nhiên, hầu hết các ngành công nghiệp vẫn ở trong tình trạng sử dụng nhiều lao động hơn là sử dụng vốn. Phần giá trị gia tăng trong các sản phẩm xuất khẩu của Thái Lan còn ở mức thấp; trong những năm gần đây, tỷ lệ giá trị gia tăng trong giá thành của máy tính, thiết bị bán dẫn, điện dân dụng, dệt may và ô tô tương đối thấp, lần lượt là 36%, 28%, 60%, 50% và 47%. Các ngành công nghiệp phụ trợ vẫn chưa được chú trọng đầu tư. Vì vậy, khi nền kinh tế mở cửa hơn, cơ cấu công nghiệp có xu hướng chuyển từ ngành sử dụng nhiều lao động sang các ngành sử dụng nhiều vốn hơn, từng bước thay thế những sản phẩm xuất khẩu có chi phí lao động cao, nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của sự giảm sút khả năng cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu, tăng hàm lượng công nghệ cao trong các sản phẩm xuất khẩu.
Hiện nay, ngành dịch vụ đang là một trong những ưu tiên phát triển kinh tế của Thái Lan, trong đó du lịch là ngành mũi nhọn trong lĩnh vực dịch vụ. Du lịch Thái Lan tăng trưởng mạnh và liên tục từ sau năm 1991. Sự thành công trên đã khiến du lịch trở thành ngành có doanh thu cao nhất, chiếm 6% GDP của Thái Lan. Tuy nhiên trong những năm gần đây, ngành công nghiệp không khói này của Thái Lan đã và đang gặp nhiều khó khăn do nạn dịch SARS, đại dịch cúm gia cầm, sóng thần... Để khôi phục du lịch, Chính phủ Thái Lan đã đưa ra nhiều chính sách thu hút khách du lịch, trong đó đặc biệt phải kể đến việc coi trọng khu vực kinh tế tư nhân, coi kinh tế tư nhân như là một trong những động lực phát triển kinh tế. Đây là một sự thay đổi hết sức kịp thời và phù hợp với tình hình hiện tại của nền kinh tế Thái Lan.
(2) Khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước
Đứng từ phương diện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, trong những năm gần đây với sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế, vị trí xếp hạng của Thái Lan mặc dù có sự tụt giảm nhẹ, song vẫn tương đối khả quan so với một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Việt Nam. Xếp hạng năng lực cạnh tranh tăng trưởng của Thái Lan dao động ở vị trí từ 32 – 36, trong đó, chỉ số môi trường vĩ mô của Thái Lan được đánh giá khá cao, xếp hạng 23 (4,79 điểm) năm 2004 và 26 (4,94 điểm ) năm 2005. Chỉ số năng lực cạnh tranh kinh doanh của Thái Lan cũng được xếp ở vị trí tương đối khả quan (năm 2004 và năm 2005 đều ở vị trí thứ 37).
(3) Sự ổn định của hệ thống tài chính, tiền tệ
Chính sách tự do hóa tài chính năm 1993 đã giúp Thái Lan hội nhập khá thành công vào thị trường tài chính quốc tế, dỡ bỏ những trở ngại đối với sự phát trển của các thị trường vốn nội địa. Các ngành dịch vụ tài chính – ngân hàng, bảo hiểm và kinh doanh bất động sản tăng lên với tốc độ chóng mặt, từ khoảng 5% những năm 1970 lên 10-15% trong những năm 1990. Dòng chảy của FDI đổ vào rất ồ ạt đã gây sức ép mạnh lên hệ thống tài chính – ngân hàng yếu kém của Thái Lan. Sự thất bại của thị trường trong ngành tài chính - ngân hàng của Thái Lan nguyên do từ sự thiếu những quy định và biện pháp giám sát tối thiểu về an toàn trong hoạt động của ngành tài chính, dẫn đến các hoạt động ngân hàng cho vay trong tình trạng “lạm dụng bảo lãnh cố ý làm liều”. Các công ty tài chính và ngân hàng do gia đình cai quản, thường cho vay trên cơ sở quan hệ cá nhân và có trách nhiệm giải trình ở mức độ hạn chế đối với cơ quan điều tiết tài chính, đã tiến hành rất nhiều khoản đầu tư cho việc đầu cơ kinh doanh bất động sản. Trong khi đó, Chính phủ lại không theo dõi và quản lý chặt chẽ tình hình nợ nước ngoài, đã gây ra sự tích tụ của những khoản vay nợ nước ngoài ngắn hạn đến mức không thể kiểm soát được. Chính phủ Thái Lan cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý một tài khoản vốn mở, nên đã không nhận thức được các tác động khác nhau của các loại vốn khác nhau như FDI, vốn vay thương mại, vốn vay ngắn hạn và dài hạn,… đối với sự ổn định kinh tế. Sự yếu kém của các chính sách tài chính - tiền tệ và tỷ giá là những tác nhân chính của cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan và lan truyền sang các nền kinh tế khác trong khu vực.
Chính sách cố định tỷ giá hối đoái áp dụng trong một thời gian dài của Chính phủ Thái Lan nhằm duy trì sự hấp dẫn về thương mại và đầu tư. Song đã gây những tác động tiêu cực, thâm hụt tài khoản vãng lai gia tăng, tỷ lệ lãi suất cho vay trong nước tương đối cao đã khuyến khích việc vay vốn ngắn hạn nước ngoài với mục đích đầu cơ. Sau cuộc khủng hoảng, nhận thức được những bất cập trong các chính sách thu hút đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng nhanh, mà ít chú ý đến mặt chất lượng tăng trưởng, Chính phủ Thái Lan đã có nhiều cải cách trong các chính sách được ban hành. Những điều chỉnh chủ yếu mà Chính phủ Thái Lan thực hiện là nhằm xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tạo tiền đề cho tăng trưởng bền vững. Đặc biệt là đã thay đổi chính sách tỷ giá hối đoái chuyển từ neo chặt vào đồng USD sang thả nổi có điều tiết và do thị trường quyết định phần lớn; duy trì mức lạm phát trong nước không cao hơn mức lạm phát quốc tế; tránh để nền kinh tế phát triển quá nóng hoặc quá lạnh; chú trọng phát triển cân bằng; hạn chế thâm hụt và tiến tới cân bằng các cán cân lớn như tài chính, tài khoản vãng lai, xuất nhập khẩu; tái định hướng đầu tư nhằm khắc phục những bất hợp lý về đầu tư quá mức các ngành “sốt”; giám sát các thể chế tài chính, ngân hàng để tăng cường sự minh bạch trong quản trị công ty; thực hiện những chính sách, biện pháp tài chính – tiền tệ, chinh sách phân phối thu nhập nhằm tăng nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo và tạo lập sự bình đẳng hơn trong phân phối thu nhập.
Năm 2001, hàng loạt những chính sách mới được Chính phủ của Thủ tướng Thaksin Shinawatra ban hành đã có những tác động tích cực giúp Thái Lan vượt qua những ảnh hưởng vẫn còn tồn tại của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và vương lên trở thành những quốc gia hàng đầu Đông Nam Á. Bằng những khoản cho vay lãi suất thấp và trợ cấp của Chính phủ, nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Trong vòng 5 năm, Thái Lan từ một nước phải vay nợ đã có dự trữ ngoại tệ gần 50 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 2.740 USD/năm, trong đó thu nhập của nông dân tăng gần gấp đôi. Vốn đầu tư nước ngoài cũng như khách du lịch tiếp tục đổ vào Thái Lan. Năm 2007 đồng Baht lên giá khá mạnh so với đồng đô la (khoảng 34,5 baht/1 USD so với 42-43/1 USD giai đoạn sau khủng hoảng 1997). Dự trữ ngoại tệ năm 2007 lên đến mức rất cao là 87,5 tỉ USD (so với tháng 8/1997 chỉ ở mức 800 triệu USD).
Về ổn định giá, trong suốt thập kỷ 90 của thế kỷ trước, tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng ở Thái Lan chỉ khoảng 4-6%. Từ năm 2000 đến 2003, tỷ lệ lạm phát của Thái Lan giảm xuống dưới 2%/năm. Trong những năm gần đây, tỷ lệ lạm phát đã tăng lên, năm 2004 là 2,8%; năm 2005 là 4,5%; năm 2006 là 4,6% và năm 2007 chỉ ở mức 2,3%. Tỷ lệ lạm phát thấp trong khi tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao chứng tỏ, nền kinh tế Thái Lan trong những năm vừa qua đã phát triển với chất lượng tương đối ổn định. Các chính sách kinh tế vĩ mô tỏ ra khá có hiệu quả trong việc thúc đẩy tăng trưởng và kiềm chế lạm phát.
d) Xét theo nhóm chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng gắn với phát triển xã hội
(1) Về chỉ số phát triển con người: theo Báo cáo phát triển con người năm 2005 thì năm 2003 chỉ số HDI của Thái Lan là 0,796, xếp thứ 61 trong 177 nước có số liệu so sánh. Theo Báo cáo phát triển con người năm 2007 thì năm 2005 chỉ số HDI của Malaixia là 0,781, xếp thứ 78 trong 177 nước có số liệu so sánh. Như vậy, chỉ số phát triển con người của Thái Lan khá cao.
(2) Các thành quả của tăng trưởng kinh tế của Thái Lan cũng chưa tạo được những chuyển biến mạnh về các vấn đề an sinh xã hội và phúc lợi cho người dân. Trước khủng hoảng tài chính - tiền tệ, tình trạng nghèo đói ở Thái Lan đã giảm mạnh cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế cao và liên tục trong suốt mấy thập kỷ liền. Thành tựu xóa đói giảm nghèo ở Thái Lan rất ấn tượng, tỷ lệ đói nghèo giảm từ 20,15% năm 1990 xuống 6,1% năm 1998. Từ năm 1990 trở đi, nghèo đói giảm nhanh ở khu vực nông thôn, chủ yếu do lực lượng lao động di cư khỏi nông thôn ra thành phố làm việc đã gửi tiền về hỗ trợ gia đình.
(3) Trong khi nghèo đói giảm khá nhanh thì bất bình đẳng lại có xu hướng gia tăng, đặc biệt là sau khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra. Bất bình đẳng của Thái Lan phần nhiều là do xuất phát từ sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. Sự phân bố về mặt lãnh thổ các ngành công nghiệp cũng rất mất cân đối, các ngành công nghiệp chỉ tập trung vào các khu vực thành thị, đặc biệt là khu vực Bangkok và vùng phụ cận của nó, trong khi ở các vùng nghèo và xa xôi như vùng Đông Bắc còn phân bố rải rác. Bên cạnh đó còn do cơ cấu đầu tư tập trung chủ yếu vào những ngành công nghiệp chế tạo kỹ thuật cao và các ngành đang “sốt” như tài chính, bảo hiểm và bất động sản. Những ngành này đều đòi hỏi lực lượng lao động có kỹ năng nên không thể thu hút hết lao động từ ngành nông nghiệp sang.
Bất bình đẳng trong thu nhập còn trở nên trầm trọng hơn do Chính phủ đã không sử dụng các công cụ kinh tế như chính sách tài chính để phân phối lại thu nhập một cách công bằng hơn; chi tiêu ngân sách Chính phủ dành cho giáo dục, y tế và các dịch vụ khác tăng không tương ứng so với chi tiêu vào các khoản khác và tập trung chủ yếu vào khu vực thành thị. Các gia đình giàu có thường được hưởng lợi nhiều hơn từ chi tiêu ngân sách Chính phủ cho giáo dục, y tế, hạ tầng cơ sở ở nông thôn, viễn thông và vận tải.
(4) Về giáo dục, nhận thức được vai trò của giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, do đó giáo dục tiểu học rất được coi trọng. Vào cuối những năm 1980, Thái Lan đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học. Bên cạnh đó, Chính phủ đã áp dụng các biện pháp vừa bắt buộc vừa khuyến khích để phát triển giáo dục trung học và hạn chế những bất bình đẳng trong giáo dục. Từ 1996, Chính phủ đã đẩy mạnh khuyến khích giáo dục hơn nữa thông qua việc cung cấp các khoản tín dụng với lãi suất thấp cho tất cả các bậc học. Tỷ trọng ngân sách dành cho giáo dục trong tổng ngân sách đã tăng lên khá mạnh; nhờ đó tỷ lệ học sinh đến trường tham gia giáo dục trung học cơ sở đã tăng rất nhanh. Từ năm 2005 đến nay, tỷ lệ giáo dục cấp tiểu học đạt 100% dân số trong độ tuổi đến trường; tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc và biết viết là 97% tổng dân số.
Mặc dù tỷ lệ nhập học ngày càng tăng lên nhanh chóng song tỷ lệ học sinh bỏ học trung học cơ sở vẫn còn tương đối cao và càng cao hơn nữa trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Chi tiêu ngân sách Chính phủ cho giáo dục vẫn có xu hướng tập trung nhiều vào bậc trung học phổ thông, mặc dù việc tăng chi ngân sách cho giáo dục trung học cơ sở và đào tạo nghề có nhiều khả năng tác động tích cực hơn lên phân phối thu nhập. Do vậy, Thái Lan vẫn sẽ còn phải mất nhiều năm nữa mới có thể nâng cao được trình độ giáo dục của lực lượng lao động nhằm tạo ra những tác động tích cực lên việc xóa đói giảm nghèo, cải thiện thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ công nghệ cao
(5) Trong những năm gần đây, tình hình chính trị ở Thái Lan liên tục trong trạng thái bất ổn. Điều này làm cho nền kinh tế Thái Lan phải đối mặt với những thách thức thực sự: Sức cạnh tranh của nền kinh tế giảm, chỉ số thành quả kinh tế giảm. Một điều dễ nhận thấy nhất là bất ổn về chính trị sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế, thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ tái diễn cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ như thời kỳ 1997 - 1998. Hệ quả của nó sẽ là gây ra tình trạng giảm tốc độ thu hút đầu tư nước ngoài, nguy cơ lạm phát và kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
e) Xét theo nhóm chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng gắn với bảo vệ, phát triển tài nguyên, môi trường
Thái Lan là đất nước có tốc độ tăng trưởng cao, song cũng là nước dẫn đầu về tốc độ khai thác tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Tăng trưởng nhanh cùng với việc khai thác triệt để mang tính thương mại hóa các nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguyên nhân chủ yếu làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị vắt kiệt và môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Rừng ở Thái Lan bị tàn phá rất nhanh và nghiêm trọng. Ô nhiễm không khí (được đo bằng chỉ số lượng khí thải đi-ô-xít các-bon trên 1 tấn mét khối) là khá cao và có xu hướng tăng. Ô nhiễm nguồn nước cũng rất trầm trọng. Tình trạng thiếu nước, nhất là vào mùa khô đã xảy ra ở Thái Lan trong những năm gần đây.
Mùa khô năm 2005, có tới 60 trong tổng số 76 tỉnh của Thái Lan đã bị khô hạn và thiếu nước. Nhằm hạn chế tình trạng trên, Chính phủ Thái Lan đã triển khai kế hoạch khoan thêm 4.000 giếng nước mới khai thác nước phục vụ sinh hoạt. Ô nhiễm môi trường và sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên do khai thác quá mức là những cái giá rất đắt phải trả cho công cuộc công nghiệp hóa nhanh chỉ chú trọng tới sự tăng trưởng về mặt lượng, mà thiếu quan tâm đến mặt chất của tăng trưởng ở Thái Lan. Những bất ổn về thiên nhiên, môi trường như mưa lũ, nắng nóng kéo dài, động đất, núi lửa hoạt động trở lại… không những ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của người dân mà còn đe doạ cuộc sống của nhân dân Thái Lan nói riêng và nhiều nước trên thế giới nói chung. Chính vì vậy, tăng trưởng nhanh đồng thời phải gắn với bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ cấp bách mà Thái Lan đang cố gắng thực hiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét