Ngày cúng ông Công ông Táo nói chuyện "thề"
Là người Việt Nam chắc ai cũng biết phải cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, ngày đó năm nay chính là ngày hôm nay 25/01 Dương lịch. Nhân cúng ông Công ông Táo, chúng ta cũng cúng tổ tiên và mời tổ tiên về ăn tết chung với gia đình. Trong khi cúng, nhiều khi chúng ta còn cầu xin, rồi hứa hẹn, rồi thề việc nọ việc kia nếu như được thần linh và tổ tiên phù hộ làm cho lời cầu xin của chúng ta trở thành hiện thực. Mà đâu phải chỉ hứa hẹn, thề bồi với ông Công ông Táo và tổ tiên, nhiều người còn đứng trước Quốc hội long trọng thề thốt nọ kia trước quốc dân đồng bào khi chính thức nhậm chức quan to. Tiếc thay, nhiều người hứa hẹn, thề bồi hôm nay, nhưng ngay ngày mai đã quên mất lời hứa, lời thề của mình.
Mình nhớ có câu chuyện xưa kể rằng, có người đàn ông tuổi ngoài 40, làm nghề buôn bán, tâm địa thiện lương, làm ăn phát đạt, có rất nhiều tiền, và cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác. Một hôm ông ta nói với bạn bè và hàng xóm: “Nhà ai có khó khăn gì, cần dùng đến tiền thì cứ đến nhà tôi mượn. Không phải trả lại ngay, khi nào có tiền thì trả, lâu mấy cũng được. Nhưng có một yêu cầu, đó là phải thề rằng, nếu có tiền mà dây dưa không chịu trả thì đời sau sẽ phải làm trâu làm ngựa”.
Chỉ cần nói một lời thế đó thôi là ông sẵn lòng cho mượn, không kèm bất kỳ điều kiện nào khác hay khế ước giao kèo gì. Đương nhiên, người đến mượn tiền đều thề đúng theo yêu cầu của ông rồi cầm tiền ra về.
Một hôm có một người đến nhà ông, nói rằng: “Nhà tôi gặp khó khăn, xin ông giúp cho tôi mượn một khoản tiền lớn”.
Ông chủ nhà nói: “Được thôi, tôi có thể cho ông mượn tiền, nhưng ông nhất định phải trả, đồng thời còn phải thề nữa”.
Người mượn tiền nói: “Vâng, tôi nhất định sẽ trả, nếu tôi không trả, tôi thề kiếp sau tôi sẽ làm trâu làm ngựa”.
Thế rồi ông chủ nhà đem tiền giao cho người kia. Ông này cầm tiền xong, trong lòng thầm nghĩ: “Nhà ông buôn bán phát đạt như thế này, nhiều tiền như thế này, số tiền ông cho mình mượn này chẳng thấm vào đâu, không có nó ông ta vẫn không thiếu đi tý nào. Mình cũng chẳng muốn trả lại tiền mượn của ông ta. Thôi, cứ đem tiền này về tiêu xài, sống vui vẻ, không cần trả, thế chẳng phải tốt hơn không ?”
Thế là ông ta cầm tiền ra về. Đi đến bờ sông, con sông này khá rộng, lại không có cầu. Ông ta cần phải đi đò, nhưng chiếc đò lại đang ở bờ bên kia. Ông ta liền lớn tiếng gọi người lái đò, nhưng người lái đò không nghe thấy. Ông ta tiếp tục gọi lớn, nhưng người lái đò vẫn không nghe thấy. Ông ta gọi mãi, gọi gần cả ngày cũng không được. Đến gần tối thì lại có một người đi đến, người này cũng muốn qua sông.
Người mới đến này vừa gọi một tiếng, người lái đò lập tức chèo đò sang. Sau khi đò cập bờ, người mượn tiền kia liền trách cứ người lái đò: “Tôi ở bên này gọi mãi cả ngày mà ông vẫn chẳng qua. Ông này vừa đến, gọi một câu thì ông liền chèo đò sang đây. Đó là kiểu làm việc gì vậy?”
Người chèo đò nói: “Thực sự là tôi không nghe thấy ông gọi. Tôi không thấy có ai ở trên bờ sông này từ sáng đến giờ. Tôi chỉ nhìn thấy một con trâu lớn ở đây đi đi lại lại ở đây, và trên thân nó mặc một cái áo hoa giống như áo gi-lê”.
Người mượn tiền lúc này lập tức kinh sợ. Chiếc áo gi-lê này chẳng phải mình đang mặc đó sao. Lẽ nào mình vừa mới thề và lời thề đã thành sự thật rồi. Mình đời này chưa chết mà đã biến thành trâu rồi, ghê quá, sợ quá. Không được, mình phải đem trả lại tiền thôi, thực sự mình cũng không khó khăn đến mức phải mượn số tiền này”.
Thế rồi ông ta đem tiền quay lại nhà ông chủ trả lại tiền. Ông chủ nhà rất ngạc nhiên, hỏi sao mới mượn tiền buổi sáng mà buổi tối ông đã đem tiền trả ?. Ông mượn tiền liền kể lại đầu đuôi sự tình.
Lời thề không phải trò đùa, đã thề là cần phải thực hiện. Người phát thệ dẫu không muốn thực hiện thì Thần linh, Trời đất cũng sẽ thực hiện. Thế nên, hãy chú ý đến những gì mình đã thề nguyền, và chú ý đến những gì người khác yêu cầu mình thề. Dẫu muốn hay không, dù nghĩ như thế nào, thì một khi đã thề thì đều phải thực hiện.
Người xưa nói: “Trên đầu ba thước có Thần linh”. Thế nên, lời nói không phải là gió bay, mà đều được Thần linh ghi lại, nhất là đối với lời thề nguyền.
Con người khi tai họa xảy đến với mình thì thường oán trách Thần linh, Trời đất không công bằng, nhưng nào họ có để ý đến những gì mình đã làm, những gì mình đã nói trước kia. Không có nhân thì sao lại có quả.
Sách xưa cũng viết “Nhà tích thiện thì có thừa phúc lành, nhà tích bất thiện thì có thừa tai ương”. Phúc họa đều có khởi nguồn từ những hành vi, lời nói và suy nghĩ của chúng ta tích lại qua từng ngày, từng tháng, từng năm, đến khi lớn nhất định thì sẽ tùy tốt xấu thiện ác nhiều ít mà thành phúc hay họa.
Còn nguy hại hơn nữa chính là, người làm việc xấu, tạo nghiệp lớn, không chỉ tự gây họa cho bản thân, mà còn liên lụy gây tai họa cho gia đình, vợ con, thậm chí cả cho con cháu các đời sau.
Mình nhớ có câu chuyện xưa kể rằng, có người đàn ông tuổi ngoài 40, làm nghề buôn bán, tâm địa thiện lương, làm ăn phát đạt, có rất nhiều tiền, và cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác. Một hôm ông ta nói với bạn bè và hàng xóm: “Nhà ai có khó khăn gì, cần dùng đến tiền thì cứ đến nhà tôi mượn. Không phải trả lại ngay, khi nào có tiền thì trả, lâu mấy cũng được. Nhưng có một yêu cầu, đó là phải thề rằng, nếu có tiền mà dây dưa không chịu trả thì đời sau sẽ phải làm trâu làm ngựa”.
Chỉ cần nói một lời thế đó thôi là ông sẵn lòng cho mượn, không kèm bất kỳ điều kiện nào khác hay khế ước giao kèo gì. Đương nhiên, người đến mượn tiền đều thề đúng theo yêu cầu của ông rồi cầm tiền ra về.
Một hôm có một người đến nhà ông, nói rằng: “Nhà tôi gặp khó khăn, xin ông giúp cho tôi mượn một khoản tiền lớn”.
Ông chủ nhà nói: “Được thôi, tôi có thể cho ông mượn tiền, nhưng ông nhất định phải trả, đồng thời còn phải thề nữa”.
Người mượn tiền nói: “Vâng, tôi nhất định sẽ trả, nếu tôi không trả, tôi thề kiếp sau tôi sẽ làm trâu làm ngựa”.
Thế rồi ông chủ nhà đem tiền giao cho người kia. Ông này cầm tiền xong, trong lòng thầm nghĩ: “Nhà ông buôn bán phát đạt như thế này, nhiều tiền như thế này, số tiền ông cho mình mượn này chẳng thấm vào đâu, không có nó ông ta vẫn không thiếu đi tý nào. Mình cũng chẳng muốn trả lại tiền mượn của ông ta. Thôi, cứ đem tiền này về tiêu xài, sống vui vẻ, không cần trả, thế chẳng phải tốt hơn không ?”
Thế là ông ta cầm tiền ra về. Đi đến bờ sông, con sông này khá rộng, lại không có cầu. Ông ta cần phải đi đò, nhưng chiếc đò lại đang ở bờ bên kia. Ông ta liền lớn tiếng gọi người lái đò, nhưng người lái đò không nghe thấy. Ông ta tiếp tục gọi lớn, nhưng người lái đò vẫn không nghe thấy. Ông ta gọi mãi, gọi gần cả ngày cũng không được. Đến gần tối thì lại có một người đi đến, người này cũng muốn qua sông.
Người mới đến này vừa gọi một tiếng, người lái đò lập tức chèo đò sang. Sau khi đò cập bờ, người mượn tiền kia liền trách cứ người lái đò: “Tôi ở bên này gọi mãi cả ngày mà ông vẫn chẳng qua. Ông này vừa đến, gọi một câu thì ông liền chèo đò sang đây. Đó là kiểu làm việc gì vậy?”
Người chèo đò nói: “Thực sự là tôi không nghe thấy ông gọi. Tôi không thấy có ai ở trên bờ sông này từ sáng đến giờ. Tôi chỉ nhìn thấy một con trâu lớn ở đây đi đi lại lại ở đây, và trên thân nó mặc một cái áo hoa giống như áo gi-lê”.
Người mượn tiền lúc này lập tức kinh sợ. Chiếc áo gi-lê này chẳng phải mình đang mặc đó sao. Lẽ nào mình vừa mới thề và lời thề đã thành sự thật rồi. Mình đời này chưa chết mà đã biến thành trâu rồi, ghê quá, sợ quá. Không được, mình phải đem trả lại tiền thôi, thực sự mình cũng không khó khăn đến mức phải mượn số tiền này”.
Thế rồi ông ta đem tiền quay lại nhà ông chủ trả lại tiền. Ông chủ nhà rất ngạc nhiên, hỏi sao mới mượn tiền buổi sáng mà buổi tối ông đã đem tiền trả ?. Ông mượn tiền liền kể lại đầu đuôi sự tình.
Lời thề không phải trò đùa, đã thề là cần phải thực hiện. Người phát thệ dẫu không muốn thực hiện thì Thần linh, Trời đất cũng sẽ thực hiện. Thế nên, hãy chú ý đến những gì mình đã thề nguyền, và chú ý đến những gì người khác yêu cầu mình thề. Dẫu muốn hay không, dù nghĩ như thế nào, thì một khi đã thề thì đều phải thực hiện.
Người xưa nói: “Trên đầu ba thước có Thần linh”. Thế nên, lời nói không phải là gió bay, mà đều được Thần linh ghi lại, nhất là đối với lời thề nguyền.
Con người khi tai họa xảy đến với mình thì thường oán trách Thần linh, Trời đất không công bằng, nhưng nào họ có để ý đến những gì mình đã làm, những gì mình đã nói trước kia. Không có nhân thì sao lại có quả.
Sách xưa cũng viết “Nhà tích thiện thì có thừa phúc lành, nhà tích bất thiện thì có thừa tai ương”. Phúc họa đều có khởi nguồn từ những hành vi, lời nói và suy nghĩ của chúng ta tích lại qua từng ngày, từng tháng, từng năm, đến khi lớn nhất định thì sẽ tùy tốt xấu thiện ác nhiều ít mà thành phúc hay họa.
Còn nguy hại hơn nữa chính là, người làm việc xấu, tạo nghiệp lớn, không chỉ tự gây họa cho bản thân, mà còn liên lụy gây tai họa cho gia đình, vợ con, thậm chí cả cho con cháu các đời sau.
Bởi vậy, ngày Tết khi cúng bái ở nhà hay ở chùa, chúng ta hãy nhắc nhở nhau luôn cẩn trọng khi cầu xin và thề thốt.
Mong các quan chức đọc những bài thế này để họ nhớ đến những lời thề của mình khi vào Đảng và khi nhậm chức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét