Thứ Hai, 17 tháng 1, 2022

Rùng mình và căm phẫn các nhóm lợi ích BOT

Rùng mình và căm phẫn các nhóm lợi ích BOT
Không có nhà nước nào có tới 4 bộ máy cùng tồn tại để quản lý người dân như bộ máy chính quyền nước ta. Có thể khẳng định đây là bộ máy quản lý cồng kềnh nhất thế giới nhưng lại vô trách nhiệm với người dân bậc nhất thế giới.


Bộ máy hành chính hoạt động theo nguyên tắc hành dân là chính, tham nhũng và tiêu xài lãng phí vô tội vạ, tài nguyên đất nước sau 46 năm (1975-2021) gần như mất sạch.

Đặc biệt, BOT là một trong những cỗ máy hành dân và tham nhũng trắng trợn nhất. Theo Vụ Đối tác công-tư (PPP) Bộ GTVT, hiện nay cả nước Việt Nam có tổng cộng 88 trạm thu phí.

Khốn nạn nhất là có đến 40 trạm thu phí được đặt rải rác trên quốc lộ 1A – tuyến đường huyết mạch nối liền hai đầu Nam-Bắc của đất nước, tức là cứ đi khoảng 62km sẽ có một trạm thu phí đường bộ xuất hiện để cướp tiền dân. Danh sách các trạm thu phí BOT trên Quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam được liệt kê ở cuối bài này.

Ngoài ra còn có hàng chục trạm đặt sai vị trí bị người dân khắp nơi nổi lên phản đối dẫn tới tạm dừng hoạt động hoặc phải miễn giảm giá cho phương tiện qua lại.

Hai năm nay do ảnh hưởng của đại dịch Covid nên phong trào phản đối BOT bẩn đang tạm lắng xuống.

Đi xuyên Việt Bắc - Nam, nhìn người dân ngoan ngoãn nộp phí BOT, mình khâm phục sức chịu đựng của người dân Việt Nam quả là vô cùng phi thường, cũng thuộc loại vô địch thế giới.
------------------------------------------

Fb Lê Thanh Hoàng - BOT ở Việt Nam được biến tướng để trở thành hình thức hút máu dân của các nhóm lợi ích. Một chiếc xe ô tô đi từ Saigon ra Đà nẵng mà đã tốn gần 800.000 đ phí cầu đường. Doanh nghiệp và người dân sẽ suy kiệt dần

"Phí đường bộ!

Từ Sai Gòn về Đà Nẵng, chưa đến ngàn cây số (970km). Xăng dầu để chạy quãng đường ấy, chỉ nhỉnh hơn triệu. Thế nhưng, phí của các trạm B.O.T là khó có thể chấp nhận được.

Trạm phí loại 35.000đ x 9 = 315.000đ
Trạm 30.000 x 1 trạm = 30.000đ
Cao tốc SaiGon-Dầu Giây 100.000đ

Hầm đèo Cả: đi đèo củ để nhìn lại kỷ niệm thời xa xưa...
Hầm đèo Cù Mông: 60.000đ
Cao tốc Q. Ngãi - Đà Nẵng = 200.000đ

Tổng cộng: 705.000 đồng! Nếu tính phí chui hầm đèo Cả nữa sẽ trên 800.000đ!

Rất vô lý, khi mỗi lít xăng dầu đều đã đóng phí đường bộ.

Rất vô lý khi đường quốc lộ 1 có từ thời Pháp, thời Mỹ tu bổ và VNCH đã mở rộng. Và chưa có thời nào thu phí cả.

Và nay, do nhu cầu xe cộ nhiều, đường quốc lộ 1 đã được làm rộng ra (giao thầu) và thế là là các trạm thu phí BOT mọc lên dày đặc theo từng cung đoạn của các nhà thầu tư nhân.

Và con đường của quốc gia này, lẽ ra dân được đi miễn phí vì đã đóng các loại thuế phí, thì nay các nhóm lợi ích đã thu vô tội vạ trên đầu người dân.

Các khoản phí vận chuyển ấy, doanh nghiệp cộng lại để tính vào giá thành, cộng vào giá nguyên liệu sản xuất, và người dân lại lãnh đủ khi tiêu thụ hàng hoá: hạt gạo, bó rau... đều tăng giá.

Vừa lái xe, vừa nghĩ đến phí cước BOT mà rùng mình, mà căm phẫn các nhóm lợi ích !"
------------------------

Danh sách các trạm thu phí BOT chính trên Quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam như sau:

+ Trạm Pháp Vân – Cầu Giẽ – Cao Bồ Ninh Bình – Hà Nội (4 trạm)
+ Trạm Tào Xuyên – Thanh Hóa
+ Trạm Hoàng Mai – Nghệ An
+ Trạm Bến Thủy 2 – Nghệ An
+ Trạm Cầu Rác Hà Tĩnh 35

+ Trạm Ba Đồn – Quảng Bình
+ Trạm Quán Hàu – Quảng Bình
+ Trạm Hồ Xá Quảng Trị 35
+ Trạm Phú Bài (Phú Lộc) – Huế
+ Trạm Bắc Hải Vân – Huế

+ Trạm Hòa Phước Quảng Nam 35
+ Trạm Núi Thành – Quảng Nam
+ Trạm Thạch Tán (Tư Nghĩa) – Quảng Ngãi
+ Trạm Bắc Bình Định – Bình Định
+ Trạm Nam Bình Định – Bình Định

+ Trạm Bàn Thạch – Phú Yên
+ Trạm hầm Cổ Mã + đèo Cả Kho (2 trạm) – Phú Yên
+ Trạm Ninh An – Ninh Hòa (Khánh Hòa)
+ Trạm Cam Thịnh – Cam Ranh (Khánh Hòa)
+ Trạm Cà Ná – Ninh Thuận

+ Trạm Sông Lũy – Bình Thuận
+ Trạm Sông Phan – Bình Thuận
+ Trạm Dầu Giây – Đồng Nai
+ Trạm Long Thành – Đồng Nai
+ Trạm Cầu Phú Mỹ – TP.HCM

+ Trạm Nguyễn Văn Linh (2 trạm) TP.HCM
+ Trạm Trung Lương – TP.HCM
+ Trạm Cai Lậy – Tiền Giang
+ Trạm Cái Răng – Cần Thơ
+ Trạm Trà Canh – Sóc Trăng




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét