Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2022

Chuyện bác Lê Duẩn và Quảng trường Lê Duẩn tại Mockba

Chuyện bác Lê Duẩn và Quảng trường Lê Duẩn tại Mockba
Sáng nay tình cờ mình bấm vào trang KT Le, không ngờ đấy là trang của bác Lê Thành Kiên, con trai cố Tổng bí thư Lê Duẩn. Trên Blog toithichdoc và các trang FB của mình, mình thường ca ngợi tài năng của bác Lê Duẩn và đánh giá trong số các Tổng bí thư Đảng CSVN, mình chỉ khen có hai người là bác Lê Duẩn và bác Đỗ Mười. Riêng bác Mười thì mình chỉ khen giai đoạn bác làm Thủ tướng rồi làm Tổng bí thư (1989-1996).
1) Nghĩ về bác Lê Duẩn
Lãnh đạo VN thời nay không có mấy người giỏi nhưng thời trước đã có rất nhiều người giỏi. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử đối đầu quân sự Đông - Tây sau thế chiến thứ 2 và phải chịu nhiều ràng buộc trong nước và quốc tế nhằm đạt được mục tiêu tối hậu, nên hầu như tất cả các nhà lãnh đạo thuộc thế hệ khai quốc công thần của Đảng CSVN đều không vượt qua được ý thức hệ cộng sản và phụ thuộc sâu sắc vào hệ thống cộng sản..., dẫn tới họ dù đã lao tâm khổ tứ rất nhiều nhưng kết quả mang lại không tương xứng, thậm chí nhiều chủ trương chính sách của họ còn gây tai họa cho đất nước. 

Bác Lê Duẩn và bác Đỗ Mười là những người như thế. Hai bác không thể không gánh chịu trách nhiệm về những hậu quả nặng nề của việc vận dụng những công thức giáo điều trong mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội theo kiểu Stalin hoặc của tư tưởng giáo điều "tả" khuynh khác tên đất nước ta, mặc dầu cả hai bác đã từng cố gắng để vượt ra khỏi những áp đặt.

Mình luôn luôn tin rằng hai bác làm gì cũng luôn luôn đặt lợi ích quốc gia và lợi ích dân tộc lên trên hết, nhưng vì chỉ được tiếp thu lý tưởng cộng sản, chỉ sang tham quan các nước XHCN nên hai bác cho rằng lý tưởng cộng sản là kiêm chỉ nam tốt nhất cho mọi hành động và cả đời hai bác không thoát được lý tưởng này; dẫn đến bi kịch được người dân đánh giá là vừa có công vừa có tội. 

Đến bây giờ nhìn lại, mình vẫn cho rằng ở những thời điểm lịch sử thời đó, các bác cũng khó có thể tìm được giải pháp khác tốt hơn những gì các bác đã làm trong bối cảnh lịch sử đó. Thời đó, hầu hết người dân và các nhà lãnh đạo VN trong Nam ngoài Bắc đều tin vào mô hình xã hội chủ nghĩa vì khi đó Liên Xô vẫn đang rất hùng mạnh.

Thậm ý kiến cho rằng các bác Duẩn và Mười nên bỏ hệ thống XHCN chạy theo mô hình kinh tế thị trường và thân phương Tây ngay sau khi đất nước thống nhất năm 1975 cũng chỉ là ảo tưởng, vì sẽ bị đông đảo những người khác chặn lại và VN có nguy cơ bị cô lập trên toàn thế giới chứ không chỉ bị cấm vận bởi hệ thống các nước TBCN. 

Bác Duẩn ngay trong thời kháng chiến chống Pháp đã được những người cùng hoạt động gọi là 200 bougies, tức đầu óc sáng suốt như 200 ngọn nến. Theo wikipedia, ngày 16 tháng 5 năm 1975, Lê Duẩn đã trực tiếp vào miền Nam nắm tình hình, gồm cả tình hình kinh tế. Ông thừa nhận những yếu tố tích cực của kinh tế tư nhân và của thị trường tự do ở miền Nam. 

Tại cuộc họp trù bị của Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa III, ông đã phát biểu rất đúng: "Ở miền Bắc trước đây phải hợp tác hóa ngay lập tức. Nhưng miền Nam bây giờ không thể làm như vậy... Phải có tư sản, phải cho nó phát triển phần nào đã... Bộ Chính trị sau khi nghiên cứu thấy rằng cần phải duy trì mấy thành phần kinh tế là quy luật cần thiết trong giai đoạn bước đầu này...". Tuy nhiên, đa số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng lúc ấy muốn áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch hóa ngay. Vì thế, Hội nghị cuối cùng quyết nghị: xóa bỏ tư sản mại bản, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với tư sản dân tộc, thí điểm xây dựng hợp tác xã, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thủ công nghiệp và thương nghiệp nhỏ, trái với đề nghị của bác Duẩn. 

Những ý tưởng của Lê Duẩn là trái với lý tưởng của nhiều người trong tập thể ban lãnh đạo. Cho nên, Lê Duẩn không thể dễ dàng bày tỏ quan điểm của mình và thuyết phục những lãnh đạo khác nhất trí với quan điểm đó. Nếu cứ cố làm thì sẽ gây chia rẽ trong nội bộ Đảng nên cần phải làm từ từ để dần thuyết phục những người khác. Cho tới nay, nhiều người vẫn phê phán Lê Duẩn vì việc duy trì nền kinh tế bao cấp quá lâu, nhưng bối cảnh lịch sử lúc đó đã khiến bác không thể làm khác được. Dù gì chăng nữa, vẫn phải thừa nhận bác Duẩn có công trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước cũng như có ý chí kiên cường, tinh thần cảnh giác trong việc chống lại chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc. Một nước VN thống nhất ngày nay có sức mạnh gấp nhiều lần so với một đất nước bị chia cắt làm hai.

Đặc biệt tôi khâm phục bác Duẩn là một người có tư duy lớn và khoa học, biết làm sai thì công khai thừa nhận sai và tìm cách sửa chữa. Ví dụ khi phát hiện đã có những phát ngôn, kế hoạch, chủ trương “chủ quan nóng vội” (đề ra các mục tiêu và chỉ tiêu quá cao) và những “bảo thủ, trì trệ” trong quản lý kinh tế (duy trì quá lâu cơ chế quản lý hành chính, quan liêu bao cấp, chậm thay đổi các chính sách) trong 1-2 năm ngay sau khi đất nước thống nhất, từ năm 1976 bác đã cho tổ chức các lớp học quản lý kinh tế trung ương dành cho cán bộ cao cấp, mời chuyên gia Liên Xô sang dạy rồi đưa cán bộ sang Liên Xô học tiếp và thực tập tại chỗ. Tôi may mắn được học khóa 9 (1984) rất bổ ích dù đó chỉ là những kiến thức và kinh nghiệm quản lý kinh tế XHCN.

Theo wikipedia, Giáo sư Trần Phương có thuật lại: "Tôi nhớ có lần, vào một buổi sáng, khi nhóm trợ lý chúng tôi đang họp, anh Ba đi vào "quẳng" xuống bàn chúng tôi một tờ báo và nói: "Các anh đọc đi!". Rồi anh nhếch mép cười, đi ra... Chúng tôi cầm tờ báo lên: Trên trang nhất là một bài dài phê phán anh Kim Ngọc và quan điểm khoán hộ của anh. Có lần, tôi hỏi Anh: "Tại sao Anh không công khai phản bác lại quan điểm bảo thủ của bài báo...". Anh nói: "Quan trọng nhất là phải giữ sự đoàn kết trong Đảng...". 

Ông Trần Phương cũng cho rằng: "Ai đó đã nói rằng anh Ba không bảo vệ được Kim Ngọc là không đúng. Sau bài báo đó, Kim Ngọc vẫn là Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú.". Theo những người trợ lý thân cận nhất của Lê Duẩn kể lại thì thái độ của ông đối với khoán ở Vĩnh Phúc (1966-1968) khác với nhiều người lúc đó. Nhưng ông chưa kịp can thiệp thì đã có lệnh đình chỉ, mà đã có lệnh rồi thì không thể đảo ngược lại được. 

Ông Đậu Ngọc Xuân là trợ lý của ông kể lại: "Khi khoán Vĩnh Phúc đã bị đình chỉ, ông chỉ còn biết lên thăm Kim Ngọc và bày tỏ sự đồng tình với những tìm tòi của Kim Ngọc, an ủi về việc những sáng kiến quá mới như thế thường không dễ đi ngay vào cuộc sống"...

2) Quảng trường Lê Duẩn tại Mockba

Cách đây mấy năm, tôi có gặp một anh bạn thân là cán bộ công tác lâu năm tại Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga. Nhân đó mới hỏi độ này ở Quảng trường Lê Duẩn tại Mockba có gì thay đổi không. Anh bạn thân ớ người ra bảo ở Nga làm gì có quảng trường nào mang tên Lê Duẩn. Điều này làm tôi ngạc nhiên quá, vì rõ ràng hồi sang Mockba một tháng để làm mô hình kinh tế toàn cầu theo lời mời của LINK-UN, tôi đã sống ở gần đó và thỉnh thoảng vẫn ra siêu thị 
ở Quảng trường Lê Duẩn mua hàng. 

Sau này mỗi khi gặp những người đã có thời gian ở Nga lâu, tôi đều hỏi thăm về quảng trường Lê Duẩn vì tôi kính trọng bác, nhưng không ai biết. Cách đây mấy năm, nhân đọc bài này của bác Lê Giang, nghĩ bác rất thạo về Liên Xô cũ và nước Nga gần đây nên tôi hỏi lại, nhưng bác cũng không biết (xem bản gốc ở đây). Nhiều lúc tôi nghĩ hay mình già rồi, bắt đầu lẫn rồi nên nhớ nhầm là có Quảng trường Lê Duẩn mà thực ra không có, hay là Quảng trường Lê Duẩn đã bị đổi tên sau sự kiện Liên Xô tan rã...

Hóa ra không phải như vậy.

Ở Moskva có quảng trường Hồ Chí Minh thì nhiều người biết rồi. Chỗ này có tượng đài Bác Hồ, lối lên chỗ bến metro Akademicheskaya. Dân Việt Nam ta hay đến chỗ này đặt hoa nhân sinh nhật Bác. Thậm chí phía trước quảng trường 
còn có nhà hàng Cửu Long do một số người từ Sài gòn mở và kinh doanh khá phát đạt từ cuối thập kỷ 1980 đến nay.

Nhưng ở Moskva cũng có một quảng trường khác mang tên một người Việt Nam nổi tiếng nữa. Đó là Quảng trường mang tên bác Lê Duẩn. Hiện nay quảng trường này vẫn tồn tại chứ chưa bị đổi tên như tôi tưởng. Có thể vào mạng xem nhiều thông tin liên quan đến quảng trường này và cuộc sống của dân cư xung quanh nó.

Đã có dịp làm việc trực tiếp với giới lãnh đạo cấp cao thời bác Lê Duẩn, tôi kính trọng bác và phần lớn những người lãnh đạo thuộc thế hệ bác. Họ khác hẳn với các thế hệ sau này, từ nhân cách đạo đức, tác phong lối sống tới trình độ văn hóa, kiến thức kinh tế, quản lý kinh tế và trình độ lãnh đạo xã hội. Phải tìm hiểu lịch sử và đặt mình trong bối cảnh lịch sử lúc đó mới thông cảm cho nhiều sai lầm của họ. Điển hình
 như chuyện đổi tiền năm 1985, tôi đã đọc nhiều báo cáo hồi đó và biết có rất nhiều sức ép buộc lãnh đạo VN phải làm nhưng không thể giải thích công khai cho người dân hiểu. Ví dụ như tiền VN thời đó do Trung Quốc in hộ trong khi ngay từ nhiều năm trước, hàng ngày Trung Quốc đều tung rất nhiều tiền giả vào VN để nuôi các tập đoàn thân Trung Quốc chống phá nhà nước; tiền đó là tiền giả, nhưng cũng là tiền thật, nên gây siêu lạm phát...


Đáng sợ cho bộ máy quan chức VN ngày nay là một quảng trường Lê Duẩn tồn tại sờ sờ ra đó, đã có hơn 30 năm nay, trên mạng của Nga đầy thông tin về nó mà nhân viên Đại sứ quán Việt Nam sống chục năm ở Nga vẫn không hề biết đến sự tồn tại của nó chứ chưa nói tới viếng thăm, đặt vòng hoa... Thế mới biết trình độ văn hóa của dân ngoại giao nó thấp đến mức nào. Dĩ nhiên khi văn hóa thấp thì hành vi, cách ứng xử vô văn hóa sẽ cao.

Bác Lê Duẩn (1907-1986) là là Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ 1960 đến 1976, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1976 đến 1986. Ngày 10/7 năm 1986, bác Duẩn qua đời.

Sau đó gần một năm, ngày 14/6/1987, ở Mockba (Moskva) một Quảng trường mới xây đã được đặt tên Lê Duẩn để ghi nhận đóng góp của bác cho mối quan hệ hữu nghị Xô - Việt. Quảng trường nằm ở quận Yasenevo, thuộc khu hành chính Tây-Nam thủ đô Moskva. Quảng trường Lê Duẩn là không gian ở ngã tư các phố Aivazovski, Litovski bulvar, Tarusskaya và Yasnogorskaya.

Dưới đây là một số ảnh chụp cảnh quảng trường Lê Duẩn và khu vực xung quanh lấy trên mạng.

------------------------------------

Đây là bài mới nhất trên FB của 
bác Lê Thành Kiên:

“NGƯỜI VIỆT MỚI”

Sau khi Liên xô sụp đổ, đất nước mà tôi và nhiều thế hệ người Việt nam hằng yêu mến, kính trọng trở nên nghèo khổ, điêu tàn. Rồi cũng chính từ trong cái nghèo khổ và điêu tàn ấy, một thời gian sau nữa, xuất hiện một tầng lớp mà người ta gọi là “Novue russkie” - Người Nga mới. Tức là họ vẫn là người Nga nhưng họ cũng chẳng là người Nga. Là người Nga vì họ nói tiếng Nga. Nhưng họ ăn,mặc, ở…nói chung là sống (và cả chết nữa) hoàn toàn không giống những người Nga còn lại, người Nga “ cũ “. Vì đa phần họ là người có nhiều tiền. Số ít còn lại là có rất, rất nhiều tiền.

Tình hình ở Việt nam chúng ta lại hơi khác. Một lớp “Người Việt mới” đã dần xuất hiện khi chưa có một sự sụp đổ nào, cả trong quan chức lẫn trong doanh nhân và ngày càng rõ nét. Là quan chức, thay vì sòng sọc điếu cày như trước kia, họ hút xì gà (ngày vài ba điếu) mà mỗi điếu bằng nửa tháng lương người lao động, họ uống chai rượu bằng thu nhập 10 năm của một hộ nông dân thay vì rượu đế. Con họ, đang du học ở Anh bằng tiền tiết kiệm và tiền đi bán chổi làm thêm, vài tháng có thể về thăm bạn gái bằng vé C. Bạn gái họ vài tuần có thể đi mua các thứ lặt vặt ở các cửa hàng tại Milano, cách chúng ta không xa lắm. Khi rao giảng về chủ nghĩa và đạo đức, họ hay viện dẫn truyện Kiều và ca dao cho dễ hiểu và sinh động. Và khi chết, để khỏi chen chúc ở những nghĩa trang, nơi có chồng chất những anh hùng, liệt sỹ, những vị tiền bối, họ được chôn tại quê nhà ấm áp, nơi đã dành (hay họ đã giành) vài héc ta vuông vức.

Bên cạnh quan chức ‘’ mới” tất nhiên là chúng ta hay thấy hình bóng của vài ( hay nhiều ) doanh nhân “mới”. Họ thường tháp tùng quan chức nhưng đi sau vài bước chân, cười (rất to) khi quan chức cười mỉm, gật như gà mổ thóc mỗi khi quan chức hỏi và vỗ tay dào dạt như dành cho idol khi quan chức kết thúc bài phát biểu hùng hồn. Và họ chẳng cần “noi gương và học theo“ ai hết, đạo đức của họ sáng ngời như chúng ta đã biết trong vài ngày qua.

Một cái gì đắng chát trong cổ họng (và cả trong tim nữa) khi bất chợt nghĩ rằng: “đất nước chưa bao giờ đẹp như hôm nay” lại có thể chỉ thuộc về “HỌ”, những “Người Việt mới”!

https://www.facebook.com/profile.php?id=100011894928988

  1. Площадь Ле Зуана — Википедия

    ru.wikipedia.org/wiki/Площадь_Ле_Зуана

    Dịch trang này
    Координаты: 55°36′49″ с. ш. 37°32′19″ в. д. / 55.613611° с. ш. 37.538611° в. д.55.613611, 37.538611. Площадь Ле Зуа́на (название с 14 июня 1987 ...

  2. Ле Зуан — Википедия

    ru.wikipedia.org/wiki/Ле_Зуан

    Dịch trang này
    Ле Зуан. Материал из Википедии — свободной энциклопедии. Перейти к: навигация, поиск. В этом ... Именем Ле Зуана названа площадь в Москве.

  3. Площадь Ле Зуана - Москва - Wikimapia

    wikimapia.org/6963013/ru/

    Dịch trang này
    Площадь Ле Зуана Названа в 1987 году. Ле Зуан, вьет. Lê Duẩn (黎笋, 7 апреля 1907 — 10 июля 1986) — государственный и политический деятель ...

  4. Площадь Ле Зуана на карте

    www.moscowmap.ru/street.asp?street=2861

    Dịch trang này
    Площадь Ле Зуана на карте Москвы. Подробная схема проезда, ближайшее метро, список организаций, индексы и как проехать на площади Ле Зуана.

  5. OpenStreetMap | Way | площадь Ле Зуана (30133917)

    www.openstreetmap.org/browse/way/30133917

    Dịch trang này
    Tags: addr:postcode = 117588; cladr:code = 77000000000369300; cladr:name = Ле Зуана; cladr:suffix = Площадь; highway = unclassified · lit = yes; name ...

  6. Photos at Площадь Ле Зуана - Yasenevo - Москва - Foursquare

    foursquare.com › Outdoors & Recreation › Plaza

    Площадь Ле Зуана. пл. Ле Зуана, Москва, Москва. Outdoors & RecreationPlaza · Plaza. Alex D. April 26. Alex D. April 23. Alex D. April 20. Alex D. April 18.

  7. Площадь Ле Зуана - Yasenevo - Москва - Foursquare

    foursquare.com › Outdoors & Recreation › Plaza

    13-11-2012 - See 32 photos and 1 tip from 83 visitors to Площадь Ле Зуана. "А ничего, что она не здесь? Площадь-то...."

  8. площадь Ле Зуана на карте | Москва | RC

    rus-city.ru/msk/street/2886/

    Dịch trang này
    площадь Ле Зуана на карте: Tweet. Улицы по алфавиту: 0-9 а б в г д е ж з и к л м н о п р с т у ф х ц ч ш щ э ю я. Геоинформационный сервис «Russian ...

  9. Почтовые индексы площади Ле Зуана

    pochtovyeindeksy.ru › Москва

    Dịch trang này
    Почтовые индексы площади Ле Зуана. Индекс. Улица. Дома ... 117588 площадь Ле Зуана все дома. Почтовые отделения площади Ле Зуана на карте.

  10. Интернет-провайдеры площадь Ле Зуана - Москва On-line

    www.moskvaonline.ru/address/Ясенево/пл+Ле+Зуана

    Dịch trang này
    Поиск интернет-провайдера по адресу площадь Ле Зуана.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét