Vụ Trịnh Văn Quyết: Giơ cao đánh khẽ hay lò tịt ?
Vì loại chứng khoán ông Quyết giao dịch bất hợp pháp là cổ phiếu nên giá trị giao dịch được tính theo mệnh giá, trong trường hợp này mức xử phạt tối đa chỉ khoảng 37,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, Nghị định 128 có hiệu lực đầu năm nay về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán cũng quy định thêm, mức phạt tối đa với cá nhân là 1,5 tỷ đồng. Như vậy, nhiều khả năng Quyết làm loạn thị trường chứng khoán, nhưng sẽ chỉ bị phạt ở mức tượng trung là 1,5 tỷ đồng.
Ở nước ngoài, việc bán ‘chui’, thao túng giá chứng khoán sẽ bị phạt rất nặng: Mỹ phạt tù 20 năm và tối đa 25 triệu USD, Hong Kong bỏ tù 10 năm và hơn 1 triệu USD. Mục tiêu là để răn đe các hành vi gian lận về kinh tế trong lĩnh vực chứng khoán.
Ở nước ngoài, việc bán ‘chui’, thao túng giá chứng khoán sẽ bị phạt rất nặng: Mỹ phạt tù 20 năm và tối đa 25 triệu USD, Hong Kong bỏ tù 10 năm và hơn 1 triệu USD. Mục tiêu là để răn đe các hành vi gian lận về kinh tế trong lĩnh vực chứng khoán.
Tại Mỹ, những vi phạm phổ biến như chậm báo cáo tài chính hay nghiêm trọng hơn là "giao dịch nội bộ" đều bị xử lý rất nghiêm khắc. "Giao dịch nội bộ" là việc mua hoặc bán chứng khoán bởi người có khả năng tiếp cận các thông tin bí mật, chưa được công bố về loại chứng khoán đó.
Theo quy định của Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC), "giao dịch nội bộ" được định nghĩa là việc mua bán cổ phiếu của những pháp nhân có liên quan đến các thông tin nội bộ của doanh nghiệp niêm yết như hội đồng quản trị, ban giám đốc, người nội bộ, người thân hay bạn bè của những cá nhân trên. Tất cả giao dịch dựa trên thông tin về hoạt động của doanh nghiệp đó mà chưa được công bố đại chúng, sẽ bị quy vào việc vi phạm "giao dịch nội bộ".
Tại Mỹ, các cá nhân và tổ chức có hành vi "giao dịch nội bộ" có thể chịu mức án lên tới 20 năm tù giam và phạt tiền 25 triệu USD. Cụ thể, cá nhân sẽ bị phạt 5 triệu USD trong khi tổ chức chịu mức phạt tối đa là 25 triệu USD. Theo nhận định của các chuyên gia, khoản tiền phạt lớn và mức án tù có thể lên tới hàng chục năm sẽ khiến nhà đầu tư chùn bước khi muốn giao dịch nội bộ.
Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán, công ty tài chính có thể bị thu hồi giấy phép hoạt động hay nghiêm trọng hơn là bị cấm hoạt động trong ngành tài chính/chứng khoán suốt đời.
Trong khi đó, tại Hong Kong (Trung Quốc), các hành vi sai trái bị cấm trên thị trường chứng khoán bao gồm giao dịch nội bộ, gian lận giá, tiết lộ thông tin sai lệch hay gây hiểu lầm. Mức phạt đối với những cá nhân và tổ chức vi phạm là 10 triệu đôla Hong Kong (hơn 1 triệu USD), phạt tù đến 10 năm.
Trong khi đó, ở Hàn Quốc, việc bán cổ phiếu hay thao túng giá trị trường thông qua sử dụng thông tin không được tiết lộ trên thị trường chứng khoán là một vi phạm nghiêm trọng.
Cụ thể, cá nhân/tổ chức vi phạm thu lợi từ hành vi này dưới 100 triệu won sẽ bị kết án từ 6 tháng đến 1 năm tù. Nếu con số này từ 100 – dưới 500 triệu won, hình phạt sẽ là 1-4 năm tù. Nếu trên 500 triệu won và dưới 5 tỷ won, mức phạt là 3-6 năm tù. Trên 5 tỷ won sẽ bị phạt từ 5-9 năm hoặc nhiều hơn.
Còn ở Trung Quốc, Luật Chứng khoán của nước này quy định, bất kỳ ai cũng bị cấm thao túng thị trường bằng một trong những cách sau: Lợi dụng việc nắm giữ cổ phiếu, lợi dụng thông tin để mua bán, thao túng giá, khối lượng giao dịch chứng khoán; thông đồng với người khác giao dịch chứng khoán với nhau vào thời điểm, giá cả cũng như phương thức đã thỏa thuận trước; thực hiện các giao dịch chứng khoán giữa các tài khoản mà mình thực sự kiểm soát, gây ảnh hưởng đến giá hoặc khối lượng giao dịch…
Cá nhân/tổ chức vi phạm một trong những điều trên sẽ bị phạt tù không quá 5 năm, phạt số tiền bằng 1-5 lần thu nhập bất hợp pháp nhờ hành vi vi phạm.
Còn tại Anh, một số biện phát trừng phạt phổ biến nhất với hành vi thao túng thị trường là phạt tiền (không có giới hạn cụ thể), công bố công khai hành vi và đối tượng vi phạm, đình chỉ và hạn chế đối với cá nhân/tổ chức vi phạm, cảnh báo riêng.
Báo trong nước đưa tin Quyết định huỷ giao dịch của ông Trịnh Văn Quyết của Uỷ ban Chứng khoán tuy "chưa có tiền lệ" nhưng cần làm để đảm bảo minh bạch, kỷ cương.
Chiều 12/1, đại diện Ủy ban chứng khoán chia sẻ với báo chí về quyết định huỷ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết hôm 10/1.
"Đây là biện pháp chưa có tiền lệ trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng trên tinh thần vì sự minh bạch, lành mạnh của thị trường, cơ quan quản lý và các cơ quan liên quan đã khẩn trương triển khai nhiều giải pháp để ra quyết định như trên", lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán nói.
Dựa trên báo cáo từ HoSE, Ủy ban đã phối hợp cùng các cơ quan liên quan để có giải pháp xử lý ngay trong tối 10/1. Quyết định phong tỏa các tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết "nhằm ngăn chặn các hành vi tiếp theo không đúng quy định". Tiếp đến, sau khi huỷ lệnh, Ủy ban chỉ đạo HoSE, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) và các công ty chứng khoán phối hợp rà soát các giao dịch đối ứng từ tài khoản của ông Quyết để hủy giao dịch.
"Việc rà soát và xác định các giao dịch đối ứng này sẽ mất nhiều công sức và thời gian. Nhưng chúng tôi quyết tâm hoàn tất sớm nhất, nhằm đảm bảo kỷ cương trên thị trường", lãnh đạo Ủy ban cho biết thêm.
Hiện cơ quan thanh tra của Ủy ban Chứng khoán yêu cầu ông Trịnh Văn Quyết, cá nhân vi phạm, tới ký biên bản, 5 ngày sau sẽ ban hành quyết định xử phạt hành chính theo quy định.
Theo Nghị định 128 có hiệu lực đầu năm nay về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, người nội bộ hoặc cổ đông lớn không báo cáo về giao dịch dự kiến, có thể chịu 8 mức phạt, thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 3-5% giá trị giao dịch thực tế nếu giao dịch đó hơn 10 tỷ đồng.
Vì loại chứng khoán ông Quyết giao dịch là cổ phiếu nên giá trị giao dịch được tính theo mệnh giá, trong trường hợp này sẽ tương đương 748 tỷ đồng. Mức xử phạt tối đa theo cách tính này khoảng 37,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, Nghị định cũng quy định thêm, mức phạt tối đa với cá nhân là 1,5 tỷ đồng.
Chiều 12/1, đại diện Ủy ban chứng khoán chia sẻ với báo chí về quyết định huỷ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết hôm 10/1.
"Đây là biện pháp chưa có tiền lệ trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng trên tinh thần vì sự minh bạch, lành mạnh của thị trường, cơ quan quản lý và các cơ quan liên quan đã khẩn trương triển khai nhiều giải pháp để ra quyết định như trên", lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán nói.
Dựa trên báo cáo từ HoSE, Ủy ban đã phối hợp cùng các cơ quan liên quan để có giải pháp xử lý ngay trong tối 10/1. Quyết định phong tỏa các tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết "nhằm ngăn chặn các hành vi tiếp theo không đúng quy định". Tiếp đến, sau khi huỷ lệnh, Ủy ban chỉ đạo HoSE, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) và các công ty chứng khoán phối hợp rà soát các giao dịch đối ứng từ tài khoản của ông Quyết để hủy giao dịch.
"Việc rà soát và xác định các giao dịch đối ứng này sẽ mất nhiều công sức và thời gian. Nhưng chúng tôi quyết tâm hoàn tất sớm nhất, nhằm đảm bảo kỷ cương trên thị trường", lãnh đạo Ủy ban cho biết thêm.
Hiện cơ quan thanh tra của Ủy ban Chứng khoán yêu cầu ông Trịnh Văn Quyết, cá nhân vi phạm, tới ký biên bản, 5 ngày sau sẽ ban hành quyết định xử phạt hành chính theo quy định.
Theo Nghị định 128 có hiệu lực đầu năm nay về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, người nội bộ hoặc cổ đông lớn không báo cáo về giao dịch dự kiến, có thể chịu 8 mức phạt, thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 3-5% giá trị giao dịch thực tế nếu giao dịch đó hơn 10 tỷ đồng.
Vì loại chứng khoán ông Quyết giao dịch là cổ phiếu nên giá trị giao dịch được tính theo mệnh giá, trong trường hợp này sẽ tương đương 748 tỷ đồng. Mức xử phạt tối đa theo cách tính này khoảng 37,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, Nghị định cũng quy định thêm, mức phạt tối đa với cá nhân là 1,5 tỷ đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét