Đề nghị Chính phủ chỉ đạo thống nhất điều kiện 'về quê ăn Tết'
18/1/2022 - Các địa phương quy định điều kiện phòng dịch khi người dân về quê ăn Tết "mỗi nơi một kiểu", vì vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ chỉ đạo thống nhất.Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho ý kiến tại phiên họp của Thường vụ Quốc hội chiều 18/1. Ảnh: Media Quốc hội
Chiều 18/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo công tác dân nguyện tháng 12. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu vấn đề, hiện Chính phủ, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương không chỉ định xét nghiệm với việc đi lại của người dân, chỉ xét nghiệm với người từ "vùng đỏ" trường hợp nghi ngờ... Người dân từ tỉnh này đến tỉnh khác không phải cách ly tập trung mà được cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú.
Tuy nhiên, thực tế nhiều địa phương siết chặt quy định với người về địa bàn dịp trước Tết Nguyên đán so với hướng dẫn nêu trên; "mỗi nơi thực hiện đón người dân một khác, không cần biết đã tiêm mấy mũi vaccine, thậm chí khóa cửa bên ngoài hộ dân". Đơn cử ở Thái Bình, có hộ dân bị khóa cửa 7 ngày vì có người thân về từ "vùng đỏ", khiến họ phải nhờ hàng xóm mua đồ ăn.
"Có thể lãnh đạo cơ sở sợ dịch bệnh lây lan nhưng biện pháp hơi quá, không thống nhất, gây tâm lý e ngại cho người dân chuẩn bị về quê ăn Tết. Đề nghị Chính phủ cần quan tâm chỉ đạo", ông Tùng nói.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết thực tế đi thăm, tặng quà Tết cho đồng bào những ngày qua, ông thấy thực trạng từ bản này sang bản kia vẫn có barie chắn. Nhiều nhóm lao động phi chính thức, thậm chí cả lao động có hợp đồng vùng núi xuống làm việc ở các thành phố phải về sớm để cách ly tại nhà 7 ngày.
"Chính phủ cần có chỉ đạo tổng thể, nếu không thì người lao động miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số sẵn sàng không nhận lương dịp này để được về quê ăn Tết", ông nói.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho rằng việc ứng xử của các tỉnh đối với người dân về quê ăn Tết đang là vấn đề cần được quan tâm giải quyết.
Báo cáo công tác dân nguyện tháng 12/2021, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình nói trong điều kiện Tết Nguyên đán cận kề, Chính phủ và các địa phương cần có giải pháp để hỗ trợ công nhân, người lao động, người có thu nhập thấp về quê đón Tết an toàn.
Thời gian qua, do chưa có sự nhất quán trong việc chi trả chi phí xét nghiệm cho người lao động, dẫn đến tình trạng công nhân phải xét nghiệm Covid-19 nhiều lần và đều bị trừ phí vào lương. Tại một số địa phương, còn có sự vướng mắc khi thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động bị nhiễm Covid-19 điều trị tại nhà do thiếu "giấy nghỉ ốm".
Theo ông Bình, cử tri kiến nghị có giải pháp cho các vấn đề nêu trên.
Tuy nhiên, thực tế nhiều địa phương siết chặt quy định với người về địa bàn dịp trước Tết Nguyên đán so với hướng dẫn nêu trên; "mỗi nơi thực hiện đón người dân một khác, không cần biết đã tiêm mấy mũi vaccine, thậm chí khóa cửa bên ngoài hộ dân". Đơn cử ở Thái Bình, có hộ dân bị khóa cửa 7 ngày vì có người thân về từ "vùng đỏ", khiến họ phải nhờ hàng xóm mua đồ ăn.
"Có thể lãnh đạo cơ sở sợ dịch bệnh lây lan nhưng biện pháp hơi quá, không thống nhất, gây tâm lý e ngại cho người dân chuẩn bị về quê ăn Tết. Đề nghị Chính phủ cần quan tâm chỉ đạo", ông Tùng nói.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết thực tế đi thăm, tặng quà Tết cho đồng bào những ngày qua, ông thấy thực trạng từ bản này sang bản kia vẫn có barie chắn. Nhiều nhóm lao động phi chính thức, thậm chí cả lao động có hợp đồng vùng núi xuống làm việc ở các thành phố phải về sớm để cách ly tại nhà 7 ngày.
"Chính phủ cần có chỉ đạo tổng thể, nếu không thì người lao động miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số sẵn sàng không nhận lương dịp này để được về quê ăn Tết", ông nói.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho rằng việc ứng xử của các tỉnh đối với người dân về quê ăn Tết đang là vấn đề cần được quan tâm giải quyết.
Báo cáo công tác dân nguyện tháng 12/2021, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình nói trong điều kiện Tết Nguyên đán cận kề, Chính phủ và các địa phương cần có giải pháp để hỗ trợ công nhân, người lao động, người có thu nhập thấp về quê đón Tết an toàn.
Thời gian qua, do chưa có sự nhất quán trong việc chi trả chi phí xét nghiệm cho người lao động, dẫn đến tình trạng công nhân phải xét nghiệm Covid-19 nhiều lần và đều bị trừ phí vào lương. Tại một số địa phương, còn có sự vướng mắc khi thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động bị nhiễm Covid-19 điều trị tại nhà do thiếu "giấy nghỉ ốm".
Theo ông Bình, cử tri kiến nghị có giải pháp cho các vấn đề nêu trên.
Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình. Ảnh: Media Quốc hội
Ngoài ra, cử tri đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để đầu cơ, "thổi giá" bất động sản vì những hoạt động nói trên đã "gây nhiễu loạn thị trường đất đai"; xử lý nghiêm vi phạm trong việc công bố thông tin, ‘‘bán chui" cổ phiếu làm ảnh hưởng lớn đến sự minh bạch, phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán.
Trong kỳ báo cáo, các cơ quan của Quốc hội, Ban công tác đại biểu và Ban Dân nguyện nhận được hơn 1.600 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân (tăng 17,42%) so với tháng trước.
https://vnexpress.net/de-nghi-chinh-phu-chi-dao-thong-nhat-dieu-kien-ve-que-an-tet-4417913.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét